Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Hướng dẫn giải bài tập về Cơ Chế Nhân Đôi ADN môn Sinh học 9 năm 2021. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.
BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ NHÂN ĐÔI ADN MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2021
1. Tóm tắt kiến thức
Dưới tác dụng của men, hai mạch đơn của phân tử ADN lần lượt tách các liên kết hyđrô từ đầu này đến đầu kia. Khi ấy, các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào lần lượt di chuyển vào và liên kết với các nuclêôtit của hai mạch đơn theo NTBS:
- A của mạch liên kết với T của môi trường
- T của mạch liên kết với A của môi trường
- G của mạch liên kết với X của môi trường
- X của mạch liên kết với G của môi trường
Kết quả từ một phân tử ADN mẹ hình thành 2 phân tử ADN con giống hệt nhau và giống với ADN mẹ. Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch đơn nhận từ ADN mẹ và một mạch đơn còn lại được liên kết từ các nuclêôti của môi trường.
Quá trình nhân đôi của ADN còn gọi là quá trình tự sao.
2. Các dạng bài tập và phương pháp giải
DẠNG 1. Tính số lần nhân đôi của ADN và số phân tử ADN được tạo ra qua quá trình nhân đôi.
a. Hướng dẫn và công thức:
Phân tử ADN thực hiện nhân đôi:
Số lần nhân đôi Số ADN con
- 2 = 21
- 4 = 22
- 8 = 23
Gọi x là số lần nhân đôi của ADN thì số phân tử ADN được tạo ra là: 2x
b. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1. Một gen nhân đôi một số lần và đã tạo được 32 gen con. Xác định số lần nhân đôi của gen.
GIẢI
Gọi x là số lần nhân đôi của gen, ta có số gen con tạo ra là:
2x = 32 = 25
Suy ra x = 5
Vậy gen đã nhân đôi 5 lần.
Bài 2. Một đoạn phân tử ADN có trật tự các nuclêôtit trên một mạch đơn như sau:
-A-T-X-A-G-X-G-T-A-
a. Xác định trật tự các nuclêôtit của môi trường đến bổ sung với đoạn mạch trên.
b. Viết hai đoạn phân tử ADN mới hình thành từ quá trình nhân đôi của đoạn ADN nói trên.
GIẢI
a. Trật tự các nuclêôtit của môi trường:
-T-A-G-T-X-G-X-A-T-
b. Hai đoạn ADN mới:
Theo đề và theo NTBS, đọan ADN đã cho có trật tự các cặp nuclêôtit như sau:
-A-T-X-A-G-X-G-T-A-
-T-A-G-T-X-G-X-A-T-
Hai đoạn ADN mới giống hệt đoạn ADN đã cho:
-A-T-X-A-G-X-G-T-A-
-T-A-G-T-X-G-X-A-T-
DẠNG 2. Tính số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho ADN nhân đôi.
a. Hướng dẫn và công thức:
Nếu x là số lần nhân đôi của ADN thì:
- Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp:
\(\sum {nu.mt} \) = ( 2x – 1) . NADN
- Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:
Amt = Tmt = ( 2x – 1) . NADN
Gmt = Xmt = ( 2x – 1) . NADN
b. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1. Mạch 1 của gen có 200A và 120G; mạch 2 của gen có 150A và 130G.
Gen đó nhân đôi 3 lần liên tiếp.
Xác định từng lọai nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi.
GIẢI
Số lượng từng loại nu gen:
A = T = A1 + A2 = 200 + 150 = 250 (nu)
G = X = G1 + G2 = 120 + 130 = 250 (nu).
Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi:
Amt = Tmt = ( 23 – 1) . Agen = ( 23 -1) . 350 = 2450 (nu).
Gmt = Xmt = ( 23 – 1) . Ggen = ( 23 -1) . 250 = 1750 (nu).
Bài 2. Gen có 600A và có G = \(\frac{3}{2}\) A. Gen đó nhân đôi một số đợt, môi trường cung cấp 6300G.
a. Xác định số gen con được tạo ra.
b. Xác định số liên kết hyđrô của gen.
GIẢI
a. Số gen con được tạo ra:
Gen có: A =T = 600 (nu)
G = X = \(\frac{3}{2}\) A = \(\frac{3}{2}\) x 600 = 900 (nu).
Gọi x là số lần nhân đôi của gen, ta có số G môi trường cung cấp cho gen nhân đôi là:
Gmt = Xmt = ( 2x – 1) . Ggen
⇒ 6300 = ( 2x – 1) . 900
Suy ra: 2x – 1 = \(\frac{{6300}}{{900}}\) = 7
Số gen con được tạo ra là: 2x = 7 + 1 = 8 gen.
b. Số liên kết hyđrô của gen:
H = 2A + 3G = ( 2 x 600) + ( 3 x 900) = 3900 liên kết.
DẠNG 3. Tính số liên kết hyđrô bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi ADN.
a. Hướng dẫn và công thức:
Nếu phân tử ADN chứa H liên kết hyđrô ( H = 2A + 3G) nhân đôi x lần thì:
Số liên kết hyđrô bị phá = (2x -1) .H
b. Bài tập và hướng dẫn giải.
Bài 1. Một gen nhân đôi 3 lần phá vỡ tất cả 22680 liên kết hyđrô, gen đó có 360A.
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Tính số liên kết hyđrô có trong các gen con tạo ra.
GIẢI
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
Gọi H là số liên kết hyđrô của gen, áp dụng công thức tính số liên kết hyđrô bị phá trong nhân đôi của gen:
( 2x – 1) . H = ( 23 – 1) . H = 22680
Suy ra: H = \(\frac{{22680}}{{{2^3} - 1}}\) = 3240 liên kết.
H = 2A + 3G hay ( 2 x 360) + 3G = 3240
Suy ra: G = \(\frac{{3240 - (2x360)}}{3}\) = 840 (nu).
Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A = T = 360 (nu)
G = X = 840 ( nu).
b. Số liên kết hyđrô có trong các gen con tạo ra:
Số gen con tạo ra:
2x = 23 = 8 gen
Số liên kết hyđrô có trong các gen con:
3240 x 8 = 25920 liên kết.
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Hướng dẫn giải bài tập về Cơ Chế Nhân Đôi ADN môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: