YOMEDIA

Khái quát Đặc điểm khu vực đồng bằng nước ta Địa lý 12

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về địa hình khu vực đồng bằng ở nước ta thông qua nội dung tài liệu Khái quát Đặc điểm khu vực đồng bằng nước ta Địa lý 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

KHU VỰC ĐỒNG BẰNG

I. Lý thuyết

- Đồng bằng châu thổ sông:

Đặc điểm

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn gốc

Được bồi tụ bởi: sông Hồng và HT sông Thái Bình.

Được bồi tụ bởi HT sông Mê Công

Diện tích

15 nghìn km2

40 nghìn km2

Địa hình

- Cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển.

- Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.

-Có đê ngăn lũ

- Địa hình thấp và bằng phẳng hơn.

- Bề mặt có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Đất

- Trong đê: bạc màu

- Ngoài đê: bồi phù sa hàng năm

- 2/3 là đất mặn, đất phèn.

- Đồng bằng ven biển:

   + Có tổng diện tích khoảng: 15 nghìn km2.

   + Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

   + Phần lớn hẹp ngang, bị chia cắt, một số được mở rộng ở các cửa sông.

   + Có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất ?

a. Giống nhau

-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

-Được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.

b. Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và  các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

– Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

Câu 2: Bề mặt đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do

A. có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển

B. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh

C. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng

D. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt

Đáp án: D

Câu 3: ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là

A. vùng trong đê      

B. vùng ngoài đê

C. các ô trũng ngập nước      

D. ria phía tây và tây bắc

Đáp án: B

Câu 4: Đặc điểm địa hình nổi bật nhất của đồng bằng sông Hồng là

A. được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh

B. cao ở ria phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển

C. bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô do hệ thống đê ngăn lũ

D. bề mặt khá bằng phẳng

Đáp án: C

Câu 5: Bề mặt đồng bằng soog Cửu Long có đặc điểm nổi bật là

A. bị hệ thống đê ngăn lũ chia cắt thành nhiều ô

B. được phân chia thành ba dải nằm song song với bờ biển

C. có nhiều ô trũng, cồn cát, đầm phá

D. có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt

Đáp án: D

Câu 6: ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là

A. vùng trũng thấp – cồn cát, đầm phá – đồng bằng

B. cồn cát, đầm phá – đồng bằng – vùng thấp trũng

C. cồn cát, dầm phá – vùng thấp trũng- đồng bằng

D. đồng bằng – cồn cát – đầm phá – vùng thấp trũng

Đáp án: C

Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng Trũng lowssn chưa được bồi lấp xong như

A. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên      

B. Dọc sông Tiền, sông Hậu

C. Ven biển Đông và vịnh Thái Lan      

D. Cà Mau, Bạc Liêu

Đáp án: A

Câu 8: "2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của

A. đồng bằng sông Hồng      

B. đồng bằng thanh hóa

C. đồng bằng Nghệ An      

D. đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Câu 9: Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do

A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp

B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ

C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển

D. có nhiều cồn cát, đầm phá

Đáp án: C

Giải thích: Ở miền Trung có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã,… đã chia cắt dải đồng bằng ở miền Trung thành các đồng bằng nhỏ, hẹp.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Khái quát Đặc điểm khu vực đồng bằng nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON