YOMEDIA

Giải Sinh 12 SGK nâng cao Chương 4 - Sinh thái học Bài 66 Tổng kết toàn cấp

 
NONE

Hoc247 xin giới thiệubộ tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 12 nâng cao Chương 4 - Sinh thái học Bài 6Tổng kết toàn cấp với các phương pháp giải bài tập sau SGK cuối bài học theo chương trình SGK Sinh học 12 nâng cao để các em có thể luyện tập sau các giờ học trên lớp với các cách giải bài tập SGK khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.

ADSENSE

Câu I.1 trang 272 SGK Sinh 12 nâng cao

Hãy lập bảng so sánh tế bào nhân sơ và nhân thực

Bảng 66.1 So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực

Cấu trúc

 Tế bào nhân sơ  Tế bào nhân thực
Màng sinh chất    
Tế bào chất     
Nhân    

Hướng dẫn giải

Bảng 66.1 So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực

Cấu trúc

 Tế bào nhân sơ  Tế bào nhân thực
Màng sinh chất

Màng lipôprôtêin theo mô hình khảm động. 

Màng lipôprôtêin theo mô hình khảm động.
Tế bào chất 

Chưa phân vùng, chưa có các bào quan phức tạp. 

Được phân vùng chứa nhiều bào quan phức tạp có chức năng khác nhau.
Nhân

Chưa phân hóa: chỉ là thể nhân (nuclêôit) là phan tử DNA trần dạng vòng nằm trực tiếp trong tế bào chất. 

Phân hóa thành nhân tách khỏi tế bào chất bằng màng nhân. Nhân có cấu tạo phức tạp gồm NST (DNA có dạng thẳng liên kết với histon).


Câu I.2 trang 272 SGK Sinh 12 nâng cao

Cấu trúc và chức năng của tế bào nhân thực

Bảng 66.2 So sánh tế bào thực vật và động vật.

Cấu trúc

Chức năng Tế bào thực vật Tế bào động vật
Thành tế bào      
Màng sinh chất      
Tế bào chất và bào quan      
Nhân tế bào      

Hướng dẫn giải

Bảng 66.2 So sánh tế bào thực vật và động vật.

Cấu trúc

Chức năng  Tế bào thực vật  Tế bào động vật

Thành tế bào

Bảo vệ  Thành xenlulôzơ  Không có

Màng sinh chất

Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường 

Màng lipôprôtêin  Màng lipôprôtêin
Tế bào chất và bào quan Mạng lưới nội chất

Chuyển hoá cacbohidrat, lipit

Mạng lưới nội chất có hạt Tổng hợp prôtêin

Bộ máy Gôngi

Đóng gói sản phẩm prôtêin, glicôprôtêin
Ti thể Hô hấp hiếu khí
Lục lạp  Quang hợp Có lục lạp (quang tự dưỡng) Không có lục lạp (dị dưỡng)
Trung tử Tạo sao phân bào Không
Không bào Tạo sức trương, tích luỹ các chất Có phổ biến Ít khi có
Vi sợi, vi ống  Nâng đỡ, vận động Ít khi có Phổ biến
Nhân tế bào

Màng nhân

Trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất

Nhiễm sắc thể

Chứa thông tin di truyền
Nhân con

Cung cấp ribôxôm

 

Bộ máy phân bào

 Phân chia nhiễm sắc thể con về hai tế bào con

- Có thoi phân bào

- Phân tế bào chất bằng vách ngang

- Có thoi phân bào và sao phân bào.

- Phân tế bào chất bằng eo thắt


Câu II.1 trang 272 SGK Sinh 12 nâng cao

Sơ lược về virut. Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. Hãy chứng minh?

Hướng dẫn giải

Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào chưa phải là cơ thể sống:

  • Virut không có cấu tạo tế bào nên không có bộ máy trao đổi chất và năng lượng riêng cho mình.
  • Virut chỉ thể hiện các chức năng sống như chuyển hoá vật chất năng lượng, sinh sản...trong tế bào vật chủ.
  • Virut không sống ở trạng thái tự do ngoài tế bào, chúng sẽ bị phân huỷ trong môi trường tự do.

Câu II.2 trang 272 SGK Sinh 12 nâng cao

Hoàn thành bảng liệt kê các đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn.

Bảng 66.3 Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn

Đặc tính sinh học

Ý nghĩa kinh tế

Ví dụ

Phương thức dinh dưỡng

   
Sinh trưởng, phát triển    
Sinh sản    
Có lợi hoặc có hại    

Hướng dẫn giải

Bảng 66.3 Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn

Đặc tính sinh học

Ý nghĩa kinh tế

Ví dụ

Phương thức dinh dưỡng

- Hoá tự dưỡng

- Hoá dị dưỡng

- Quang tự dương

- Quang dị dưỡng

- Vi khuẩn nitrat hoá

- E coli

- Vi khuẩn lam

- Vi khuẩn tía

Sinh trưởng, phát triển

Sử dụng trong công nghiệp lên men, công nghiệp điều chế kháng sinh, vacxin...

Sản xuất bia, rượu, sữa chua, tương, muối dưa cà...

Sinh sản

- Phân đôi

- Nảy chồi và tạo bào tử

- E. coli

- Xạ khuẩn

Có lợi hoặc có hại Gây bênh cho cây trồng, vật nuôi và con người Virut gây bệnh khảm lá ở thuốc lá, cà chua. Virut HIV gây bệnh AIDS ở người. Vi khuẩn tả gây bệnh tả, vi khuẩn lao gây bệnh lao ở người.

Câu III.1 trang 273 SGK Sinh 12 nâng cao

Hoàn thành bảng sau.

Bảng 66.4 So sánh về phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật

Phương thức chuyển hóa 

Thực vật  Động vật

Trao đổi nước và chất khoáng

   
Tiêu hóa    
Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết    
Hô hấp    
Quang hợp    

Hướng dẫn giải

Bảng 66.4 So sánh về phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật

Phương thức chuyển hóa 

Thực vật  Động vật

Trao đổi nước và chất khoáng

Thực hấp thụ nước và chất khoáng chủ yếu qua rễ , vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ vào trung trụ bằng con đường qua chất nguyên sinh, vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân và lá qua mạch gỗ. Nước thoát ra khỏi cây qua bề mặt lá và qua khí khổng. Các chất khí như COvà O2 được cây trao đổi qua khí khổng. Các chất hữu cơ được vận chuyển từ lá đến thân rễ qua mạch rây. 

Động vật trao đổi, vận chuyển nước và chất khoáng có thể qua bề mặt cơ thể, nhưng chủ yếu qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết.
Tiêu hóa

Thực vật là sinh vật tự dưỡng nên không có hệ tiêu hóa. Các chất được phân giải và tổng hợp xảy ra trong tế bào. 

Động vật là sinh vật dị dưỡng có hệ tiêu hóa, các tuyến tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa gồm tiêu hóa cơ học (làm nhỏ thức ăn) và tiêu hóa hóa học nhờ hệ enzim có tác động phân giải các chất phức tạp trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để có thể hấp thu được.
Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết

Thực vật vận chuyển phân phối nước và các chất khoáng, chất hữu cơ thông qua các mô mạch gồm mạch gỗ (vận chuyển nước và muối khoáng) và mạch rây (vận chuyển chất hữu cơ). Thực vật thoát hơi nước qua lá và khí khổng. 

Động vật vận chuyển và phân phối nước, các chất vô cơ và hữu cơ thông qua hệ tuần hoàn và bài tiết.
Hô hấp

Thực vật sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng tích trong chất hữu cơ (do quang hợp tạo nên) thành năng lượng tích trong ATP, gồm quá trình đường phân: phân giải glucozo thành axit piruvic. Năng lượng được giải phóng được tích vào 2 phân tử ATP. Đường phân xảy ra trong tế bào chất và không cần O2. Quá trình hô hấp hiếu khí cần đến O2 và xảy ra trong ti thể, thông qua chu trình Crep và dãy chuyền điện tử. Hệ số chuyển hóa năng lượng là 36 ATP.

C6H12O+ 6O2 → 6H2O + 6CO2 + năng lượng

Thực vật trao đổi khí O2 và CO2 chủ yếu qua khí khổng.

Động vật sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng tích lũy trong chất hữu cơ (do động vật lấy từ thức ăn) thành năng lượng tích trong ATP. Quá trình hô hấp diễn ra tương tự như ở thực vật gồm giai đoạn đường phân (kị khí) diễn ra trong tế bào chất và hô hấp hiếu khí diễn ra trong ti thể được gọi là hô hấp trong (hô hấp tế bào).

Công thức chung của hô hấp:

C6H12O6 + 6O2 → 6H2O + 6CO2 + năng lượng

Đối với động vật, sự hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí (thu nhận O2 và thải CO2) giữa cơ quan hô hấp và vận chuyển CO2 và O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào thông qua dòng máu và dịch mô.

Quang hợp

Quá trình quang hợp ở thực vật là quá trình chuyển hóa quang năng thành năng lượng dự trữ trong các chất hữu cơ. Quang hợp được thực hiện ở các bộ phận xanh của cây (chủ yếu là lá cây) nơi có các tế bào mang các lục lạp chưa sắc tố diệp lục (clorophin). Pha sáng của quang hợp chuyển hóa quang năng thành năng lượng tích trong ATP và NADPH diễn ra trong màng tilacoit của lục lạp. Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền lục lạp với sự sử dụng năng lượng từ ATP và NADPH để khử CO2 và chuyển hóa thành glucozo (chu trình Canvin).

Công thức chung cho quang hợp:

6CO+ 6H2O → C6H12O6 + 6O2

Động vật là sinh vật dị dưỡng không có khả năng quang hợp vì chúng không có lục lạp và hệ sắc tố.


Câu III.2 trang 273 SGK Sinh 12 nâng cao

  • Khái niệm về cảm ứng.
  • Hoàn thành bảng sau.

Bảng 66.5: So sánh các phương thức cảm ứng ở thực vật và động vật

Phương thức cảm ứng 

Thực vật  Động vật

Hướng động

   
Ứng động    
Vận động    

Hướng dẫn giải

  • Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các tác nhân kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. Thực vật sống cố định nên phản ứng với kích thích chủ yếu bằng vận động hướng động. Khác với thực vật, động vật di chuyển để tìm kiếm thức ăn, nơi ở có phân hoá hệ cơ quan cảm giác và thần kinh.

Phương thức cảm ứng 

Thực vật  Động vật

Hướng động

Phản ứng của cây với kích thích theo hướng xác định (hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa).

 
Ứng động

Phản ứng của cây với kích thích không định hướng (tự vệ, bắt mồi, sinh trưởng, nở hoa…).

 
Vận động  

Phản ứng với kích thích môi trường bằng vận động cơ, tuyến tiết thông qua hệ cơ quan cảm giác và thần kinh. Động vật có hoạt động tập tính phức tạp, thích nghi nhanh với thay đổi của môi trường.


Câu III.3 trang 273 SGK Sinh 12 nâng cao

  • Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
  • Hoàn thành bảng so sánh:

Bảng 66.6 So sánh sinh trưởng và phát triển

Phương thức 

Đặc tính  Ví dụ

Sinh trưởng

   
Phát triển    

Bảng 66.7 So sánh về nhân tố gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.

Nhân tố ảnh hưởng

Thực vật Động vật

Nhân tố bên trong (hoocmôn)

   
Nhân tố môi trường    

Hướng dẫn giải

  • Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể sinh vật (tế bào, mô, cơ quan).
  • Phát triển là sự biến đổi của sinh vật thể hiện ở ba quá trình: sinh trưởng, biệt hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Bảng 66.6 So sánh sinh trưởng và phát triển
 

Phương thức 

Đặc tính  Ví dụ

Sinh trưởng

Tăng kích thước, khối lượng tế bào, mô, cơ quan. 

Sự mọc dài của rễ cây, tăng khối lượng ở con vật trưởng thành.
Phát triển

Không chỉ có sinh trưởng mà đồng thời có sự biến đổi về hình thái cơ quan, cơ thể.

Cây trưởng thành ra hoa kết trái.

Gà trống trưởng thành mọc lông sặc sỡ, mọc mào, có cựa,…

Bảng 66.7 So sánh về nhân tố gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.

Nhân tố ảnh hưởng

Thực vật Động vật

Nhân tố bên trong (hoocmôn)

+ Hoocmôn kích thích sinh trưởng: auxin, giberelin, xitokinin.

+ Hoocmôn kìm hãm sinh trưởng: axit abxixic, etilen,…

+ Hoocmôn kích thích ra hoa: florigen…

+ Hoocmôn kích thích sinh trưởng: GH, tiroxin…

+ Hoocmôn gây biến thái: ecdixon, juvenin.

+ Hoocmôn điều hòa sinh sản: FSH, LH, osrogen, testosterone.

Nhân tố môi trường

Nhân tố môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây: nước, nhiệt độ, ánh sáng, thổ nhưỡng phân bón)

Nhân tố môi trường gây ảnh hưởng lên sinh trưởng phát triển động vật: thức ăn, hàm lượng O2, CO2, muối khoáng, nước, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…)

Câu III.4 trang 274 SGK Sinh 12 nâng cao

  • Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính.  
  • Hoàn thành bảng so sánh sinh sản ở thực vật và động vật.

Phương thức sinh sản 

Thực vật  Động vật

Vô tính

   
Hữu tính    
Ứng dụng thực tế    

Hướng dẫn giải

  • Sinh sản vô tính chỉ có một cá thể (hoặc tế bào) tham gia, không xảy ra tái tổ hợp di truyền.
  • Sinh sản hữu tính có hai cá thể (hai tế bào) tham gia, tạo ra tái tổ hợp di truyền.
  • Hoàn thành bảng

Phương thức sinh sản 

Thực vật  Động vật

Vô tính

Phổ biến. Sinh sản sinh dưỡng: hình thành cá thể mới từ các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, củ. 

Ít khi xảy ra. Chủ yếu ở động vật bậc thấp: nảy chồi (thủy tức), phân mảnh (giun dẹt).
Hữu tính

Hình thành giới tính. Tạo giao tử đực, giao tử cái. Kết hợp giao tử đực với giao tử cái (thụ tinh). Thụ phấn. Thụ tinh kép. Luân phiên thế hệ: giao tử thể và bào tử thể. 

Hình thành giới tính. Tạo giao tử đực, giao tử cái. Thụ tinh. Chỉ tồn tại giai đoạn bào tử thể ( con vật trưởng thành.
Ứng dụng thực tế

Công nghệ chiết ghép, vi nhân giống, lai giống...

Công nghệ thụ tinh - phôi, công nghệ sinh sản vô tính, lai giống...

Câu IV.1 trang 274 SGK Sinh 12 nâng cao

  • Hoàn thành bảng thể hiện nội dung của 3 giai đoạn phát sinh và tiến hoá của sự sống và 3 giai đoạn phát sinh và tiến hoá loài người.

Sự phát sinh 

Các giai đoạn  Đặc điểm cơ bản

Sự sống

Tiến hóa hóa học

 

Tiến hóa tiền sinh học  

Tiến hóa sinh học

 

Loài người

 

Người tối cổ

 

Người cổ

 

 

Người hiện đại

 

 
  • Tiến hoá của sự sống. Các học thuyết tiến hoá.
  • Hoàn thành bảng so sánh các học thuyết tiến hoá.

Chỉ tiêu

Thuyết Lamac

Thuyết Đacuyn

Thuyết hiện đại

Các nhân tố tiến hoá

     

Hình thành đặc điểm thích nghi

     

Hình thành loài mới

     

Chiều hướng tiến hoá

     
  • Cơ sở di truyền của tiến hoá
  • Hoàn thành bảng thể hiện nội dung cơ sở di truyền của tiến hoá

Cơ sở

 

Nội dung

Kết quả

Di truyền phân tử

   

Di truyền tế bào

   

Di truyền Menđen, các quy luật di truyền

   

Di truyền quần thể

   
  • Cho một số ví dụ về ứng dụng công nghệ di truyền trong sản xuất và đời sống.

Hướng dẫn giải

  • Hoàn thành bảng Các giai đoạn phát sinh, tiến hóa của sự sống và loài người

Sự phát sinh 

Các giai đoạn  Đặc điểm cơ bản

Sự sống

Tiến hóa hóa học

Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ dưới tác động của tác nhân tự nhiên.

Tiến hóa tiền sinh học Hình thành các đại phân tử (protêin, axit nuclêic) từ các đơn phân hữu cơ đơn giản (axit amin, nuclêôtit).

Tiến hóa sinh học

Hình thành tế bào nguyên thủy từ các đại phân tử và màng sinh học.

Loài người

 

Người tối cổ

Chuyển đời sống từ trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng 2 chân nhưng vẫn khom về phía trước. Não bộ lớn hơn vượn người. Chưa biết chế tạo công cụ.

Người cổ

 

Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng 2 chân. Não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ. Có tiếng nói. Biết dùng lửa. Bắt đầu có nền văn hóa.

Người hiện đại

 

Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng 2 chân. Não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ. Có tiếng nói. Biết dùng lửa. Bắt đầu có nền văn hóa.
  • Hoàn thành bảng so sánh các học thuyết tiến hoá.

Chỉ tiêu

Thuyết Lamac

Thuyết Đacuyn

Thuyết hiện đại

Các nhân tố tiến hoá

 

- Thay đổi điều kiện môi trường.

- Thay đổi chức năng hoạt động cơ quan.

- Biến dị cá thể trong quần thể.

- Chọn lọc tự nhiên.

- Quá trình đột biến

- Di nhập gen

- Phiêu bạt gen

- Giao phối

- Chọn lọc tự nhiên

- Cơ chế cách li.

Hình thành đặc điểm thích nghi

Các cá thể phản ứng giống nhau trước thay đổi của ngoại cảnh. Các đặc điểm thích nghi có thể di truyền. 

Các biến dị có lợi được bảo tồn, các biến dị bất lợi bị đào thải do tác động của chọn lọc tự nhiên.  Do tác động của 3 nhân tố tiến hóa chủ yếu: đột biến, quá trình giao phối, CLTN.

Hình thành loài mới

Dưới tác động của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ qua nhiều dạng trung gian. 

Loài mới được hình thành dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.  Hình thành loài mới là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể gốc tạo nên quần thể mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

Chiều hướng tiến hoá

Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.

- Ngày càng đa dạng

- Tổ chức càng cao

- Thích nghi càng hợp lí.

Tiến hóa là kết quả của mối tương tác giữa cơ thể với môi trường và kết quả là tạo nên đa dạng sinh học.
  • Hoàn thành bảng thể hiện nội dung cơ sở di truyền của tiến hoá

Cơ sở

Nội dung

Kết quả

Di truyền phân tử

Đột biến gen. 

Nguyên liệu của CLTN.

Di truyền tế bào

Đột biến nhiễm sắc thể.

Nguyên liệu của CLTN.

Di truyền Menđen, các quy luật di truyền

Biến dị tổ hợp trong kiểu gen của cá thể.

 Nguyên liệu của CLTN.

Di truyền quần thể

Biến dị trong vốn gen của quần thể. 

 Hình thành loài mới.
  • Ví dụ: Ứng dụng công nghệ gen di truyền trong sản xuất các chất dược phẩm như: insulin, hoocmôn sinh trưởng, kháng sinh…

Câu IV.2 trang 275 SGK Sinh 12 nâng cao

  • Cơ thể và môi trường. Các nhân tố sinh thái. Tác động của môi trường lên cơ thể.
  • Hoàn thành bảng về các đặc điểm các cấp độ tổ chức sống.

Bảng 66.12: Các đặc điểm của 4 cấp độ tổ chức sống

Cấp độ tổ chức 

Khái niệm  Đặc điểm  Ví dụ
Quần thể      
Quần xã      
Hệ sinh thái       
Sinh quyển      
  • Ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  • Hoàn thành bảng về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng sinh thái, biện pháp phòng chống.
  • Bảng 66.13: Các tác nhân, hệ quả, biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường

Hiện tượng 

Tác nhân  Hệ quả  Biện pháp phòng
Gây ô nhiễm môi trường       
Gây mất cân bằng sinh thái      

Hướng dẫn giải

  • Cơ thể và môi trường. Các nhân tố sinh thái. Tác động của môi trường lên cơ thể.
    • Môi trường là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
    • Nhân tố sinh thái được chia thành: nhân tố vô sinh (nước, gió, không khí, độ ẩm, ánh sáng…) và nhân tố hữu sinh (sinh vật).
    • Sinh vật và môi trường luôn có mối liên quan mật thiết. Các nhân tố môi trường tác động lên cơ thể, đồng thời cơ thể có tác động đến môi trường. Các nhân tố môi trường tác động đến cơ thể: ánh sáng, nhiệt độ, nước (lượng mưa và độ ẩm), đất, không khí, sinh vật… Sinh vật không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái mà còn tác động trở lại, làm cho môi trường biến đổi, sự biến đổi càng mạnh khi sinh vật sống trong các tổ chức càng cao (quần thể, quần xã).
  • Hoàn thành bảng:
Bảng 66.12: Các đặc điểm của 4 cấp độ tổ chức sống

Cấp độ tổ chức 

Khái niệm  Đặc điểm  Ví dụ
Quần thể

Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.

 

- Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi…

- Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh

- Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.

Quần thể cá chép trong một hồ nước.

 

Quần xã

Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

 

- Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài ; luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể.

- Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái.

Quần xã cá trong một hồ nước.

Hệ sinh thái 

Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với môi trường tạo nên các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng.

 

- Có nhiều mối quan hệ, nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của các chuỗi thức ăn: SV sản xuất → SV tiêu thụ → SV phân giải.

Hồ nước là một hệ sinh thái.

 

Sinh quyển

Là một hệ sinh thái khổng lồ và duy nhất trên hành tinh.  

Gồm những khu sinh học (hệ sinh thái lớn) đặc trưng cho những vùng địa lí, khí hậu xác định, thuộc 2 nhóm trên cạn và dưới nước. Toàn bộ Trái Đất với sinh vật sống.
  • Bảng 66.13: Các tác nhân, hệ quả, biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường

Hiện tượng 

Tác nhân  Hệ quả  Biện pháp phòng
Gây ô nhiễm môi trường 

Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, phóng xạ, tiếng ồn… 

Gây ô nhiễm môi trường. Gây mất cân bằng sinh thái. Gây thoái hóa tuyệt diệt các loài. Gây bệnh tật.  Nghiên cứu khoa học. Giáo dục. Pháp luật. Hợp tác quốc tế.
Gây mất cân bằng sinh thái

Gây ô nhiễm môi trường sống, tuyệt diệt các loài, mất đa dạng sinh học. 

Ảnh hưởng đến toàn bộ sinh quyển và cuộc sống của con người.  Quản lí tài nguyên và phát triển bền vững.

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 12 Chương 4 - Tổng kết toàn cấp  được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập thật tốt!

 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF