Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về thiên nhiên của nước ta trong chương trình Địa lí 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Chuyên đề Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông - Tây Địa lý 12. Mời các em cùng tham khảo!
THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO ĐÔNG – TÂY
I. Lý thuyết
Nguyên nhân : Ảnh hưởng của Biển Đông càng về phía Tây càng giảm kết hợp với đặc điểm địa hình (thấp dần theo hướng TB-ĐN và với hướng của các dãy núi). Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liên, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
a. Vùng biển và thềm lục địa
– Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng – hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên và có sự thay đổi từng đoạn bờ biển.
– Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa.
b. Vùng đồng bằng ven biển
Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển thay tùy nơi thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.
– Hình thành đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ, mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.
-Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ: Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp, giáp biển sâu, địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẻ nhau, cồn cát, đầm phá khá phổ biến, thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, giàu tiềm năng du lịch, thuận lợi phát triển KT biển
c. Vùng đồi núi
Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
– Khi vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.
– Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 vùng (Đông Trường Sơn nhiệt độ cao hơn vì chịu ảnh hưởng của gió Lào, Tây Nguyên có nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình).
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng:
A. cận nhiệt đới gió mùa.
B. ôn đới gió mùa.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. cận xích đạo gió mùa.
Đáp án: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho lãnh thổ phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Đới rừng cận xích đạo gió mùa là cảnh quan tiêu biểu cho
A. đồng bằng và ven biển, đảo.
B. đồi núi và trung du.
C. phần lãnh thổ phía Bắc.
D. phần lãnh thổ phía Nam.
Đáp án: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho lãnh thổ phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ 160B trở vào)?
A. Quanh năm nóng.
B. Về mùa khô có mưa phùn.
C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.
D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
Đáp án: Mưa phùn là dạng thời tiết đặc trưng vào cuối đông ở miền Bắc nước ta, miền Nam không có dạng thời tiết mưa phùn.
⇒ Ý B sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Ở miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao?
A. 600-700m.
B. 700-800m.
C. 800-900m.
D. 900-1000m.
Đáp án: Do miền Nam khí hậu mang tính chất cận xích đạo nên đại nhiệt đới gió mùa ở độ cao 900-1000m.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Càng về phía Nam thì:
A. Nhiệt độ trung bình càng tăng.
B. Biên độ nhiệt càng tăng.
C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
Đáp án: - Càng về phía Nam càng gần xích đạo nên nhận được lượng nhiệt càng lớn ⇒ nhiệt độ càng tăng. ⇒ A đúng.
- Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm ⇒ biên độ nhiệt năm nhỏ. Miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa ĐB hạ thấp nền nhiệt ⇒ biên độ nhiệt năm cao
⇒ Càng vào Nam biên độ nhiệt càng nhỏ, nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng tăng.
⇒ đáp án B và C sai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm nhiệt độ nước ta từ Nam ra Bắc?
A. Nhiệt độ trung bình tăng dần
B. Biên độ nhiệt năm tăng dần
C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng tăng
D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm
Đáp án: Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm nên biên độ nhiệt năm nhỏ. Miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hạ thấp nền nhiệt nên biên độ nhiệt năm cao.
Như vậy, càng vào Nam biên độ nhiệt càng nhỏ, nhiệt độ trung bình năm càng tăng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Phạm vi của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc, nguyên nhân chính là do:
A. Miền Bắc nằm gần chí tuyến hơn miền Nam.
B. Miền Bắc có mưa nhiều hơn miền Nam.
C. Miền Bắc có độ cao địa hình cao hơn miền Nam.
D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.
Đáp án: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam lại ở độ cao cao hơn ở miền Bắc vì:
- Miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô), nằm ở gần chí tuyến hơn, lượng nhiệt nhận được lớn hơn nên khí hậu chân núi của miền Bắc là nhiệt đới ẩm gió mùa nên chỉ cần tới ngưỡng 600-700m đã tới giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa.
- Miền Nam quanh năm chịu tác động của khối khi nóng lại nằm gần xích đạo hơn lượng nhiệt nhận được lớn hơn nên khí hậu chân núi của miền Nam là cận xích đạo gió mùa nên cần tới 900-1000m mới đạt giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có
A. nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
B. nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn.
C. biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
D. nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thấp hơn.
Đáp án: TP. Hồ Chí Minh thuộc lãnh thổ phía Nam, có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính cận xích đạo, nóng quanh năm, biên độ nhiệt năm nhỏ
⇒ biên độ nhiệt năm nhỏ hơn so với Hà Nội
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Ở phần lãnh thổ phía Nam ( từ dãy Bạch Mã trở vào), nơi xuất hiện loại rừng thưa nhiệt đới khô nhiều nhất là:
A. Đông Nam Bộ
B. Cực Nam Trung Bộ
C. Vùng ven biển miền Trung
D. Tây Nguyên
Đáp án: D
Câu 10: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu củ phần lãnh thổ phía Nam ( từ dãy Bạch Mã trở vào)
A. Đới rừng cận xích đạo gió mùa
B. Đới rừng xích đạo
C. Đới rừng nhiệt đới gió mùa
D. Đới rừng lá kim
Đáp án: A
Câu 11: Đặc điểm nhiệt độ nào dưới đây không phải của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào)
A. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo
B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC
C. Trong 2-3 tháng nhiêt độ trung bình thấp hơn 18oC
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
Đáp án: C
Câu 12: Đặc điểm và nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào ) là
A. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
C. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
D. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
Đáp án: D
Câu 13: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam ( từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
B. Cận xích đạo gió mùa
C. Cận nhiệt đơi hải dương
D. Nhiệt đới lục địa khô
Đáp án: B
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Thiên nhiên phân hóa theeo chiều Đông - Tây Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !