YOMEDIA

Hướng dẫn giải và bài tập tự luyện ôn tập chủ đề Di Truyền môn Sinh học ̣năm 2021

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập chuẩn bị trước kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Hướng dẫn giải và bài tập tự luyện ôn tập chủ đề Di Truyền môn Sinh học ̣năm 2021 được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN CHỦ ĐỀ DI TRUYỀN MÔN SINH HỌC 9

 

I. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN

1.Tìm số loại giao tử và kiểu gen của các loại giao tử

- Một cơ thể có n cặp gen dị hợp thì tối đa sẽ có 2n loại giao tử

-Muốn xác định kiểu gen của giao tử, chúng ta tiến hành kẻ sơ đồ phân nhánh. Cặp gen dị hợp có hai nhánh, cặp gen đồng hợp có 1 nhánh. Giao tử là các gen từ gốc đến ngọn.

VD2: Cơ thể có kg: AABbDdee giảm phân sẽ cho ra bao nhiêu loại giao tử? Loại gt mang kg Abde chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

TL: Cơ thể có kg trên có 2 cặp gen dị hợp nên có 22 = 4 loại. Mỗi loại chiếm t/l: ¼=25%

Loại gt mang gen ABde chiếm tl: 25%

2.Tìm số kiểu tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen, số loại kiểu hình

-Muốn tìm số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình của một phép lai thì phải viết giao tử của phép lai đó, sau đó tiến hành kẻ bảng (gt đực x gt cái) để tìm đời con

-Số kiểu tổ hợp giao tử =số loại giao tử đực  x số loại giao tử cái

VD: Ở phép lai Bố AaBb x mẹ Aabb

Cơ thể bố  có 2 cặp gen dị hợp nen có 4 loại giao tử

Cơ thể mẹ có 1 cặp gen dị hợp nên có 2 loại giao tử

-> Số kiểu tổ hợp giao tử =4 x 2 =8 kiểu tổ hợp

-Số loại kiểu gen = tích số loại kiểu gen của mỗi cặp gen

VD: Ở phép lai Bố AaBb x mẹ Aabb có thể viết thành: = (Aa x Aa)(Bb x bb)

Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 3 loại kiểu gen là AA, Aa, bb

Ở cặp lai Bb x bb, dời con có 2 loại kg: Bb, bb

-> Số loại kg ở đời con = tích số loại kg của mỗi cặp = 3 x 2 = 6

-Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của mỗi cặp tính trạng

VD: Ở phép lai Bố AaBb x mẹ Aabb có thể viết thành: = (Aa x Aa)(Bb x bb)

Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 2 loại kiểu hình là k/h trội và k/h lặn

Ở cặp lai Bb x bb, dời con có 2 loại kiểu hình là k/h trội và k/h lặn

-> Số loại k/h ở đời con = 2 x 2 = 4 loại k/h

-Khi tính trạng trội hoàn toàn thì 1 kiểu hình có thể có nhiều kiểu gen nên số loại kiểu hình ít hơn số loại kiểu gen

VD: Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd

Cơ thể bố có 2 cặp gen dị hợp nên có 4 loại gt

Cơ thể mẹ có 2 cặp gen dị hợp nên có 4 loại gt

-> Số kiểu tổ hợp gt =4 x 4 =16 kiểu tổ hợp

Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd có thể viết thành(Aa x Aa)(Bb x bb)(dd x Dd)

-Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 3 loại kg là AA, Aa, aa

-Ở cặp lai Bb x bb, đời con có 2 loại kg là Bb, bb

-Ở cặp lai dd x Dd , đời con có 2 loại kg là Dd, dd

Số loại kg = tích số loại k/g của mỗi cặp = 3 x 2 x 2 =12

Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd có thể viết thành(Aa x Aa)(Bb x bb)(dd x Dd)

-Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 2 loại k/h là trội và lặn

-Ở cặp lai Bb x bb, đời con có 2 loại k/h là trội và lặn

-Ở cặp lai dd x Dd , đời con có 2 loại k/h là trội và lặn

-> Số loại k/h ở đời con = 2 x 2 x2= 8 loại k/h

-Khi tính trạng trội không hoàn toàn thì mỗi kiểu hình chỉ có 1 kiểu gen nên số loại kiểu hình =số loại kiểu gen

VD: Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd có thể viết thành(Aa x Aa)(Bb x bb)(dd x Dd)

-Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 3 loại kg là AA, Aa, aa

-Ở cặp lai Bb x bb, đời con có 2 loại kg là Bb, bb

-Ở cặp lai dd x Dd , đời con có 2 loại kg là Dd, dd

Số loại kg = tích số loại k/g của mỗi cặp = 3 x 2 x 2 =12

Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd có thể viết thành(Aa x Aa)(Bb x bb)(dd x Dd)

-Ở cặp lai Aa x Aa, đời con có 3 loại k/h là trội , trung gian và lặn

-Ở cặp lai Bb x bb, đời con có 2 loại k/h là trung gian và lặn

-Ở cặp lai dd x Dd , đời con có 2 loại k/h là trung gian và lặn

-> Số loại k/h ở đời con = 3 x 2 x2= 12 loại k/h

3. Tìm tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của một phép lai

-Muốn tìm tỉ lệ kiểu gen của một phép lai thì phải viết giao tử của phép lai đó , sau đó tiến hành kẻ bảng ( gt đực x gt cái) để tìm đời con

-Tỉ lệ kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của các cặp gen

-Tỉ lệ kiểu hình = tích tỉ lệ kiểu hình của các cặp tính trạng

VD: Ở phép lai bố AaBbDdee x mẹ AabbDDEE có thể viết thành= (Aa x Aa)(Bb x bb)(Dd x DD)(ee x EE)

Ở cặp lai (Aa x Aa) , đời con có 3 loại kg với t/l là: 1AA : 2 Aa : 1aa

Ở cặp lai (Bb x bb) , đời con có 2 loại kg với t/l là: 1Bb : 1bb

Ở cặp lai (Dd x DD) , đời con có 2 loại kg với t/l là: 1DD: 1Dd

Ở cặp lai (ee x EE) , đời con có 1 loại kg với t/l là: 1Ee

->Tỉ lệ kiểu gen ở đời con = tích tỉ lệ kiểu gen của các cặp gen=(1:2:1)(1:1)(1:1)1=(1:1:2:2:1:1:1:1:2:2:1:1)

Ở phép lai bố AaBbDdee x mẹ AabbDDEE có thể viết thành= (Aa x Aa)(Bb x bb)(Dd x DD)(ee x EE)

Ở cặp lai (Aa x Aa) , đời con có 2 loại k/h với t/l là: 3A- : 1aa

Ở cặp lai (Bb x bb) , đời con có 2 loại k/h với t/l là: 1B- : 1bb

Ở cặp lai (Dd x DD), đời con có 1 loại k/h với t/l là: 1D-

Ở cặp lai (ee x EE) , đời con có 1 loại k/h với t/l là: 1E-

->Tỉ lệ kiểu hình ở đời con = tích tỉ lệ kiểu hình của các cặp tính trạng= (3:1)(1:1)(1)(1)=3:3:1:1

-Tỉ lệ của một loại kiểu gen nào đó bằng tích tỉ lệ của các cặp gen có trong kiểu gen đó

-Bài toán có nhiều cặp gen thì phải tính tỉ lệ của mỗi cặp gen , sau đó nhân lại sẽ thu được kết quả

VD: Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd=(Aa x Aa)(Bb x bb)(dd x Dd)

Ở cặp lai (Aa x Aa) , sinh ra đời con có kg aa với t/l ¼

Ở cặp lai (Bb x bb) , sinh ra đời con có kg bb với t/l 1/2

Ở cặp lai (dd x Dd), sinh ra đời con có kg đ với t/l 1/2

Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd sinh ra đời con có t/l kg aabbdd với t/l= ¼ x ½  x ½ =1/16

Ở cặp lai (Aa x Aa) , sinh ra đời con có k/h A- với t/l  =3/4

Ở cặp lai (Bb x bb) , sinh ra đời con có k/h B- với t/l= 1/2

Ở cặp lai (dd x Dd), sinh ra đời con có k/h D- với t/l =1/2

Ở phép lai bố AaBbdd x mẹ AabbDd sinh ra đời con có t/l k/h A-B-D- với t/l= 3/4 x ½  x ½ =3/16

4. Bài tập suy luận để tìm k/g của bố mẹ khi biết kiểu gen của con hoặc ngược lại

-Muốn xđ kiểu gen của cơ thể thì phải dựa vào cơ thể có k/h lặn, sau đó suy ra cơ thể có k/h trội theo nguyên lý:

+Cơ thể trội bao giờ cũng phải có gen trội

+Nếu sinh ra con có kiểu hình lặn thì cơ thể trội phải có gen lặn(a)

+Nếu có bố hoặc mẹ mang k/h lặn thì cơ thể phải có gen lặn (a)

VD: Ở người , bố và mẹ đều có da đen, tóc xoăn sinh đứa con trai đầu lòng có da trắng tóc thẳng. Xđ kiểu gen của bố mẹ và đứa con nói trên. Biết rằng 2 cặp tt nói trên do 2 cặp gen quy định và dt phân li độc lập với nhau.

Giải: Bố và mẹ đều có da đen, tóc xoăn nhưng sinh con có da trắng , tóc thẳng thì chứng tỏ da trắng là tính trạng lặn so với da đen , tóc thẳng là tt lặn so với tóc xoăn.

Quy ước gen: Qen A quy định tt da đen; a-da trắng

 B- tóc xoăn; b-tóc thẳng

Đứa con có da trắng, tóc thẳng nen có kiểu gen là aabb

Vì con có k/g là aabb nên chứng tỏ bố và mẹ đều có gen ab

Bố và mẹ đều có da đen , tóc xoăn nên phải có gen AB

Vậy k/g của bố và mẹ phải là AaBb

(Vì gen tồn tại thành cặp nên gen A phải viết liền với a; B phải viết liền với b)

---- Còn tiếp ----

 

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

Câu 1: Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.

Câu 2: Ở cà chua;   A: quả đỏ,  a: quả vàng;   B: lá chẻ,  b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau :

 + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên;  F1: 100%  đỏ chẻ.

 + Phép lai 2:            P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻ

          F1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên.

 + Phép lai 3:            P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻ

                                  F1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên.

Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai.

Câu 3: Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:

- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài

- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

          Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.

          Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?

Câu 4: Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.

Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định :

  1. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?

Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?

Câu 5: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?

Câu 6: Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.

Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn;

a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Hướng dẫn giải và bài tập tự luyện ôn tập chủ đề Di Truyền môn Sinh học ̣năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON