YOMEDIA

Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa

Tải về
 
NONE

Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh lớp 9. Tài liệu này sẽ giúp các em cảm nhận được rằng ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa là một người hết mình vì nghệ thuật, với trái tim nghệ sĩ đầy rung cảm. Bên cạnh đó, với tài liệu này, Học247 hi vọng rằng các em sẽ nâng cao kĩ năng viết bài văn Nghị luận văn học hay và sáng tạo để chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp đến. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lặng lẽ Sa Pa.

ADSENSE

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về nhân vật mà mình đóng vai ông họa sĩ: Là một họa sỹ công việc hàng ngày của tôi là vẽ. Thế nhưng gần đây, cảm hứng sáng tác cứ cạn kiệt dần khiến tôi đã phải đi rất nhiều nơi để tìm kiếm. Trong đó có một điểm đến rất quan trọng: Sa Pa. Và cũng nhờ vào chuyến đi đó tôi đã gặp được một chàng thanh niên trẻ, anh ta để lại cho rất nhiều kỉ niệm khiến tôi ghi nhớ mãi trong lòng.

b. Thân bài:

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ đó

- Đã trải qua những cảm xúc gì?

- Nhận xét, đánh giá về người thanh niên ấy?

c. Kết bài:

- Tình cảm dành cho anh thanh niên: Kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai thật ý nghĩa. Tôi sẽ dành thời gian để hoàn thiện bức tranh này. Tôi sẽ làm cho mọi người hiểu rõ và trân trọng anh, trân trọng tất cả những con người đang âm thầm làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh không người. Họ thực sự là những anh hùng.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa bằng một bài văn ngắn.

GỢI Ý LÀM BÀI

3.1. Bài văn mẫu số 1

Con đường nghệ thuật thật nhọc nhằn, phải có niềm say mê và sự sáng tạo mới đạt được sự thành công. Nghề hội họa cũng thế. Cho nên tôi quyết định thực hiện chuyến đi lên Lào Cai để tìm đề tài sáng tác cho bức tranh trước khi về hưu. Những nơi tôi từng đi qua đều có những cảnh đẹp tuyệt vời: những rặng núi cao hùng vĩ nhưng chẳng có gì có thể mang đến ấn tượng mạnh cho tôi. Nhưng rồi, trong một lần dừng chân tại SaPa, tôi đã tiếp xúc với một cậu thanh niên - một chàng trai đã mang đến cho tôi cảm hứng về mẫu người lao động nhiệt tình cống hiến cho đất nước trong âm thầm lặng lẽ.

Ngồi cạnh tôi trên chiếc xe khách là một cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Suốt chặng đường, chúng tôi nói chuyện với nhau thật nhiều về nghệ thuật, về cuộc sống. Cảm giác thân thiện giữa chúng tôi chẳng khác gì hai bố con. tôi dự định sẽ đưa cô đến ty Lai Châu, gửi gắm cô cho ông trưởng phòng rồi mới tiếp tục cuộc hành trình. Bác lái xe cũng là người vui tính, thỉnh thoảng góp chuyện với chúng tôi. Xe chạy qua SaPa, một vùng đất bắt đầu với những rặng đào, với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở đồng cỏ thung lũng hai bên đường. tôi đã định về hẳn ở đây để tận hưởng sự thanh bình những ngày cuối đời, nhưng bây giờ chưa phải là lúc. Bác lái xe đã hỏi tôi rằng chắc tôi sợ Sa Pa buồn. Buồn à? Ai mà chả sợ, vì có lẽ nó sẽ là con gián gặm nhấm con người ta.. Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng. Mây bị nắng xua đi, cuộn tròn từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương.

Bỗng xe đột nhiên dừng lại để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi trong ba mươi phút, bác lái xe bảo sẽ giới thiệu với tôi con người cô độc nhất thế gian, tôi sẽ thích vẽ anh ta. Bác lái xe kể, anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có bốn bề cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, thèm người quá, anh đã ngáng cây ngang đường cho xe dừng lại để gặp gỡ trò chuyện ít phút với mọi người. Theo tay chỉ của bác lái xe, tôi nhìn thấy một người thanh niên với tầm vóc nhỏ bé, gương mặt rạng rỡ đang chạy xuống sườn đồi. Người thanh niên biếu bác lái xe củ tam thất vì biết vợ bác bị ốm, còn bác trao lại cho anh những quyển sách mà bác mua hộ. Bác lái xe giới thiệu chúng tôi với người thanh niên và đề nghị cậu đưa tôi cùng cô kỹ sư lên thăm nơi ở và làm việc của cậu ấy. Anh thanh niên rất vui vẻ mời chúng tôi lên nhà chơi nhưng lại vội vàng chạy về trước. “Chắc cu cậu chưa kịp dọn dẹp nhà cửa đây này”, tôi nghĩ thầm. Thật không ngờ, vừa bước lên bậc tam cấp, tôi thấy cả một vườn hoa đầy sắc màu. Anh tặng cho cô kĩ sư một đóa hoa to, với tấm lòng hiếu khách của một người đã quá lâu chưa gặp ai cả, cô là cô gái Hà Nội thứ nhất gặp anh từ bốn năm nay.

Cuộc sống thật kì diệu. Ẩn sâu ở đâu đó, trong cuộc sống bề bộn này, cái đẹp luôn hiện hữu. Ở khắp mọi miền đất nước, cái đẹp đang chờ đợi được khám phá. Chân tôi vẫn còn khỏe. Dĩ nhiên là tôi sẽ tiếp tục đi, đi đến khi nào không thể đi được nữa mới thôi.

Nơi anh làm việc là đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Trên núi đặt cả một hệ thống dàn máy quan trắc khí tượng. Anh làm việc một mình. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đô chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

Hằng ngày, anh có nhiệm vụ đi ghi số liệu từ các máy, quan sát bầu trời ngày và đêm, thực hiện các việc đo đếm rồi lấy số liệu báo cáo về trung tâm. Nghe chừng công việc có vẻ đơn giản nhưng kì thực rất vất vả. Để có số liệu chính xác và báo cáo kịp thời, cứ bốn tiếng đồng hồ anh đi ghi số liệu một lần. Gian khổ nhất là lên ghi và báo về lúc một giờ sáng. Trời Tây Bắc rét căm căm như cắt vào da thịt. Gió tuyết và sự lặng im đáng sợ của chốn rừng núi hoang vu quả thực là một trở ngại to lớn thử thách lòng dũng cảm trong anh. Nhưng cứ đều đặn, lúc nào anh cũng có số liệu chân thực báo về.

Càng nghĩ về cuộc sống và công việc của anh mà tôi càng thêm nể phục. Thật ít khi ta phải sống một mình. Mà dẫu khi ta có sống một mình đi chăng nữa thì xung quanh ta luôn còn có mọi người. Như anh lại sống một mình nơi đỉnh cao vắng lặng không một bóng người như thế này quả thật là một người dũng cảm, không biết sợ là gì.

Chưa cần đến nỗi cô đơn vì vắng bóng người. Như bác lái xe đã kể, anh thèm gặp người ghê lắm. Vì muốn được nói chuyện được nhìn ngắm con người mà anh đã nghĩ ra một cái trò thật hay ho. Đó là lăn các khúc gỗ ra chặn đường xe đi. Để rồi khi có xe nào dừng lại, anh hồ hởi chạy tới phụ khiêng khúc gỗ bỏ ra. Được nói chuyện, hỏi han, cười vui là anh mãn nguyện rồi.

Càng đáng sợ hơn nữa là ở một mình như anh. Nếu lỡ có ốm đau bệnh tật gì biết kêu ai. Hay như gặp phải rắn rết biết làm thế nào. Chốn Lào Cai cũng lắm hổ dữ, gấu hoang. Nỗi hiểm nguy lúc nào cũng cứ rình rập khắp nơi. Chưa nói đến lương thực, thuốc men thiếu thốn, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến người ta lạnh cả người mà sớm bỏ về thôi.

Thế nhưng, tôi đã rất ngạc nhiên, khi bước lên bậc cầu thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Sau khi tặng bó hoa cho cô gái trẻ, tôi được nghe anh thanh niên say sưa kể về công việc của mình. Đó là một công việc vất vả, thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, phục vụ cho mọi người, cho kháng chiến. Công việc đã làm cho anh thanh niên cảm thấy yêu đời hơn, vui hơn ở cái chốn rừng núi mịt mùng đó. Tôi ấn tượng với những khó khăn trong công việc của anh, nhưng dường như anh kể không phải là để than vãn.

Tôi còn ấn tượng với nơi ở gọn gàng, ngăn nắp của anh. Tôi thích thú nhấp chén trà nóng được pha bằng thứ nước mưa thơm như hoa của Yên Sơn và lúc ấy, đột nhiên tôi có cảm giác mình bối rối, Bối rối vì tôi cảm thấy rằng mình đã bắt gặp một điều thật ra là mình đã ao ước được biết từ lâu – một tâm hồn đẹp – khơi gợi ý sáng tác. Còn gì hạnh phúc hơn đối với tôi, một người họa sĩ khi phát hiện ra cái đẹp đang tiềm ẩn trong cuộc sống để đưa nó vào tác phẩm, đem nó đến cho người đọc. Tôi nhanh chóng ghi xong lần đầu gương mặt anh thanh niên vào cuốn sổ tay nhỏ của mình. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho tôi thấy nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và cả về những điều mà anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển.

Cuộc nói chuyện ngắn ngủi của chúng tôi rồi cũng đến lúc kết thúc trong tiếc nuối. Ba mươi phút nghỉ giải lao dường như trôi qua rất nhanh. Tôi và cô kĩ sư trẻ vội chào tạm biệt anh thanh niên để đi xuống đồi. Trước khi trở lại xe, tôi không quên hứa với anh thanh niên rằng chắc chắn tôi sẽ trở lại – trở lại để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật mà tôi vừa mới ấp ủ. Anh thanh niên không quên trao cho chúng tôi một làn trứng như là một món quà nhỏ để chia tay.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Ngồi nhìn bức vẽ phác họa, thành quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai, tôi không ngừng suy nghĩ. Bức tranh là hình ảnh một anh thanh niên có tầm vóc nhỏ bé từ trên sườn đồi chạy xuống. Nét mặt anh đầy phấn khởi cùng nụ cười rạng rỡ, ánh mắt háo hức khiến người ta nhìn thấy được một cái gì đó rất hấp dẫn ở anh. Có lẽ đó là niềm say mê sống, say mê làm việc.

Anh thanh niên vốn quê ở thị xã Lào Cai. Anh mang trong mình một tình yêu tổ quốc thiết tha và tình yêu cuộc sống cuồn cuộn chảy. Mấy năm trước, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận chiến đấu. Làm trai giữa thời chiến, chắc chắn đó sẽ là lựa chọn đầu tiên. Bố anh được chọn, ngày hôm sau thì nhập ngũ rồi vào miền Nam. Anh hụt hẫng đến mấy ngày.

Thanh niên sức dài vai rộng lẽ nào lại có thể ngồi không, hững hờ với tổ quốc. Anh muốn được làm cái gì đó có ý nghĩa cho đất nước. Anh muốn gắn chặt mình với nhiệm vụ của nhân dân, của đất nước. Không bỏ cuộc, anh xung phong lên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu ở Sa Pa.

Tôi nhận ra Sa Pa với những rặng đào trắng, với những đàn bò trắng đeo chuông trên cổ trải dài khắp các thung lũng, một vẻ đẹp đặc trưng không đâu trộn lẫn được. Tôi cũng từng dự định sẽ về Sa Pa ở hẳn nhưng bây giờ có lẽ chưa phải là lúc. Chẳng hiểu sao khi tôi vừa dứt lời anh lái xe lại hỏi ngược lại tôi rằng tôi sợ buồn có đúng không. Tôi cười phá lên đầy ngạo mà đáp lại anh ta rằng : Đúng buồn thì ai mà chẳng sợ nhưng quên đi để làm việc mới là điều đúng đắn.

Đi thêm một đoạn nữa, bỗng anh lái xe cho xe dừng khựng lại, và thông báo cho mọi người nghỉ ngơi 30 phút và cũng kịp để lót dạ. Anh ta hăm hở kéo tay tôi nằng nặc đòi giới thiệu cho tôi một người.

Tôi còn chưa kịp hiểu hết chuyện gì anh ta đã nhanh nhảu kể rằng đó là cậu thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Cách đây 4 năm vì quá “Thèm người” mà anh ta đã lấy gậy chặn ngang xe. Cơ duyên gặp nhau bắt đầu từ đó, về sau thi thoảng tôi hay lên thăm, mua dùm cho anh ý chút sách và đồ đạc cần thiết.

Nghe đến đây tôi xúc động vô cùng. Một chàng trai trẻ lại chọn cách sống âm thầm, buồn tẻ thế này sao? Những trí tưởng tượng còn chưa kịp định hình trong đầu tôi thì trước mắt xuất hiện một câu con trai. Dáng vóc cậu ta nhỏ bé và trắng trẻo, có chút gì đó thư sinh, mỏng manh thu vào tầm mắt tôi. Điều này lại càng khiến tôi tò mò về câu chuyện ban nãy.

Qua một hồi giới thiệu, cậu ta mời tôi và cô bé kĩ sư lên nhà chơi. Chắc có lẽ do quá đột ngột cậu ta có vẻ luống cuống, luộm thuộm. Nhưng không trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của tôi ngôi nhà nhỏ nhắn, xinh xắn giữa rừng hoa hiện ra trước mắt. Cô kĩ sư cùng anh thanh niên trẻ hái hoa còn tôi tôi kiếm một góc sân nhỏ ngồi nghỉ hít hà cái khí trong lành đất trời Sa Pa.

Bẵng đi một lúc, anh thanh niên tiến tới bên tôi, bảo rằng anh ta sẽ dùng 5 phút để kể về công việc anh ta đổi lại chúng tôi sẽ cho anh ta 25 phút để được nghe tình hình và con người dưới xuôi.

Thế rồi anh ta giới thiệu về công việc của anh ta là đo mưa; đo gió; đo nắng; dự báo thời tiết; phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Rồi anh ta giới thiệu về các đứa con tinh thần của anh ta- nào là máy đo mưa; máy đo mây rồi cách anh ta đo gió;…Hứng thú lên cao trào bỗng nhiên anh ta hạ giọng nửa đùa nửa có chút lạnh lẽo khi nói về những đêm lạnh giá phải đi ra quan sát vào lúc 1h đêm. Gió lạnh thấu xương xuyên qua từng lớp áo đâm vào tim của chàng trai trẻ..

Lời kể của anh như gợi lên một nét sáng tạo; 1 đề tài mà tôi hằng mong ước kiếm tìm, tôi nhanh chóng kêu anh kể tiếp nhưng anh lại không nói nữa. Có lẽ anh đã cảm nhận được chút gì đó bối rối và e lê trong đôi mắt tôi và cô kĩ sư kia.

Rồi anh mời tôi và cô kĩ sư vào trong nhà thưởng thức trà. Căn phòng đơn sơ mộc mạc giản dị và rất đỗi hiếu khách của anh thật khiến con người ta cảm động. Tôi rất muốn, thực sự muốn được nghe nốt câu chuyện của anh cho thỏa cái nỗi lòng si mê tột cùng này. Tôi nói với anh rằng tôi hứa nhất định sẽ lên đây một lần nữa và kể cho anh nghe hết câu chuyện dưới xuôi còn bây giờ tôi muốn được nghe trọn vẹn câu chuyện của anh. Chiều lòng người họa sĩ đầu bạc như tôi, chàng trai trẻ tỏ ra lễ phép, tiếp tục tâm tình. Tôi băn khoăn nhờ anh giải đáp thắc mắc của mình. Anh không ngần ngại nói rằng anh không hề một mình, anh còn có công việc, có sách vở và có cả những người đồng chí dưới kia bầu bạn. Anh chia sẻ anh có một ông bố tuyệt vời. Bố anh đi nhập ngũ còn anh được phân về đây làm việc. Hồi tết vừa rồi có một chú quân đội xuống thăm anh báo cho anh biết chính nhờ phát hiện đám mây khô của anh mà quân ta tiêu diệt được biết bao máy bay phản lực Mỹ trên cầu Hàm rồng. Anh bảo anh sung sướng và hạnh phúc xiết bao khi được cống hiến chút sức lực nhỏ nhoi cho tổ quốc, cho quê hương, đất nước.

Mân mê theo lời kể của anh những nét bút trên tay tôi cũng đủ kịp khắc họa đôi nét về con người tuổi trẻ đầy nhiệt huyết ấy. Thấy tôi vẽ anh tỏ ra ngượng ngùng nhưng cũng chịu ngồi yên cho tôi vẽ. Anh kể cho tôi nghe thêm về anh kĩ sư vườn rau su hào không quản ngày đêm miệt mài lai tạo giống; thụ phấn để đem lại nhưng củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân Miền Bắc; về đồng chí nghiên cứu khoa học lúc nào cũng trong tư thế chờ sét,…Những con người ấy khiến anh khâm phục và ngưỡng mộ. Còn tôi nghe đến đây tôi lại thấy lâng lâng; một nỗi lòng da diết đến khó tả.

Một vài nét giản đơn mới chỉ kịp phác họa phần nào con người ấy; còn cái hồn của bức tranh có lẽ phải cần tôi chiêm nghiệm và con mắt của người thưởng thức. Thời gian trôi nhanh quá ấy thế mà đã gần 30 phút trôi qua, chúng tôi phải lên đường. Tạm biệt chàng trai trẻ tôi nhất định, sẽ còn quay lại đây. Anh ta xách vội túi trứng dúi vào tay tôi bảo tôi với cô gái mang theo ăn dọc đường. Cái tình người ấm áp nơi núi rừng lạnh lẽo mới thật quý hóa xiết bao.

Anh ta từ chối tiễn chúng tôi bơi sắp tới giờ trực nhưng sao tôi lại có chút hoài nghi, chút âu tư phiền muộn? Tôi lên xe ngước nhìn mãi cho đến khi bóng ngôi nhà nhỏ nhắn ấy khuất dần, khuất dần về phía sau…

Và phải chăng tôi đã tìm được cái chân lí cho bức tranh nghệ thuật bất lâu nay. Tôi muốn vẽ, muốn được truyền tải cái hồn của sự hi sinh thầm lặng của những con người ấy đến với mọi người. Và nhất định tôi sẽ tìm về nơi đây, tìm về nơi buồn nhất thế gian mà lại dư vị dư tình biết bao nhiêu. Lào Cai- 1970.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF