YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

HOC247 mời các em cùng tham khảo Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2023-2024 dưới đây. Nội dung đề cương do HOC247 biên soạn nhằm phục vụ cho các em học sinh lớp 9 trong quá trình ôn thi để học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới nhé!

ADSENSE

1. Lý thuyết

1.1. Đọc hiểu văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

Tên văn bản

Hoàn cảnh sáng tác

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Ánh Trà)

Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà.

Văn bản nhật dụng.

- Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.

- Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.

- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.

- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.

- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Văn bản được trích trong Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30 tháng 9 năm 1990 tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Niu Oóc.

Văn bản nhật dụng

- Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới là vấn đề mang tính nhân bản.

- Những thảm họa, bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới là thách thức đối với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân.

- Những thuận lợi lớn để cải thiện tình hình, bảo đảm quyền của trẻ em.

- Những đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, được bảo vệ và phát triển.

- Gồm có 17 mục, được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lý. Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.

- Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.

Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian dã sử, truyền thuyết của Việt Nam. Tất cả gồm 20 truyện.

 

Truyện truyền kỳ

- Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:

+ Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con.

+ Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình.

- Thái độ của tác giả: phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh.

- Khai thác vốn văn học dân gian.

- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì…

- Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không sáo mòn.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ)

Vũ trung tùy bút là tập tùy bút đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn.

Tùy bút

- Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm:

+ Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài,… Ý nghĩa khách quan của sự việc cho thấy cuộc sống của vua chúa thật xa hoa.

+ Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh,… Để thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ.

- Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại:

+ Thủ đoạn: nhờ gió bẻ măng, vu khống,…

+ Hành động: dọa dẫm, cướp, tống tiền,…

- Thái độ của tác giả: thể hiện qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại.

- Lựa chọn ngôi kể phù hợp.

- Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người.

- Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kỳ công đưa cây quý về trong phủ, từ những âm thanh khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại,…

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện  thực.

Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)

- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX.

- Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn.

Tiểu thuyết chương hồi.

- Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh qua các sự kiện lịch sử:

+ Ngày 20, 22, 24 tháng 11, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).

- Hình ảnh bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, tự chủ, khinh địch và sự thảm bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị khi tháo chạy về nước.

- Hình ảnh vua quan Lê Chiêu Thống đê hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược.

- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.

- Khắc họa nhân vật lịch sử (người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động.

- Có giọng điệu trần thuật thể hiện rõ thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.

Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Đoạn trường tân thanh thường được biết đến đơn giản là Truyện Kiều - là một truyện thơ của thi sĩ Nguyễn Du (1766-1820).

- Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm

Truyện thơ

Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, phụ nữ. Truyện Kiều tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến: Từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh giá”, quan tổng đốc trọng thần… đều ích kỉ tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người. Đồng thời, truyện còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiện đã làm tha hoá con người. Đồng tiền làm đảo điên, đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xoá mờ công lí.

- Sự kết tinh thành tựu nghệ thuật của văn học dân tộc trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ và thể loại.

- Với Truyện Kiều ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, con người.

- Nguyễn Du là thiên tài văn học, là danh nhân văn hoá thế giới, là nhà nhân đạo chủ nghĩa có đóng góp to lớn đối với sự phát triển văn học Việt Nam. Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.

1.2. Tiếng việt

1.2.1. Các phương châm hội thoại

- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

+ Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

1.2.2. Xưng hô trong hội thoại

- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.

- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

1.2.3. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:

+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

+ Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.

+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.

+ Thêm từ rằng hoặc  trước lời dẫn.

+ Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:

+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…).

+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

1.2.4. Sự phát triển của từ vựng

- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.

- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

- Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:

+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

1.2.5. Thuật ngữ

- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Đặc điểm của thuật ngữ:

+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.

+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

1.2.6. Trau dồi vốn từ

- Hai định hướng chính để trau dồi vốn từ:

- Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể. Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.

- Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.

1.2.7. Tổng kết từ vựng

- Từ đơn và từ phức.

- Thành ngữ.

- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

- Trường từ vựng;

- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;

- Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 

1.3. Tập làm văn

- Viết đoạn văn nghị luận văn học

1.3.1. Đối tượng được bàn đến

Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng:

- Một đoạn thơ, bài thơ, một hình tượng nghệ thuật.

- Giá trị chung của đoạn thơ, bài thơ, hoặc là một khía cạnh, một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật.

1.3.2. Yêu cầu chung

- Đọc kĩ đề bài, hình dung các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nội dung khái quát, giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ, đoạn thơ.

- Xác định vấn đề cần nghị luận, các thao tác lập luận sử dụng và phạm vi dẫn chứng đưa vào trong bài làm.

- Lập dàn ý sơ lược dựa trên một số câu hỏi thông thường như: bài thơ, đoạn thơ hay ở đâu? Hình thức nghệ thuật thể hiện là gì? Các thủ pháp chủ yếu sử dụng? Những từ ngữ nào cần đi sâu phân tích?...

1.3.3. Dàn ý khái quát

a) Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (một phương diện nội dung, nghệ thuật...)

b) Thân bài: Dù là dạng bài nào, học sinh cũng cần đảm bảo đù ba luận điểm cơ bản sau:

* Luận điểm 1: Khái quát chung

- Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung khái quát của bài thơ.

- Hoặc là giải thích thuật ngữ.

* Luận điểm 2: Làm rõ vấn đề nghị luận

- Phân tích bài thơ, đoạn thơ theo yêu cầu của đề (có thể theo trình tự câu thơ hoặc theo trình tự ý).

- Hoặc phân tích bài thơ, đoạn thơ để làm rõ một định hướng nào đó (chia luận điểm theo nội dung của định hướng)

* Luận điểm 3: Đánh giá chung (bình luận)

- Đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

c) Kết bài:

- Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.

2. Đề thi minh họa

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:

- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

(Ngữ văn 9/ tập 1)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 đ)

a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 3. (1.0 đ)

a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?

b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 4. (1.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?

Câu 5. (1.0 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả).

ĐÁP ÁN

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1

- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương.

- Tác giả: Nguyễn Dữ.

Câu 2

a. Không tuân thủ phương châm lịch sự.

b. Tuân thủ phương châm về chất.

Câu 3

a. Từ đồng nghĩa với từ qua đời: mất.

b. Từ bế dùng với nghĩa gốc.

Câu 4

- Trương Sinh nghe lời con trẻ, nghi Vũ Nương không chung thủy, la mắng nàng.

- Vũ Nương phân trần để cởi mối nghi oan.

Câu 5

- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích hợp lý, thuyết phục.

- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích tương đối hợp lý.

- Không trả lời hoặc trả lời hoàn toàn sai.

---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF