Mời quý thầy, cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 9 năm học 2022-2023. Đề cương bao gồm các kiến thức trọng tâm và câu hỏi ôn tập có đáp án hướng dẫn chi tiết sẽ giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải trắc nghiệm Hóa 9. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới nhé.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN HÓA HỌC 9
NĂM HỌC 2022-2023
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết
- Tính chất hóa học của: oxit, axit, bazơ, muối
+ Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Vd: CaO, SO2, CO, Na2O, Fe3O4, P2O5, …
+ Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các ng/tử kim loại.
Vd: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, …
Sản xuất axit sunfuric: Gồm các công đoạn sau
\(\begin{array}{*{20}{l}}
{\left( {\rm{1}} \right){\rm{ S + \; }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{\; \;}}\mathop \to \limits^{{{\rm{t}}^{\rm{0}}}{\rm{,}}{{\rm{V}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{{\rm{5\;}}}}} {\rm{ \;S}}{{\rm{O}}_{{\rm{2\;}}}}}\\
{\left( {\rm{2}} \right){\rm{\; 2S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{\; + \; }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{\; }} \to {\rm{\;\;2S}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}\\
{\left( {\rm{3}} \right){\rm{\;\; S}}{{\rm{O}}_{{\rm{3\;\;\;}}}}{\rm{ + \; }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O }} \to {\rm{ \; }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}}
\end{array}\)
+ Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (OH).
Vd: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, …
Sản xuất natri hiđroxit:
\({\rm{2NaCl + 2}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O }}\mathop \to \limits^{{\rm{dpddcmn}}} {\rm{2NaOH + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{\; + C}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}\)
- Thang pH: Dùng để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của một dung dịch:
pH = 7: trung tính
pH < 7: tính axit
pH > 7: tính bazơ
1.2. Các dạng bài tập
- Viết các PTHH minh họa cho tính chất hóa học, ứng dụng của các chất, pthh điều chế các chất.
- Dựa vào tính chất hóa học, vật lý giải thích các ứng dụng, các hiện tượng thường gặp.
- Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa, thể hiện mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Phân biệt, nhận biết các chất bằng phương pháp vật lý, hóa học.
2. BÀI TẬP
Câu 1 : Dãy oxit nào dưới đây khi hòa tan trong nước thu được dung dịch axit?
A. BaO, SO2, CO2, SO3
B. P2O5, SO3, N2O5, CO2
C. CO, SO2, CuO, Cl2O7
D. NO, Al2O3, P2O5, SO2
Câu 2 : Cho dãy bazơ sau: KOH, NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Số chất trong dãy không bị nhiệt phân hủy là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 3 : Diêm tiêu có nhiều ứng dụng quan trong như: chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng,... Công thức hóa học của diêm tiêu là
A. KNO3
B. KClO3
C. NaNO3
D. NaNO2
Câu 4 : Loại phân đạm nào dưới đây có hàm lượng nitơ cao nhất?
A. Kali nitrat
B. Amoni sunfat
C. Ure
D. Amoni nitrat
Câu 5 : Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch Na2CO3 là
A. H2SO4, NaOH và KNO3
B. HCl, KOH và SO2
C. H2SO4, Ca(OH)2 và MgCl2
D. NaOH, SO2 và KNO3
Câu 6 : Chỉ dùng dung dịch HCl có thể phân biệt được các dung dịch:
A. KOH, KHCO3, Na2CO3
B. KOH, NaOH, AgNO3
C. Na2SO4, Na2SO3, NaNO3
D. KOH, Na2CO3, AgNO3
Câu 7 : Khí N2 bị lẫn tạp chất là khí CO2, có thể dùng chất nào sau đây để thu được N2 tinh khiết?
A. H2SO4
B. Ca(OH)2
C. NaHSO3
D. CaCl2
Câu 8 : Trong các dãy oxit dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả các oxit đều phản ứng với axit clohiđric?
A. CuO, FeO, CO2
B. CuO, P2O5, FeO
C. CuO, SO2, BaO
D. CuO, BaO, Fe2O3
Câu 9 : Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là
A. 43,96% và 56,04%
B. 56,33% và 43,67%
C. 27,18% và 72,82%
D. 53,63% và 46,37%
Câu 10 : Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là
A. CuO
B. ZnO
C. PbO
D. CaO
Câu 11 : Để nhận biết 3 khí không màu: CO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng
A. Giấy quỳ tím ẩm
B. Que đóm còn tàn đỏ, nước vôi trong
C. Than hồng trên que đóm
D. Dẫn các khí vào nước vôi trong
Câu 12 : Dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch
A. Na2CO3
B. Na2CO3 và NaHCO3
C. NaHCO3
D. Na2CO3 và NaOH dư
Câu 13 : Tính chất hóa học nào không phải là tính chất hóa học đặc trưng của axit
A. Tác dụng với kim loại
B. Tác dụng với muối
C. Tác dụng với oxit axit
D. Tác dụng với oxit bazơ
Câu 14 : Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro. Dẫn toàn bộ lượng hiđro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Ag và Zn
B. Cu và Ag
C. Na và Mg
D. Zn và Cu
Câu 15 : Cho một khối lượng bột kẽm dư vào 200 ml dung dịch HCl. Kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là
A. 1M
B. 0,1M
C. 2M
D. 0,2M
Câu 16 : Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (II) clorua và khí hiđro
B. Sắt (III) clorua và khí hiđro
C. Sắt (II) sunfua và khí hiđro
D. Sắt (II) clorua và nước
Câu 17 : Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:
A. Rót nước vào axit đặc.
B. Rót từ từ nước vào axit đặc.
C. Rót nhanh axit đặc vào nước.
D. Rót từ từ axit đặc vào nước.
Câu 18 : Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại:
A. Phản ứng trung hoà
B. Phản ứng thế
C. Phản ứng hoá hợp
D. Phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 19 : Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Cu, K2O, Ba(OH)2, AgCl
B. Zn, FeO, Al(OH)3, CaCO3
C. H2O, BaO, KOH, Ag
D. CaO, NaCl, Al(OH)3, Mg
Câu 20 : Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau)?
A. KOH và NaCl
B. KOH và HCl
C. KOH và CuCl2
D. KOH và Al(OH)3
Câu 21 : Nhóm các dung dịch có pH > 7 là
A. HCl, NaOH
B. H2SO4, HCl
C. KOH, Ca(OH)2
D. BaCl2, KNO3
Câu 22 : Công thức hóa học của đạm urê là
A. NH4NO3
B. NH4Cl
C. CO(NH2)2
D. (NH4)2SO4
Câu 23 : Cho 12,6 gam Na2SO3 tác dụng với H2SO4 dư. Thể tích SO2 thu được (đktc) là
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 4,48 lít
D. 3,36 lít
Câu 24 : Cho hỗn hợp sau: NaCl, Na2CO3 và NaOH. Để thu được muối ăn tinh khiết, từ hỗn hợp trên có thể dùng một lượng dư dung dịch chất nào sau đây?
A. BaCl2
B. HCl
C. Na2CO3
D. CaCl2
Câu 25 : Biết 12 gam muối hỗn hợp muối gồm: CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Thành phần % theo khối lượng của CaCO3 và CaSO4 có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 25% và 75%
B. 30% và 70%
C. 75% và 25%
D. 70% và 30%
ĐÁP ÁN
13. B |
2. B |
3. A |
4. C |
5. C |
6. D |
7. B |
8. D |
9. A |
10. D |
11. B |
12. C |
13. C |
14. D |
15. A |
16. A |
17. D |
18. A |
19. B |
20. A |
21. C |
22. C |
23. B |
24. B |
25. A |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 9 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lí 9 năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tin học 9 năm 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.