YOMEDIA

Giải Sinh 12 SGK nâng cao Chương 2 - Tiến hóa Bài 40 Loài sinh học và các cơ chế cách li

 
NONE

Mời các em cùng tham khảo bộ tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 12 nâng cao Chương 2 - Tiến hóa Bài 40 Loài sinh học và các cơ chế cách li là bộ tài liệu do Hoc247 biên soạn với nội dung bao gồm các cách giải cho bài tập SGK theo chương trình SGK Sinh học 12 nâng cao được Hoc247 biên soạn và tổng hợp để các em có thể luyện tập sau các giờ học trên lớp với các cách giải bài tập SGK khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.

ATNETWORK

Bài 1 trang 167 SGK Sinh 12 nâng cao

Nêu đặc điểm của các tiêu chuẩn phân biệt các loài thân thuộc?

Hướng dẫn giải

  • Tiêu chuẩn hình thái: Các cá thể cùng loài có chung một hệ tính trạng hình thái giống nhau. Trái lại, giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái nghĩa là sự đứt quãng về một tính trạng nào đó.
  • Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái: Hai loài thân thuộc chiếm hai khu phân bố riêng biệt hay hai loài thân thuộc có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn, trong đó mỗi loài thích nghi với các điều kiện sinh thái nhất định.
  • Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hóa: Prôtêin tương ứng ở các loài khác nhau được phân biệt với nhau ở một số đặc tính.
  • Tiêu chuẩn cách li sinh sản: Giữa hai loài khác nhau có sự cách li sinh sản. Bản chất là cách li di truyền. Dựa và tiêu chuẩn này để phân biệt các loài hay các quần thể có cùng một loài hay không.

Bài 2 trang 167 SGK Sinh 12 nâng cao

Việc vận dụng các tiêu chuẩn phân biệt các loài thân thuộc cần phải như thế nào?

Hướng dẫn giải

Việc vận dụng các tiêu chuẩn phân biệt các loài thân thuộc cần phải:

  • Vận dụng phối hợp nhiều tiêu chuẩn.
  • Trong thực tế với mỗi nhóm loài có thể vận dụng tiêu chuẩn này hay tiêu chuẩn khác là chủ yếu, ví dụ đối với vi sinh vật nên dựa vào tiêu chuẩn sinh hoá, còn đối với các loài động vật, thực vật trước tiên dựa vào tiêu chuẩn hình thái, sinh lí.

Bài 3 trang 167 SGK Sinh 12 nâng cao

Định nghĩa loài. Phân biệt cá thể, quần thể, nòi?

Hướng dẫn giải

  • Loài sinh học là nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác.
  • Phân biệt:
    • Cá thể là đơn vị tổ chức của quần thể.
    • Quần thể là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.
    • Quần thể hay nhóm quần thể phân bố gián đoạn hay liên tục tạo thành nòi. Các cá thể thuộc những nòi khác nhau trong một loài vẫn có thể giao phối với nhau. Có ba nòi: nòi địa lí, nòi sinh thái, nòi sinh học.
  • Trong thiên nhiên, loài tồn tại như một hệ thống quần thể. Quần thể là đơn vị tổ chức cơ sở của loài. Các quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố gián đoạn hay liên tục, tạo thành các nòi. Các cá thể thuộc những nòi khác nhau trong một loài vẫn có thể giao phối với nhau.

Bài 4 trang 167 SGK Sinh 12 nâng cao

Phân biệt nòi địa lí, nòi sinh thái, nòi sinh học?

Hướng dẫn giải

Nòi địa lí 

Nòi sinh thái  Nòi sinh học

Là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lí xác định. Hai nòi địa lí khác nhau có 2 khu phân bố riêng biệt.

 Là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái nhất định. Trong cùng một khu vực địa lí, có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh nhất định.  Là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ. Đây là sự phân hoá thường gặp ở các loài động vật, thực vật kí sinh.

VD: Nòi chim chào mào miền Bắc to, trên mình có màu nâu sẫm, ở ngực có một vòng cung màu nâu. Nói chim chào mào miền Nam bé hơn, màu nâu nhạt hơn, vòng màu nâu trên ngực trông rõ hơn.

 VD: Cây lành ngạnh ở trên đồi trọc Hòa Bình có dạng cây bụi, đường kính thân 1 cm. Cây lành ngạnh ở rừng Yên Bái là cây thân gỗ, đường kính thân tới 30 cm.  VD: Bọ chét kí sinh trên loài sóc bắt nguồn từ loài bọ chét kí sinh trên loài gặm nhấm dạng chuột.

Bài 5 trang 167 SGK Sinh 12 nâng cao

Nêu vai trò của các cơ chế cách li đối với quá trình tiến hoá?

Hướng dẫn giải

  • Các cơ chế cách li (địa lí và sinh sản) có tác dụng củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt. Cách li sinh sản (di truyền) được hình thành sẽ kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ.
  • Cách li địa lí là điều kiện cần thiết cho các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các biến dị di truyền theo hướng khác nhau, làm cho thành phần các kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều. Cách li địa lí kéo dài sẽ dẫn tới cách li sinh sản (cách li di truyền) đánh dấu sự xuất hiện loài mới.

Bài 6 trang 167 SGK Sinh 12 nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài ?

A. Tiêu chuẩn hình thái.

B. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái.

C. Tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh.

D. Tiêu chuẩn di truyền.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 12 Chương 2 - Tiến hóa Loài sinh học và các cơ chế cách li được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập thật tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON