YOMEDIA

Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân dưới đây nhằm giúp các em hiểu được ý nghĩa câu nói đó để rút ra được những bài học cần thiết cho bản thân. Đồng thời, bài văn mẫu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Cùng Học247 tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Giải thích hai câu tục ngữ Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua.

ADSENSE

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

B. DÀN BÀI CHI TIẾT

I. Mở bài

Giới thiệu “Nói dối có hại cho bản thân”: Ông bà ta có câu “Chẳng ai tin người dối trá cho dù họ nói sự thật”, đúng như thế người dối trá luôn là một người dối trá. Nói dối rất có hại cho bản thân để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu “Nói dối có hại cho bản thân”.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình nghe thấy hay nhìn thấy.

- Nói dối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh và chính bản thân mình “một lần bất tín, vạn lần bất tin”.

2. Chứng minh

- Trong cuộc sống:

+ Mọi người sẽ không tin tưởng ta.

+ Mọi người sẽ không ai quan hệ hay chơi với chúng ta.

+ Chúng ta sẽ trở nên hư hỏng.

- Trong học tập:

+ Khi chúng ta lừa dối bạn bè thầy cô thì chúng ta sẽ không được tin tưởng.

+ Nếu chúng ta nói dối thì sẽ không ai chơi và giao việc cho chúng ta làm, chúng ta sẽ bị tẩy chay.

- Trong văn học:

+ Bài học về chú bé chăn cừu nói dối và bị chó sói ăn thịt khi đã nói dối mọi người.

+ Lý Thông đã nói dối với nhà vua mình đã giết chằn tinh và cuối cùng đã bị biến thành con thạch sùng.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về “ Nói dối có hại cho bản thân”.

- Ví dụ: Nói dối là một đức tính không tốt, chúng ta hãy tự mình khiến mình trở nên trung thực và thật thà hơn. Nói dối rất có hại cho bản thân.

C. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Em hãy viết bài văn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.

Gợi ý làm bài:

1. Bài văn mẫu số 1

Ông cha ta có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Một trong những điều khiến cho chúng ta đánh mất đi lòng tin của người khác chính là việc nói dối. Nói dối có tác hại to lớn trong cuộc sống của con người.

Hiểu đơn giản nhất, “nói dối” là nói sai, nói không đúng với thực tế cuộc sống. Nếu một lời nói dối dùng để che đậy một dã tâm muốn lừa lọc hay lấp liếm lỗi lầm mà con người đã gây ra thì đó là một lời nói dối sai trái mà cả nhân loại đều lên án. Lời nói dối có hai khía cạnh đối lập nhau lời nói dối thiện chí và lời nói dối bất thiện. Những lời nói dối bất thiện thường xuất phát từ một mục đích vụ lợi cá nhân hoặc để che giấu những việc làm sai trái. Còn những lời nói thiện chí nhằm mục đích cứu người hoặc bảo vệ họ khỏi những đau khổ.

Khi một người nói dối, trước hết họ đang đi ngược lại với sự thật, sau đó là lương tâm của mình. Trong lòng họ nghĩ một đằng nhưng khi nói ra lại một nẻo. Hoặc có thể là cách nói sai, truyền đạt sai lệch tính chất của sự việc hay tình huống làm người khác hiểu nhầm và gây ra nhiều những tác động tiêu cực. Nếu nói dối như vậy, chúng ta sẽ đánh mất lòng tin của mọi người. Các bạn còn nhớ câu chuyện về cậu bé chăn cừu nói dối dân làng. Cuối cùng đàn cừu của anh ta đã bị sói ăn mất. Có lẽ, sau lần ấy anh ta đã phải trả giá cho lời nói dối tưởng chừng như vô hại của mình bằng cả một đàn cừu. Nói dối, không chỉ là mất đi tiền bạc vật chất, nó khiến chúng ta đánh mất nhiều thứ hơn cả lòng tin đó chính là sự tôn trọng. Lúc ấy, lời nói của ta sẽ mất trọng lượng, rồi chẳng còn ai nghe chúng ta nói, tin chúng ta làm. Đó là một sự bất lương của con người. Khi ta nói dối, ta mất sự thiện lương và trung thực, mất lòng tin và cả sự kính trọng của mọi người dành cho bản thân mình. Hơn thế, lời nói dối đôi khi khiến chúng ta mất cả tình yêu thương bởi không một tình yêu nào trên thế gian là không cần sự trân thành và thủy chung. Hết lần này đến lần khác, ta lừa dối những người yêu thương mình rồi đến một ngày, họ sẽ không còn tin tưởng thậm chí rời xa ta vì bị tổn thương bởi sự lừa lọc và dối trá.

Người Trung Hoa có câu: “Trung ngôn nghịch nhĩ” (lời nói thật tuy rằng khó nghe nhưng vẫn dễ chịu hơn lời nói ngọt ngào man trá). Lời nói dối sẽ gây ra những tác hại to lớn cho mỗi người. Trước hết, việc nói dối sẽ khiến người nói rơi vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị mọi người phát hiện. Đặc biệt là khi người ta dùng hết lời nói dối này để che đậy lời nói dối khác. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống. Ví dụ như trong cuộc sống có không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình Nếu nói dối chót lọt thì dần dần sẽ tiếp tục nói dối, và trở thành thói quen xấu. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình. Quan trọng nhất là nói dối sẽ khiến chúng ta mất đi lòng tin của những người xung quanh. Cuộc sống của bạn sẽ rơi vào khó khăn vì không có ai chịu tin tưởng, giúp đỡ…

Trong cuộc sống hiện đại, con người dường như càng hay nói dối. Nhiều người nói dối vì lợi ích cá nhân. Ví dụ người kinh doanh thì nâng cao giá trị của món hàng. Học sinh nói dối thầy cô để trốn học… Trong một ngày ta đếm không hết hàng tỉ những lời nói dối của con người. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng, thành những công cụ để kiếm ăn.

Vậy những thế hệ tương lai của đất nước nên làm gì để khắc phục những lời nói dối ấy. Trước hết hãy sống thật với chính mình, đừng đi trái với lương tâm để rồi lòng mình trở nên hèn mọn. Mỗi người hãy rèn luyện cho mình đức tính trung thực để không bị sa ngã, không hạ thấp giá trị của lời nói khiến chúng mất trọng lượng. Hãy cảnh tỉnh những kẻ gian dối, cho họ biết lời nói của họ nguy hiểm nhường nào.

2. Bài văn mẫu số 2

Nói dối là lời nói không đúng sự thật. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà nhất là chính bản thân người nói dối, về nhân cách, uy tín làm cho người khác không còn tin mình nữa.

Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng và làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ hé lộ, đến lúc ấy chẳng những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Những ai nói dối thường xuyên thì xem như là một tật xấu mà họ đang nắm giữ, niềm tin mà người khác dành cho bạn đã không còn nguyên vẹn như ban đầu.

“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện được sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.

Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Thậm chí nó còn khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nhiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.

Trái lại, cũng có nhiều lời nói dối nhằm mục đích không tốt. Một cậu bé nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; học sinh vì mải chơi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói dối bị quên vở; một cô bé xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim… Trong những trường hợp này, người nói dối nhằm mục đích che đậy tội lỗi và đều mang ý xấu. Bên cạnh đó, có những lời nói dối còn trắng trợn và đáng sợ hơn nhằm đổi trắng thay đen, nhằm hãm hại và đẩy người khác vào bước đường cùng. Việc nói dối nhiều lần sẽ thành thói xấu khó bỏ, khiến con người thản nhiên cho qua, lâu dần sẽ trở thành “căn bệnh” khó chữa và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có hại cho bản thân và ảnh hưởng xấu đến người khác.

Nói dối để che giấu những điều sai trái, lỗi lầm có thể giúp con người thoát khỏi những tình huống bất lợi ngay tức thời. Nhưng về lâu dài sẽ trở thành thói xấu, mang hại cho bản thân người nói dối. Người xưa có câu “Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra” ý chỉ dù có che đậy kỹ càng bằng những lời nói dối hoàn hảo đến đâu, sẽ có một ngày sự thật sẽ được phơi bày. Và khi đó người nói dối sẽ là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh. Khi họ gặp khó khăn nào trong cuộc sống, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Dần dần, bạn sẽ bị tách biệt, bị cô lập khỏi thế giới và thật bất hạnh cho những người nào gặp phải trường hợp như vậy. Không chỉ có vậy, một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm, tâm lý sẽ luôn hoảng loạn và không yên ổn. Liệu chúng ta có thể yên tâm sống một cuộc sống lúc nào cũng trong trạng thái nơm nớp lo sợ hay không?

Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện. Ở một góc độ nào đó, có những lời nói dối sẽ mang đến mục đích tốt đẹp như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ lạc quan vượt qua căn bệnh của mình… Nhưng hầu hết nói dối đều không đem lại kết quả tốt cho bản thân. Nhiều người nói dối như một thói quen, nói dối trở thành ngụy biện cho những việc là không tốt của họ. Quan trọng hơn cả, mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải ý thức được tác hại của lời nói dối để tự rèn cho mình tính trung thực. Tạo dựng được niềm tin với mọi người là yếu tố quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân.

Hãy luôn nhớ rằng con đường thành công sẽ không sẽ không xuất hiện cho những người sống mà dùng lời nói dối để đối đãi mọi người xung quanh.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF