YOMEDIA

Ôn tập chuyên để biến dị ôn thi học sinh giỏi Sinh học 9 năm 2020

Tải về
 
NONE

Hoc247 giới thiệu đến các em tài liệu Ôn tập chuyên để biến dị ôn thi học sinh giỏi Sinh học 9 năm 2020 được tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo và rèn luyện chuẩn bị trước kì thi. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích không chỉ giúp các em học sinh ôn thi mà còn giúp các thầy cô sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình. 

ADSENSE

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ BIẾN DỊ

ÔN THI HỌC SINH GIỎI SINH 9

A. Bài tập có lời giải

Câu 1: Nêu khái niệm, nguyên nhân của đột biến gen.

Khái niệm:
- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nuclêôtit.

Nguyên nhân:

- Do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
- Tác động của các tác nhân vật lí, hóa học và sinh học của môi trường.
- Đột biến có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hay do con người tạo ra (đột biến nhân tạo)

Câu 2: Trình bày cơ chế tạo ra thể đa bội.

- Cơ chế hình thành là do bộ NST nhân đôi nhưng có thể thoi phân bào không hình thành nên NST không phân li trong tế bào xôma.

- Do quá trình giảm phân không bình thường tạo ra giao tử mang bộ NST không giảm đi một nửa số lượng so với tế bào mẹ, ví dụ từ tế bào 2n qua giảm phân cho giao tử 2n, và sự kết hợp qua thụ tinh giữa các giao tử này với nhau hoặc với giao tử bình thường.
+ Thể 4n: Trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n, khi thụ tinh giao tử 2n + giao tử 2n tạo thành hợp tử 4n.

 + Thể 3n: Trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n. khi thụ tinh giao tử 2n + giao tử bình thường n tạo thành hợp tử 3n.

- Sơ đồ:              P:  2n   x   2n                   - Sơ đồ:      P:  2n   x   2n

                        GF1: n         2n(đb)                        GF1:2n(đb)       2n(đb)

                       F1:  3n                                                    F1:         4n

Câu 3: Phân biệt đột biến và thường biến?

Đột biến

Thường biến

- Là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử (gen, ADN) hay cấp độ tế bào (NST).

- Do tác nhân gây đột biến ở môi trường ngoài (Tác nhân vật lí, hoá học) hay tác nhân môi trường trong (các rối loạn trong quá trình sinh lí, sinh hoá của tế bào).

- Di truyền được.

- Phần lớn gây hại cho sinh vật

- Xảy ra riêng lẻ, không định hướng..

- Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá và chọn giống --> có ý nghĩa trực tiếp cho Chọn lọc tự nhiên.

- Là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen dưới tác động của điều kiện sống.

-Xảy ra do tác động trực tiếp của môi trường ngoài như đất đai, khí hậu, thức ăn…

- Không di truyền được.

- Giúp sinh vật thích nghi thụ động trước sự biến đổi của điều kiện môi trường.

- Xảy ra đồng loạt, theo một hướng xác định.

- Không di truyền được nên không phải là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Thường biến  có ý nghĩa gián tiếp cho Chọn lọc tự nhiên.    

 

Câu 4: Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất?

- Giống: Là kiểu gen qui định giới hạn năng suất.

- Kỹ thuật sản xuất: Qui định năng suất cụ thể của giống trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen qui định.

- Năng suất (tập hợp một số tính trạng số lượng):

     Là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật.

     Có giống tốt nếu không nuôi trồng đúng kĩ thuật sẽ không phát huy được năng suất của giống. Muốn vượt giới hạn năng suất thì phải thay giống cũ bằng giống mới. Kỹ thuật sản xuất sẽ qui định năng suất cụ thể trong giới hạn năng suất do giống qui định.

* Trong chỉ đạo nông nghiệp tuỳ điều kiện cụ thể của từng nơi, từng giai đoạn mà người ta chú trọng đến yếu tố giống hay yếu tố kỹ thuật.

Câu 5: Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?

- QLDT đồng tính và phân ly: Các tính trạng tóc quăn, môi dầy là Trội so với tóc thẳng, môi mỏng. F1 đều đồng tính còn F2 phân ly theo tỷ lệ  trung bình là  3 trội : 1 lặn.

- QLDT phân ly độc lập: Sự di truyền màu mắt độc lập vớ* Biến dị di truyền:

   a. Biến dị tổ hợp

   b. Đột biến:

- Đột biến gen: 

+ Gồm các dạng: Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit.

  • Thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit.
  • Đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.
  • Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit này bằng một.
  • hoặc một số cặp nuclêôtit khác.

- Đột biến nhiễm sắc thể:

+ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng:

  • Mất đoạn nhiễm sắc thể.
  • Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
  • Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

+ Đột biến số lượng nhiễm sắc thể gồm các dạng:

  • Đột biến dị bội.
  • Đột biến đa bội.

* Biến dị không di truyền: Thường biến.

Câu 6: Bằng các kiến thức đã học hãy chứng minh con người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các sinh vật khác. Có thể áp dụng hoàn toàn các phương pháp nghiên cứu di truyền, biến dị ở sinh vật vào nghiên cứu di truyền học người được không? Vì sao?

- Tuân theo quy luật di truyền : Qua nghiên cứu phả hệ có thể xác định

được tính trạng trội hay lặn, có liên kết với giới tính hay không…     1 số tính trạng ở người di truyền theo đúng các quy luật  di truyền của Men Đen; tuân theo quy luật DT liên kết, hoán vị gen…

-Tuân theo quy luật biến dị:+ ở người cũng chịu tác động của thường biến.Ví dụ: Người sống ở đồng bằng lượng hồng cầu ít hơn so với sống ở vùng núi cao.Con người cũng chịu sự tác động của các tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc, số lượng vật chất di truyền…(Cho ví dụ)

 +Cơ chế , nguyên nhân xuất hiện ĐB, hậu quả của ĐB giống như các SV khác.

  • Không thể áp dụng hoàn toàn các PPNCDT,BD ở các SV khác vào NCDT,BD ở trên người vì:
  • ở người đẻ ít, sinh sản chậm; Do quan hệ xã hội nên không thể dùng PP lai tạo và PP gây ĐB để nghiên cứu.

Tuy nhiên bằng các PP đặc biệt như: PP phả hệ, PPNC trẻ đồng sinh,PPTB…đã xác định cơ chế DT của người và các SV khác tương tự nhau.

Câu 7: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST? Nêu nguyên nhân, hậu quả của đột biến cấu trúc NST

1.  Khái niệm về đột biến cấu trúc NST:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST

=> Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

2.  Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST:

- Do tác động của các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh (vật lí, hóa học)

- Do rối loạn trao đổi chất nội bào, làm cho NST bị đứt gãy

- Do rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST, hay tiếp hợp trao đổi chéo không bình thường của các crômatit.

3. Các dạng đột biến:

+ Mất đoạn: Là đột biến mất một đoạn nào đó của NST

+ Lặp đoạn: Là đột biến làm cho đoạn nào đó của NST lặp lại một hay nhiều lần.

+ Đảo đoạn: Là đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST đứt ra, đảo ngược 180o và nối lại.

+ Chuyển đoạn: Là đột biến dẫn đến một đoạn của NST chuyển sang vị vị trí khác trên cùng một NST, hoặc trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng.

Câu 8: So sánh đột biến gen và đột biến NST.

* Giống nhau:
- Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (ADN, NST).
- Đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể,
- Đều di truyền cho thế hệ sau.
- Phần đa gây hại cho sinh vật.
- Một số được ứng dụng trong trồng trọt.
* Khác nhau: 
+ ĐB gen:
- Làm biến đổi cấu trúc của gen.
- Có các dạng: mất cặp, thêm cặp, thay thế cặp nucleotit.
- Có thể gặp ở người và các sinh vật khác.

- Cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
+ ĐB cấu trúc NST:
- Làm biến đổi cấu trúc hoặc số lượng của NST trong tế bào.
- Gồm các dạng: đột biến cấu trúc (mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và đảo đoạn), đột biến số lượng (đa bội, dị bội).
- Đột biến có thể gặp ở người, động vật và thực vật (dị bội, đột biến cấu trúc). Không gặp ở người và động vật (đột biến đa bội).

- Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ yếu cho tiến hoá và chọn giống.

Câu 9: Kể tên một số bệnh do đột biến ở người và hậu quả?

Bệnh

Nguyên nhân

Hậu quả

Bệnh mù màu, máu khó đông

Do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy đinh.

 

Biểu hiện ở nam với tỉ lệ cao hơn

Máu khó đông nên các vết thương khó cầm máu dẫn đến tình trạng mất máu.

 

Bệnh hồng cầu hình liềm

Do đột biến gen trội – đồng trội  trên NST thường

 

Bệnh nhân thường xuyên thiếu máu do hồng cầu hình liềm rất dễ vỡ, đôi khi bị thiếu máu cấp, vàng mắt vàng da do tăng bilirubin trong máu và đi tiểu màu bia đen.
 

Bệnh bạch tạng

Do đột biến gen lặn trên NST thường

 

Làm cho da, tóc và mắt của người bệnh có màu nhạt. Da của người bị bạch tạng dễ bị bỏng nắng, do đó dễ bị ung thư da. Ngoài ra, bạch tạng còn gây ra rối loạn thị giác, giảm thị lực và sợ ánh sáng.
 

Bệnh phêninkêtô niệu

Do đột biến gen lặn nằm trên NST thường

 

Do đột biến gen lặn nên pheninalanin tích tụ trong máu gây độc cho tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng dẫn đến mất trí

U xơ nang 

Do đột biến đơn gen lặn trên NST thường

 

 

Câu 10: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

- Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Câu 11: Thể dị bội là gì? Thể đa bội là gì?

- Thể dị bội: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

- Thể đa bội: Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n.

Câu 12: Cơ chế hình thành thể dị bội có số NST của bộ NST là (2n + 1) và (2n – 1)?

- Trong quá trình giảm phân, do sự tác động của các yếu tố lí hóa khiến cho 1 cặp NST không phân li, khiến cho 1 giao tử này mang bộ NST là n + 1 (có 2 chiếc NST trong 1 cặp nào đó), một giao tử mang bộ NST n - 1 ( không có chiếc NST nào của cặp nói trên). 
- Qua quá trình thu tinh, khi giao tử n+1 kết hợp với giao tử thường (n NST) sẽ tạo ra hợp tử có bộ NST 2n + 1 và phát triển thành thể dị bội mang bộ NST 2n+1. Khi giao tử n -1 kết hợp với giao tử thường (n NST) sẽ tạo ra hợp tử có bộ NST 2n - 1 và phát triển thành thể dị bội mang bộ NST 2n - 1.

Câu 13: Phân biệt cơ thể lưỡng bội với cơ thể đa bội?

Cơ thể lưỡng bội

Cơ thể đa bội

Bộ NST luôn là 2n

Bộ NST là 3n, 4n, 5n,.....

Mỗi cặp NST tương đồng chỉ có 2 chiếc

Mỗi cặp NST tương đồng chỉ có nhiều chiếc

Các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản phát triển bình thường

Các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản phát triển to ra

Thời kỳ sinh trưởng bình thường

Thời kỳ sinh trưởng kéo dài

Sức chống chịu với điều kiện bất lợi bình thường

Sức chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn

Cơ thể lai hữu thụ

Cơ thể lai có tính bất thụ cao, đặc biệt dạng đa bội lẻ bất thụ hoàn toàn

B. Bài tập tự luyện

Bài 1:Ở người trong tế bào lưỡng bội bình thường có 2n = 46, thì số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu?

a. Thể không nhiễm     b. Thể một nhiễm     c. Thể ba nhiễm

d. Thể ba nhiễm kép   e. Tứ bội                                      g. Thể một nhiễm kép

Bài 2: a) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH

Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu  các gen trên NST; (·): tâm động.

Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG

- Xác định dạng đột biến.

- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?

b) Phân biệt thường biến và đột biến.

Bài 3: Có 4 dòng Ruồi dấm thu thập đ­ợc từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự các gen trên nhiễm sắc thể số 4 ng­ời ta thu đ­ợc kết quả nh­ sau:

              Dòng 1 : A B F E D C G H I K

              Dòng 2 : A B C D E F G H I K

              Dòng 3 : A B F E H G I D C K

              Dòng 4 : A B F E H G C D I K

     a. Nếu dòng 3 là dòng gốc, hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra ba dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó.

     b. Nêu cơ chế hình thành và hậu quả của loại đột biến nói trên.

Bài 4: Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó?

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Ôn tập chuyên để biến dị ôn thi học sinh giỏi Sinh học 9 năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF