YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm Các loại gió ở nước ta Địa lý 12

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về các loại gió ở nước ta qua nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Các loại gió ở nước ta Địa lý 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

CÁC LOẠI GIÓ Ở NƯỚC TA

I. Lý thuyết

Việt Nam trong năm có hai loại gió chính là : gió Tín phong và gió mùa.

* Gió Tín phong : Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên gió Tín phong hoạt động quanh năm, nó chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ).

* Gió mùa : Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ; gió mùa luôn lấn át gió Tín phong.

+ Gió mùa mùa đông:

Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

– Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ở ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

– Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.

– Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ:

Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta.

– Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).

– Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.

+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.

* Phân mùa : Do sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất.

– Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

– Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ : có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Vào thời kì nửa sau mùa đông, mưa phùn thường xuất hiện ở vùng nào?

A. vùng núi đông bắt và vùng núi tây bắc.

B. vùng ven biển bắc bộ và vùng núi đông bắc.

C. vùng ven biển bắc bộ và các đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ.

D. vùng núi tây bắc và các đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ.

Đáp án: Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm. Vì vậy, thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và gây mưa phùn ở vùng ven biển bắc bộ, các đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Trong câu thơ: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), "Gió đông" ở đây là

A. gió mùa mùa đông lạnh khô.

B. gió mùa mùa đông lạnh ẩm.

C. gió Mậu Dịch (Tín Phong).

D. gió mùa Đông Nam.

Đáp án: - Hoa đào bắt đầu nở vào cuối mùa đông ⇒ là thời kì mưa phùn, ẩm ướt

⇒ Gió đông được nhắc đến trong câu thơ trên là gió mùa mùa đông lạnh ẩm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là:

A. Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa đông.

B. Gió mùa mùa đông và gió mùa đông nam.

C. Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

D. Gió mùa Đông Bắc và gió Tây khô nóng.

Đáp án: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là

A. Gió Tín phong Bắc bán cầu.

B. Gió mùa Đông Nam.

C. Gió mùa Đông Bắc.

D. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.

Đáp án: Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc:  nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa cuối mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:

A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.

C. Xuất hiện từng đợt từ tháng 11 - tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 200C.

Đáp án: Gió mùa mùa đông thổi đến nước ta theo hướng Đông Bắc, đem lại một mùa đông lạnh ở miền Bắc. Gió thổi theo từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô vào nửa đầu mùa đông, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm do gió đi qua biển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ.

Đáp án: Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc ⇒ gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Bắc Trung Bộ là khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió nào?

A. Gió mùa đông Bắc

B. Gió Tín phong bán cầu Bắc

C. Gió mùa Tây Nam

D. Gió Tây khô nóng

Đáp án: Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:

A. Phía Nam đèo Hải Vân.

B. Trên cả nước.

C. Nam Bộ.

D. Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đáp án: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam (khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương di chuyển hướng Tây Nam) thổi vào nước ta đã gây mưa trực tiếp cho vùng đón gió ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc

C. Tây Nam.

D. Đông Nam.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 9:

B1. Xem kí hiệu thể hiện gió mùa đông ở bảng chú giải (mũi tên màu xanh)

B2. Xác định vị trí gió mùa đông trên bản đồ khí hậu và hướng thổi của nó

(hướng gió chính là chiều của mũi tên)

⇒ Gió mùa đông thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?

A. Từ tháng 5 đến tháng 10.

B. Từ tháng 6 đến tháng 12.

C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.

Đáp án: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời gian hoạt động của gió mùa đông ở nước ta. Gió mùa mùa động khi vào nước ta có hướng đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta

A. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

C. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.

D. Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Đáp án: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh phương Bắc) và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.

⇒ Đặc điểm “thổi liên tục trong suốt mùa đông“ là Sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

A. Gió mùa mùa đông vượt qua dãy Bạch Mã.

B. Hoạt động của gió biển và đất liền.

C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc.

D. Sự suy yếu của gió mùa mùa hạ.

Đáp án: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm và thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

A. gió mùa mùa đông bị suy yếu.

B. gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.

C. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

D. khối khí lạnh di chuyển qua biển.

Đáp án: Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc ⇒ được tăng cường ẩm

⇒ thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và có mưa phùn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Đặc điểm nào đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

A. Hoạt động rộng khắp cả nước vào mùa đông.

B. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

C. Thổi từng đợt, chỉ hoạt động ở miền Bắc.

D. Tạo nên mùa đông 6 tháng lạnh ở miền Bắc.

Đáp án: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh phương Bắc), tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió Tín phong nửa cầu Bắc.

C. gió mùa Đông Bắc.

D. gió mùa Đông Nam.

Đáp án: - Gió mùa Đông Bắc suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (160B)

- Từ vĩ tuyến160B xuống phía nam, Tín phong Bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc và chiếm ưu thế.

⇒ Như vậy, từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là gió Tín phong nửa cầu Bắc.

Đáp án cần chọn là: B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Các loại gió ở nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF