YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Kì thi giữa học kì 1 sắp tới, HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm học 2022-2023. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các em học sinh ôn tập và luyện tập lại kiến thức đã học, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi giữa học kì 1 lớp 9 sắp tới của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo đề cương giữa HK1 bên dưới đây.

ADSENSE

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) ở Liên Xô

- Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề: Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70000 làng mạc bị phá hủy…

- Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành kế hoạch 5 năm lần IV( 1946- 1950) trước thời hạn.

- Công nghiệp tăng 73%, Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

- 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.

1.2. Tình hình chung Châu Á

- Sau 1945 một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng lên.

- Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, phần lớn các dân tộc đã giành độc lập: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a…

- Từ nửa sau thế kỉ XX tình hình Châu Á không ổn định do: chiến tranh xâm lược của các nước Đế quốc, nhất là Đông Nam Á và Tây Á, một số nước diễn ra xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ…

- Một số nước đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Xin-ga-po…).

1.3. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?

*Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành được độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế , xã hội của đất nước

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po

*Mục tiêu: Phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

*Nguyên tắc:

- Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.

- Hợp tác cùng phát triển.

*Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN:

-Thời cơ: Tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam được hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vực. Thu hút vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ khoa học- kĩ thuật, công nghệ , văn hóa…để phát triển đất nước.

- Thách thức:Nếu Việt Nam không bắt kịp với các nước trong khu vực, sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế. Có điều kiện hòa nhập với thế giới về kinh tế, nhưng dễ bị hòa tan về chính trị, dễ bị lai căng nếu như không giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, Việt Nam “Hòa nhập nhưng không hòa tan”.

1.4. Quá trình phát triển của ASEAN

Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương (1975), quan hệ Đông Dương-ASEAN được cải thiện, bắt đầu có những cuộc viếng thăm ngoại giao.

Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, thế giới bước vào thời kì sau "chiến tranh lạnh" và vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị Đông Nam Á được cải thiện. Xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên ASEAN.

Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.

Tháng 4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức này.

Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.

Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.

1.5. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã đạt được thắng lợi như thế nào ?

- Đầu thế kỉ XIX Anh chiếm Nam Phi

- Năm 1961 nước Cộng hòa Nam Phi ra đời

- Trong hơn ba thế kỉ , chính quyền thực dân da trắng đã thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo .

- Dưới sự lãnh đạo của “ Đại hội dân tộc Phi” ( ANC ) người da đen đấu tranh kiên trì chống chủ nghĩa A-pác-thai

- Tháng 5-1994 Nen-xơn-man-đê-la được bầu làm Tổng thống → Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại .

- Nam Phi thực hiện “chiến lược kinh tế vĩ mô”tập trung sức phát triển kinh tế , xã hội nhằm xóa bỏ “ chế độ A-pác-thai” về kinh tế.

1.6. Tình hình chung các nước Đông Nam Á

* Trước Chiến tranh thế giới thứ hai:

Hầu hết các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan…

- Khi chiến tranh lan rộng toàn thế giới (12 - 1941), các nước Đông Nam Á lại bị quân Nhật chiếm đóng, thống trị và gây nhiều tội ác đối với nhân dân các nước ở khu vực này. Cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật đã bùng lên mạnh mẽ ở khắp nơi.

- Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh (8/1945), nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền (điển hình là Việt Nam).

* Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Ngay sau khi Nhật đầu hàng, các nước Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.

- Sau đó, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước ĐNA tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50, các nước ĐNA lần lượt giành được độc lập dân tộc.

- Cũng từ giữa những năm 50, Đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực ĐNA, tiến hành xâm lược VN, Lào, CPC.

- Từ giữa những năm 50, các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO, trở thành đồng minh của Mĩ như Thái Lan.Philippin,mộtsốnướcthihànhchínhsáchhòabìnhtrunglậpnhưIn-đô-nê-xi- a, Mi-an-ma; một số nước chống Mĩ như: VN, Lào, Cam-pu-chia.

2. Bài tập tự luyện

Câu 1. Cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới vào giữa những năm 70 của thế kỉ XX mở đầu bằng

A. sự khủng hoảng, trì trệ của Liên Xô.

B. cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới năm 1973.

C. cuộc khủng hoảng thừa trong thế giới tư bản.

D. sự mâu thuẫn trong nội bộ Đảng cộng sản Liên Xô.

Câu 2. Khi lên cầm quyền (3/1985), Gooc-ba-chop đã đề ra đường lối gì để đối phó với khủng hoảng toàn diện ?

A. Nhờ vào sự giúp đỡ của Mĩ.

B. Đường lối cải tổ.

C. Hợp tác với các nước phương Tây.

D. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu Liên bang Xô Viết sụp đổ ?

A. Nhà nước Liên bang tê liệt.

B. Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập.

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập.

D. Ngày 25/12/1991, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Cremli bị hạ xuống.

Câu 4. Nội dung nào không phải biểu hiện khủng hoảng và rối loạn của công cuộc cải tổ ở Liên Xô?

A. Đất nước thoát ra khủng hoảng, vươn lên phát triển

B. Nhiều cuộc bãi công diễn ra

C. Mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi li khai

D. Các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng nhân dân

Câu 5. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào?

A. Chủ nghĩa thực dân cũ .                               

B. Chế độ phân biệt chủng  tộc.

C. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.                      

D. Chủ nghĩa khủng bố.

Câu 6. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng sang

A. Trung Quốc

B. khu vực Đông Bắc Á

C. khu vực Nam Á và Bắc Phi

D. khu vực Tây Á

Câu 7. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh chống chế đôi A-pác-thai của nhân dân châu Phi là gì?

A. Chủ nghĩa thực dân cũ bị xoá bỏ ở châu Phi

B. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi- sào huyệt cuối cùng đã bị xoá bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại

C. Chủ nghĩa thực dân mới bị xoá bỏ ở châu Phi

D. Hệ thống thuộc địa bị xoá bỏ ở châu Phi

Câu 8. Phần lớn các nước châu Á giành được độc lập vào thời gian nào?

A. Cuối những năm 40 của thế kỉ XX

B. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX

C. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX

D. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX

Câu 9. Hãy cho biết nội dung nào không phải của tình hình các nước Châu Á sau khi giành độc lập?

A. Tất cả các nước Châu Á đều ổn định và phát triển

B. Diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc

C. Một số nước diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc phong trào li khai

D. Các nước đế quốc thực dân cố duy trì ách thống trị

Câu 10. Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhiệm vụ của nhân dân Trung Quốc là gì?

A. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược

B. Đầu tư hiện đại hoá quân đội

C. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến hành công nghiệp hoá, phát triển kinh tế xã hội

D. Tiến hành cải tổ.

Câu 11. Sự kiện xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN là

A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á được kí kết tại Ba-li (in-đô-nê-xi-a) tháng 2-1976

B. Tuyên ngôn thành lập tổ chữ ASEAN tại Băng Cốc

C. Hiệp đinh Pari về Cam-pu-chia được kí kết

D. Việt Nam gia nhập hiệp ước Ba-li

Câu 12. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu?

A. Gia-các-ta (in-đô-nê-xi-a)

B. Ma-ni-la (Phi-líp-pin)

C. Băng Cốc (Thái Lan)

D. Xin-ga-po

Câu 13. Ở Đông Nam Á, Mỹ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. NATO

B. SEATO

C. AZUS

D. EU

Câu 14. Nội dung nào phản ánh đúng nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp.

B. Cải tổ là tất yếu, khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt.

C. Cải tổ đất nước là sai lầm lớn, Liên Xô và Đông Âu không cần phải thay đổi.

D. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót nên không thể cải tổ.

Câu 15. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô năm 1991 đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?

A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành

B. Trật tự thế giới “một cực” hình thành

C. Hình thành trật tự thế giới “đa cực”

D. Phong trào cách mạng thế giới mất chỗ dựa

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF