YOMEDIA

Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn dưới đây đã được Học247 tổng hợp và biên soạn từ những bài văn mẫu hay nhất của học sinh trên cả nước. Hy vọng rằng bài văn mẫu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông.

ADSENSE

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

b. Thân bài:

* Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn: là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình.

* Phân tích:

- Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.

- Con người sống và đối xử với nhau bằng tính cách, bằng suy nghĩ và hành động, không phải bằng vẻ bề ngoài, vì vậy, để trở thành người tốt được mọi người yêu quý, trọng dụng, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình vẻ đẹp tâm hồn và những đức tính tốt đẹp.

- Người có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, sẽ có được nhiều cơ hội quý báu hơn trong cuộc sống.

* Chứng minh:

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn thành công và trở thành người có ích cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

- Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và chỉ trích.

c. Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết bài văn bàn về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người. Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết. Việc làm ấy cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ. Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau: biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết; luôn hướng thiện và có tâm hồn đồng cảm với người khác; biết cách sống mình vì mọi người, bản thân không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống; tránh gây tổn thương cho những người xung quanh; biết chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được,… lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong…

Vẻ đẹp tâm hồn là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người. Tâm hồn đẹp chỉ có thể có được ở những người có tấm lòng lương thiện. Người lương thiện luôn có tâm hồn đồng cảm với người khác và bản thân họ biết sống vì mọi người, không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Chính những biểu hiện tốt đẹp đó mới giúp ta nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn nơi họ.

Con người đang ngày càng chú trọng vào việc làm thế nào để có một ngoại hình hấp dẫn. Ta cảm thấy bản thân chỉ có giá trị khi mình đẹp, và dùng ngoại hình để thu hút những người xung quanh. Ta nghĩ người khác sẽ thích mình nếu có một cơ thể quyến rũ, săn chắc. Nhưng ngược lại họ sẽ không chú ý đến ta. Sự gắn bó quá chặt chẽ với vẻ đẹp bên ngoài khiến chúng ta luôn cảm thấy không hài lòng về nó. Ta sử dụng nhiều loại mỹ phẩm hay áp dụng nhiều chế độ ăn kiêng, và thường xuyên tập thể dục để giữ cho cơ thể mình hấp dẫn, nhưng mong muốn đó sẽ không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Quan niệm về ngoại hình ảnh hưởng rất nhiều tới con người bởi vì sự hấp dẫn về mặt hình thức vô tình trở thành một thước đo, sắp xếp trật tự trong xã hội. Những mối quan tâm lo lắng về ngoại hình không phải chỉ là một xu thế nó phản ánh thực trạng rằng con người đang cực kỳ thèm khát những chỗ đứng trong xã hội.

hế nào là vẻ đẹp tâm hồn? Đó là một suy nghĩ, một tâm hồn luôn chứa đứng nhiều phẩm chất cao đẹp đáng ngợi ca. Người có vẻ đẹp tâm hồn luôn được mọi người yêu quý và kết bạn. Thực tế trong cuộc sống cho thấy, mỗi người có cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn khác nhau, không ai giống ai. Người thì không ngừng tôi luyện bản thân, người thì lại hòa mình với thiên nhiên, với cuộc sống để cảm nhận nó bằng tất cả các giác quan. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn sống hòa hợp với thiên nhiên. Có lẽ bởi vậy mà Bác luôn yêu nó thậm chí coi nó là tri kỉ. Cũng nhờ nó mà tâm hồn Người lúc nào cũng yêu đời, vui tươi. Thật vậy, nếu bạn có tâm hồn đẹp, hẳn bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này đáng sống biết bao và ngược lại. Không có tâm hồn tươi đẹp, bạn sẽ chẳng khác nào một con người chỉ biết giam cầm mình trong căn nhà có bốn bức tường. Hơn thế nữa, chính nó sẽ biến bạn thành kẻ có tâm hồn hẹp hòi, ích kỷ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng tâm hồn trở nên phong phú bằng nhiều cách khác nhau. Có như vậy, bạn mới yêu cuộc sống và chiêm ngưỡng, tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất.

Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hòa giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng của môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp.

Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng?

3.2. Bài văn mẫu số 2

Tâm hồn đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, cái đẹp vẻ ngoài không phải là một cái đẹp vĩnh cửu nhưng cái đẹp từ tâm là cái đẹp vĩnh hằng. Vẻ đẹp tâm hồn sẽ giúp bạn yêu bản thân hơn, tạo cảm giác ấm áp hơn cho những người xung quanh, và giúp bạn nhận được nhiều cơ hội mà mình xứng đáng có được. Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là người đẹp nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.

Dung mạo bên ngoài là cái mà ta tiếp xúc và có ấn tượng đầu tiên với bất kì ai trong lần đầu gặp gỡ. Bởi vậy, vẻ đẹp bề ngoài là một yếu tố quan trọng để người khác đánh giá hay cảm nhận về bạn trong lần đầu gặp gỡ. Nhưng chúng ta phải biết rằng vẻ đẹp bề ngoài không thể quyết định tất cả. Vẻ đẹp bề ngoài bởi vì nó chỉ là lớp vỏ, nếu chỉ có nó thôi thì bạn cũng chỉ như con búp bê hay bình hoa di động mà búp bê chơi mãi cũng chán, hoa ngắm lâu cũng nhàm. Ấn tượng ban đầu bởi dung mạo tốt đến mấy cũng dễ bị xóa mờ bởi sự nhạt nhẽo của tâm hồn hay sự vô duyên trong cách nói chuyện. Vẻ đẹp bên ngoài chỉ thật sự có giá trị khi bạn sở hữu cả nét đẹp bên trong vẻ đẹp nội tâm, đó chính là vẻ đẹp lâu bền hơn so với nhan sắc thứ nhanh chóng sẽ bị thời gian tàn phá. Vẻ đẹp nội tâm thể hiện qua cách bạn cư xử, những việc tốt đẹp mà bạn làm, kiến thức mà bạn đang sở hữu… chính là nét thu hút vô hình và mạnh mẽ nhất đối với người bạn tiếp xúc, nó là giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Cái duyên bên trong ấy nói lên cá tính con người bạn, thể hiện bạn là ai, bạn như thế nào, và nó cũng không phải hoàn toàn tự nhiên mà có. Nếu muốn sở hữu nó bạn cũng phải trải qua quá trình học tập và trau dồi từ cuộc sống và sách vở, nó như là không khí sẽ từ từ thấm vào con người qua năm tháng để làm nên cá tính của bạn.

Trong cuộc sống, ngoài những giá trị vật chất thì vẻ đẹp tâm hồn chính là giá trị thực sự làm nên nhân cách của mỗi người. Vậy làm sao để nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn? Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là hoạt động bồi dưỡng, xây dựng và hoàn thiện các giá trị sống và đạo đức, tình cảm bên trong mỗi con người. Đó là những tình cảm trong sáng, thiêng liêng như tình thân, tình bạn, tình yêu, là những phẩm chất cao đẹp như lòng tự trọng, lòng nhân ái, lòng cảm thông, sẻ chia, là những giá trị sống đích thực như sống cống hiến, sống hội nhập,… Với tôi, để nuôi dưỡng những vẻ đẹp đó, chúng ta cần tạo cho mình lối sống văn minh, cởi mở, không ngừng học hỏi những tấm gương sáng về đạo đức như chủ tịch Hồ Chí Minh, các danh nhân văn hóa thế giới hay thậm chí là chính những người xung quanh. Bên cạnh đó, cũng cần tránh xa những suy nghĩ, lối sống ích kỉ, vô cảm, thực dụng, luôn tỉnh táo trong việc phân biệt đúng sai, không để bị dụ dỗ, sa ngã vào tệ nạn xã hội. Có thể thấy, nuôi dưỡng tâm hồn là công việc cần được thực hiện ngay từ nhỏ, lâu dài và nghiêm túc, có như vậy, chúng ta mới trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Mỗi người có nhận thức mỗi khác về cái đẹp, thì trong đạo Phật cũng có những nhận thức khác nhau về cái đẹp. Phật giáo đại thừa qua tinh thần của Bồ tát đạo luôn luôn nhìn cuộc đời với tràn đầy vẻ đẹp với những tính chất sâu xa vi diệu của nó. Chính đức Phật trong kinh Pháp Hoa với cái nhìn thanh tịnh và trong sạch như pha lê. Ngài không thấy các chúng sinh đáng sợ, đáng xa lánh khi họ mang đầy những phiền não si mê trong tâm, mà ngài chỉ thấy nơi họ có tràn đầy tính Phật. Người đời thường chú trọng vẻ đẹp bên ngoài và cho rằng một người đẹp là người có hình dung hay tướng mạo khiến người khác nhìn vào sinh tâm ưa thích, có sức hấp dẫn cuốn hút người khác, tức đẹp về cái răng, cái tóc, đôi mắt, làn da, đẹp về hình thể. Ngược lại, Đức Phật khẳng định rõ giá trị của một con người nằm ở chính tâm hồn của người đó như thế nào. Một người đẹp lý tưởng là một người không chỉ đẹp về ngoại hình như nhan sắc, trang phục, về dáng vẻ, hình thức bên ngoài mà còn đẹp cả tư cách, nếp suy nghĩ, ngôn ngữ và hành vi, lối sống.

Tâm hồn con người là tổng hòa của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng… Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người. Đó là những con người có ý chí, hoài bão trong sáng; có khả năng thấu hiểu, chia sẻ và nâng đỡ cảm xúc của người khác bằng sự chân thành, hiểu biết và hướng thiện, vẻ đẹp tâm hồn con người được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, cách suy nghĩ, cách giao tiếp, cách sử dụng lời ăn tiếng nói, nghệ thuật lắng nghe và biểu lộ cảm xúc…

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF