YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Xuân Đỉnh

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Xuân Đỉnh, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD

(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh X nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh Y. Hành vi của học sinh X đã vi phạm quyền gì đối với học sinh Y?

A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

D. Tự do ngôn luận của công dân.

Câu 2: Dân tộc trong khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc là

A. một bộ phận dân cư của một quốc gia. B. các dân tộc ở các quốc gia khác nhau.

C. các dân tộc trong cùng một khu vực. D. các dân tộc trong cùng một nền văn hóa.

Câu 3: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp

A. phạm tội quả tang. B. đang đi công tác ở tỉnh Y.

C. đang đi lao động ở tỉnh X. D. đang trong trại an dưỡng của mình.

Câu 4: Một trong các biểu hiện của bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về

A. quyền lựa chọn việc làm.

B. quyền tự do sử dụng sức lao động theo khả năng của mình.

C. quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

D. đặc quyền của người sử dụng lao động.

Câu 5: Một công ty nhà nước và một công ty tư nhân đều được vay vốn của ngân hàng Agribank để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, Ngân hàng Agribank đã thực hiện quyền bình đẳng nào dưới đây đối với hai công ty?

A. Bình đẳng trong hỗ trợ vay vốn. B. Bình đẳng trong chính sách kinh tế.

C. Bình đẳng trong tài chính. D. Bình đẳng trong kinh doanh.

Câu 6: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 20%. Đánh giá về hành vi của H, em chọn phương án nào dưới đây?

A. Hình sự. B. Dân sự.

C. Hành chính. D. Không vi phạm pháp luật.

Câu 7: Pháp luật mang tính quyền lực vì

A. bắt nguồn từ thực tiễn xã hội. B. do Nhà nước ban hành.

C. quy định những việc phải làm. D. áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức.

Câu 8: Công ty TNHH X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Y sau khi chị sinh con. Chị Y đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị X và giám đốc đã

thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.

Câu 9: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng giữa ông bà và cháu?

A. Việc chăm sóc ông bà là nghĩa vụ của cha mẹ nên cháu không có bổn phận.

B. Chỉ có cháu trai sống cùng ông bà mới có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà.

C. Cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

D. Khi cháu được thừa hưởng tài sản của ông bà thì sẽ có nghĩa vụ chăm sóc ông bà.

Câu 10: Tự nguyện đóng thuế nhà đất hàng năm, nghĩa là công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 11: Sau khi kết hôn với nhau, anh T đã quyết định chị H không được tiếp tục theo học cao học, vì cho rằng chị H phải dành thời gian nhiều hơn cho công việc gia đình. Quyết định này của anh T là xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. tình cảm. B. gia đình. C. tài sản. D. nhân thân.

Câu 12: Thực hiện pháp luật là những hành vi hợp pháp của chủ thể nào dưới đây?

A. Nhân dân lao động. B. Công nhân. C. Tri thức. D. Cá nhân, tổ chức.

Câu 13: Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là

A. mọi công dân không phân biệt độ tuổi , giới tính đều được nhà nước bố trí việc làm.

B. ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc khi công việc đó phù hợp với cả nam và nữ.

C. nam nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, trả công lao động.

D. lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì không được hưởng lương.

Câu 14: Chị M điều khiển xe máy vượt quá tốc độ 5km/h đã bị cảnh sát giao thông X lập biên bản và hạt hành chính. Hành vi của cảnh sát giao thông X là biểu hiện cho hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 15: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhà nước và xã hội. B. Nhà nước và công dân.

C. tất cả các cơ quan nhà nước. D. tất cả mọi người trong xã hội.

Câu 16: Việc làm nào dưới đây thể hiện không phân biệt đối xử giữa các dân tộc?

A. Không bỏ phiếu bầu chỉ vì đó là người dân tộc thiểu số.

B. Mỗi dân tộc đều có tiết mục biểu diễn trong ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện.

C. Chê cười khi thấy người dân tộc mặc trang phục truyền thống.

D. Ngăn cản dân tộc khác canh tác tại nơi sinh sống của dân tộc mình.

Câu 17: Pháp luật khác với đạo đức ở điểm nào sau đây?

A. Hướng tới bảo vệ công bằng và lẽ phải. B. Điều chỉnh hành vi của con người.

C. Bắt buộc đối với tất cả mọi người. D. Có nguồn gốc từ các quan hệ xã hội.

Câu 18: Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất. Đây là một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong lao động.

C. Quyền bình đẳng trong gia đình. D. Quyền bình đẳng trong hôn nhân.

Câu 19: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.

B. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội.

C. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.

D. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ.

Câu 20: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1C 2A 3A 4C 5D 6D 7B 8B 9C 10B 11D 12D 13C 14B 15A 16B 17C 18A 19A 20D 21B 22A 23B 24A 25C 26D 27D 28D 29C 30D 31C 32A 33B 34A 35B 36B 37C 38A 39C 40D

2. Đề số 2

Câu 1: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm gọi là

A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật.

Câu 2: Do mâu thuẫn cá nhân, Anh Y đã dựng chuyện bôi nhọ danh dự của anh X. Biết chuyện, anh X đã tố cáo hành vi của anh Y với ban giám đốc. Anh Y đã xâm phạm tới quan hệ nào của anh X?

A. Nhân thân. B. Kinh tế. C. Tài sản. D. Chính trị.

Câu 3: Ở một số nơi có hiện tượng nhiều học sinh “đánh hội đồng” một học sinh khác, quay clip rồi tung

lên mạng xã hội. Hành vi này đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được bảo đảm an toàn uy tín cá nhân.

B. Quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được tôn trọng.

Câu 4: Trong cùng một điều kiện như nhau, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.

Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Tôn trọng ý kiến của con.

B. Chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.

C. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.

D. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con.

Câu 6: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường X cùng Công ty B lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỷ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí. B. nghĩa vụ kinh doanh.

C. trách nhiệm kinh doanh. D. nghĩa vụ pháp lí.

Câu 7: Cửa hàng sản xuất bánh kẹo của anh K bị cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vì sử dụng nguyên liệu không đảm bảo. Việc làm của cơ quan nhà nước đã thể hiện đặc nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính bắt buộc. B. Tính phổ biến.

C. Tính quy phạm. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 8: Sau nhiều lần B rủ rê đi chặt phá rừng, anh K vẫn cương quyết từ chối. Hành vi của anh K đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện sử dụng pháp luật?

A. Công dân tự do kinh doanh. B. Công dân nộp thuế.

C. Công dân khiếu nại. D. Học sinh đi học.

Câu 10: Ở xã, H thường xuyên chứng kiến anh N đánh vợ. H nhiều lần khuyên can nhưng N không sửa đổi. Theo em, H cần phải làm gì?

A. Báo với chính quyền địa phương nơi gần nhất và trợ giúp có hiệu quả với nạn nhân bạo lực gia đình.

B. Không báo với chính quyền địa phương vì sợ mất tình làng nghĩa xóm.

C. Tuyên truyền cho thành viên trong gia đình về luật phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới.

D. Không quan tâm vì đó là việc riêng của từng gia đình nên để họ tự giải quyết.

Câu 11: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

Câu 12: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện hành vi trái pháp luật?

A. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội.

B. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm.

C. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

D. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

Câu 13: Quan hệ nào dưới đây là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân?

A. Quan hệ nhân thân và quan hệ dân sự. B. Quan hệ tình cảm và quan hệ tài sản.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm.

Câu 14: Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản

xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?

A. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.

B. Quyền định đoạt tài sản.

C. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.

D. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.

Câu 15: Xưởng chế biến thực phẩm của chị H thường xuyên xả chất thải chưa xử lý ra dòng sông cạnh xưởng. Hành vi này đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây

A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 16: Trường hợp nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Anh T và chị N yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản vì chị N là người dân tộc Nùng.

B. Xã M được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước về phát triển kinh tế cho vùng đặc biệt khó khăn.

C. Là người dân tộc Mông nên H được cộng điểm ưu tiên trong Kì thi THPT Quốc gia.

D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X là người dân tộc Tày.

Câu 17: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức có nghĩa là nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật đều không trái với

A. Hiến pháp. B. nội quy.

C. phong tục tập quán. D. đạo đức.

Câu 18: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Nội quy. B. Tài chính. C. Lao động. D. Kỉ luật.

Câu 19: Ranh giới để phân biệt pháp luật với đạo đức là ở tính

A. quy phạm, phổ biến. B. quyền lực, bắt buộc chung.

C. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. ứng dụng trong đời sống xã hội.

Câu 20: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?

A. Bạn L mượn xe đạp của bạn C và giữ xe rất cẩn thận.

B. Em A không hỏi trước mà tự ý sử dụng điện thoại của bạn cùng lớp.

C. Bạn T vì thiếu tiền chơi điện tử nên đã lấy điện thoại của chị gái đi cầm đồ.

D. Bạn D không sử dụng máy tính của bạn H khi không được K cho phép.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1A 2A 3C 4A 5C 6A 7D 8B 9B 10A 11C 12B 13C 14C 15A 16A 17A 18D 19B 20D 21C 22D 23B 24C 25D 26B 27C 28D 29C 30D 31A 32D 33B 34D 35A 36B 37C 38B 39B 40D

3. Đề số 3

Câu 1: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là

A. xử lý pháp luật. B. trách nhiệm pháp lí.

C. thực hiện pháp luật. D. vi phạm pháp luật.

Câu 2: K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh C đi ngược chiều. Hậu quả là C bị chấn

thương (tổn hại sức khỏe 31%), chiếc xe máy của anh C bị hỏng nặng. Trong tình huống trên, K sẽ phải

chịu trách nhiệm pháp lí nào?

A. Kỉ luật và hành chính. B. Hình sự và dân sự.

C. Dân sự và kỉ luật. D. Dân sự và hành chính.

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây được coi là người có năng lực trách nhiệm pháp lí?

A. Em bé 10 tuổi. B. Người sống thực vật.

C. Cô giáo mầm non. D. Người bị thần kinh.

Câu 4: Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là

A. hôn nhân tự nguyện, một vợ một chồng.

B. hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; Vợ chồng có nghĩa vụ thực

hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

C. vợ chồng bình đẳng; Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

D. vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Câu 5: Bác Tòng Thị Phóng là người dân tộc Thái. Hiện nay bác đang giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó

Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về

A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. giáo dục.

Câu 6: Công ty Q kinh doanh thêm cả bánh kẹo, trong khi giấy phép kinh doanh là quần áo trẻ em. Công ty Q đã vi phạm nội dung nào dưới đây theo quy định của pháp luật?

A. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí. B. Mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh.

C. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. D. Tự chủ kinh doanh.

Câu 7: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo

A. quyết định của tòa án. B. quy định của nhà nước.

C. quyết định của cơ quan. D. quy định của pháp luật.

Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. V và G đều đủ điểm xét vào công ty X như nhau nhưng chỉ G được nhận vào làm vì có chú là giám đốc công ty này.

B. Trong thời bình, các bạn nam đủ tuổi phải đi đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không.

C. Trong lớp học có bạn được miễn học phí, còn các bạn khác thì không.

D. Bạn T trúng tuyển vào đại học vì được cộng điểm ưu tiên.

Câu 9: Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

A. chính trị. B. văn hóa. C. kinh tế. D. giáo dục.

Câu 10: Hai vợ chồng anh T cùng làm trong cơ quan nhà nước. Mỗi lần con ốm, anh T luôn bắt vợ phải nghỉ làm. Hành vi này của Anh T đã vi phạm vào nội dung nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Nuôi con theo quy định của pháp luật.

B. Thực hiện các chức năng gia đình.

C. Nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

D. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

Câu 11: Khẳng định nào dưới đây đúng với quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tôn giáo được hoạt động theo nguyên tắc của mình.

B. Những người có tôn giáo phải tôn trọng tôn giáo của mình.

C. Đoàn kết giúp đỡ các đồng bào cùng tôn giáo.

D. Có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?

A. Chị D che dấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà.

B. Anh H phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai.

C. Cháu G bị anh L trói tay, đổ ma túy đá vào miệng.

D. Cảnh sát giao thông X không phạt hành vi vi phạm luật giao thông của anh B vì quen biết.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình?

A. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định.

B. Tạo điều kiện để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.

C. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.

D. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.

Câu 14: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 15: Chị H nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Chị làm đơn khiếu nại đến giám đốc công ty theo quy định của pháp luật và được đi làm trở lại.

Trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Là phương tiện để phát huy quyền lực của Nhà nước.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không thuộc vai trò của pháp luật?

A. Là phương tiện để công dân phát huy quyền làm chủ của mình.

B. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.

D. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền và lợi ích của mình.

Câu 17: Bình đẳng giữa cha mẹ và con được thể hiện

A. cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

B. cha mẹ quan tâm chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

C. cha mẹ cần tạo điều kiện cho con trai học tập nâng cao trình độ.

D. cha mẹ quyết định việc chọn ngành, nghề cho con.

Câu 18: Hành vi đánh người xâm phạm đến

A. danh dự của công dân. B. thân thể của công dân.

C. nhân phẩm của công dân. D. tính mạng và sức khỏe của công dân.

Câu 19: Con có quyền có tài sản riêng khi nào?

A. Đủ 14 tuổi. B. Đủ 13 tuổi. C. Đủ 15 tuổi. D. Đủ 16 tuổi.

Câu 20: Bố mẹ bạn Mai sinh được hai người con đều là con gái. Vì thế, bố mẹ của Mai muốn sinh thêm một em trai để nối dõi tông đường. Nếu em là bạn Mai, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới dây cho phù

hợp với pháp luật?

A. Đồng ý với việc bố mẹ muốn sinh con thứ ba.

B. Không quan tâm vì đấy là chuyện của người lớn.

C. Kịch liệt phản đối vì không thích có em trai.

D. Thuyết phục không nên có sự phân biệt giữa các con với nhau.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1B 2B 3C 4B 5A 6A 7A 8A 9B 10C 11D 12C 13C 14D 15B 16A 17A 18D 19C 20D 21B 22B 23C 24D 25D 26C 27C 28B 29A 30A 31C 32C 33D 34B 35D 36A 37D 38B 39D 40A

4. Đề số 4

Câu 1: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?

A. Bà L bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.

B. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.

C. Chị T bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.

D. Anh N trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Lấy trộm ví tiền trị giá 450.000 đồng.

B. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.

C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.

D. Điều khiển xe máy đi ngược chiều của đường một chiều.

Câu 3: Ông K bán rau tại chợ, hàng tháng ông A đều nộp thuế. Hành vi của ông A thuộc nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

B. Bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô.

C. Bình đẳng về quyền lựa chọn hình thức kinh doanh.

D. Bình đẳng về quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.

Câu 4: Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội do nhà nước ban hành với những đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

A. giáo dục. B. văn hóa. C. chính trị. D. kinh tế.

Câu 5: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là bình đẳng giữa

A. anh - chị - em. B. cha mẹ và con. C. vợ và chồng. D. ông bà và cháu.

Câu 6: Bạn G đã mượn một số truyện tranh của bạn A đọc nhưng không trả lại vì mâu thuẫn nảy sinh. Không những thế, G còn có ý định vứt truyện tranh đó đi. Hành vi của G trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 7: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?

A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 8: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.

Câu 9: Bạn M (17 tuổi) vì mâu thuẫn cá nhân với anh H (người cùng xóm) nên đã rủ một bạn mang theo hung khí đến đánh anh H, anh H bị thương nặng. Hành vi của M thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Vi phạm kỉ luật. B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự D. Vi phạm hình sự.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?

A. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.

B. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kỳ nhất định.

C. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.

D. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người.

Câu 11: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Vi phạm pháp luật. B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Thực hiện pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 12: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện thông qua

A. quảng cáo tuyển lao động. B. trả lương.

C. tìm kiếm việc làm. D. giao kết hợp đồng lao động.

Câu 13: N và M rủ nhau đi cướp giật tài sản của người đi đường. Hành vi của N và M đã bị tòa án nhân dân huyện X xử phạt 10 năm tù.Việc xử phạt của tòa án thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?

A. Tổ chức xã hội. B. Giáo dục chung.

C. Quản lí xã hội. D. Cưỡng chế người khác.

Câu 14: Anh A (20 tuổi) đủ điều kiện để đăng kí thành lập doanh nghiệp nhưng không được cấp giấy phép hoạt động. Anh đã làm đơn kiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Việc khiếu nại đúng quy định pháp luật của A thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?

A. Phát huy quyền của công dân.

B. Duy trì ổn định trật tự xã hội.

C. Đảm bảo sự phát triển của xã hội.

D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 15: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của

A. thanh tra chính phủ. B. cơ quan điều tra.

C. cơ quan công an. D. viện kiểm sát.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1D 2B 3A 4D 5C 6C 7C 8D 9D 10B 11A 12D 13C 14D 15D 16B 17A 18A 19A 20C 21B 22A 23B 24B 25A 26C 27A 28A 29C 30C 31A 32B 33B 34C 35B 36C 37B 38D 39D 40D

5. Đề số 5

Câu 1: Sau khi tốt nghiêp THPT, học sinh có thể vào học ở các trường Trung cấp chuyên nghiêp, ̣Cao đẳng, Đại học. Điều này thể hiện

A. quyền hoc tập không hạn chế của công dân

B. quyền phát triển của công dân

C. quyền hoc tập bất cứ ngành, nghề nào của công dân

D. công dân bình đẳng về cơ hôi học tập̣

Câu 2: Những vi pham pháp luât nghiêm trọng về bảo vê ̣môi trường đều sẽ bi ̣truy cứu trách nhiêm theo quy định

A. Luật Hình sự B. Luật Môi trường C. Luật hành chính D. Luật Dân sự

Câu 3: Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Đang thi hành án phạt tù. B. Đang điều trị ở bệnh viện.

C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

Câu 4: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý?

A. Từ đủ 12 tuổi đến 14 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

C. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

D. Từ đủ 18 tuổi đến dưới 20 tuổi.

Câu 5: Kinh tế nhà nước có vai trò

A. then chốt B. quan trọng C. chủ đạo D. trọng yếu

Câu 6: Chị X đến công ty Y xin việc nhưng bị từ chối vì chị là người dân tộc thiểu số. Công ty Y đã vi phạm:

A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.

B. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

C. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 7: Luật giao thông đường bộ được ban hành nhằm buộc mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ đúng luật giao thông. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy định chung của pháp luật.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 8: Anh H ép buộc vợ mình là chị K nghỉ làm ở nhà để chăm lo gia đình. Phản đối chồng không được, lại thêm bố đẻ là ông S nhiều lần xúi giục nên chị K nghe bố bán toàn bộ số vàng hai vợ chồng tích góp được rồi bỏ đi biệt tích. Biết chuyện, bà P mẹ anh H thuê người đánh ông S gãy chân. Trong trường hợp này, những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong Hôn nhân và gia đình?

A. Anh H, chị K, bà P. B. Anh H, chị K, ông S, bà P.

C. Anh H, chị K, ông S. D. Anh H, ông S, bà P.

Câu 9: Gia đình ông T nhận được quyết định đền bù đất giải phóng mặt bằng của UBND huyện X, tỉnh Y. Gia đình ông T không đồng ý với quyết định trên nên đã thực hiện quyền khiếu nại. Trong trường hợp này, người giải quyết khiếu nại lần đầu là?

A. Chủ tịch UBND Tỉnh Y. B. Chủ tịch HĐND huyện X.

C. Chủ tịch UBND huyện X. D. Tòa án nhân dân huyện X.

Câu 10: Một trong những tác động của quy luật giá trị là:

A. Việc chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên.

B. Phân hóa giàu, nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.

D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

Câu 11: Ở phạm vi cơ sở, những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cần được

A. thông tin đầy đủ. B. giám sát, kiểm tra.

C. trực tiếp quyết định. D. trực tiếp bàn bạc, quyết định.

Câu 12: Giá cả của hàng hóa trên thị trường vận động như thế nào?

A. Luôn ăn khớp với giá trị B. Luôn cao hơn giá trị

C. Luôn thấp hơn giá trị D. Luôn xoay quanh giá trị

Câu 13: Bác K trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?

A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện giao dịch.

C. Thước đo giá trị. D. Phương tiện lưu thông.

Câu 14: Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

A. Cung và cầu giảm B. Cung giảm, cầu tăng

C. Cung và cầu tăng D. Cung tăng, cầu giảm

Câu 15: Để huy động làm đường liên thôn, ông N trưởng thôn đã yêu cầu mỗi hộ gia đình trong thôn đóng góp mỗi khẩu 200 ngàn đồng. Khi có thông báo yêu cầu nộp tiền ông D không đồng ý và đã lên UBND xã tìm gặp chủ tịch xã đòi được giải trình. Ông Q là chủ tịch xã đã không tiếp vì cho rằng đó là việc của thôn thì về thôn giải quyết. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Ông N và ông Q. B. Ông N, ông Q và ông D.

C. Ông Q. D. Ông N.

Câu 16: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

A. Bị nghi ngờ phạm tội.

B. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

C. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã .

D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 17: Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường có nghĩa là cơ sở đã thực hiện hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 18: Nhận được tin báo của ông T nghi ngờ bà X chứa tội phạm bị truy nã, ông C là công an xã xông vào nhà bà X để khám xét. Cháu nội của bà X hoảng sợ bỏ chạy sang nhà ông G. Vốn có mâu thuẫn với ông C nên ông G giấu cháu bé vào nhà kho. Sau hai mươi giờ tìm cháu không được, bà X đến nhà ông C đập phá đồ đạc. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ tố cáo hành vi của những ai dưới đây?

A. Ông T, ông G. B. Ông T, Ông C, bà X.

C. Ông T, bà X. D. Ông C, Ông G, bà X.

Câu 19: Anh M thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lý do. Trong trường hợp này anh D đã vi phạm

A. hành chính. B. hình sự.

C. dân sự. D. kỷ luật.

Câu 20: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của

A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên. B. mọi công dân Việt Nam.

C. công dân từ 20 tuổi trở lên. D. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Xuân Đỉnh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON