YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Ngô Mây

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Ngô Mây giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho các kì thi sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGÔ MÂY

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD

(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của

A. cạnh tranh.

B. thi đua.

C. sản xuất.

D. kinh doanh.

Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh do

A. nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển.

B. nền kinh tế thị trường phát triển.

C. quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh.

D. tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.

Câu 3. Tính chất của cạnh tranh là

A. giành giật khách hàng.

B. giành quyền lợi về mình.

C. thu được nhiều lợi nhuận.

D. ganh đua, đấu tranh.

Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ

A. nguồn lao động dồi dào trong xã hội.

B. sự tồn tại nhiều chủ sở hữu.

C. sự gia tăng sản xuất hàng hóa.

D. sự thay đổi cung - cầu.

Câu 5. Cạnh tranh xuất hiện từ khi

A. con người biết lao động.

B. xã hội loài người xuất hiện.

C. sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.

D. ngôn ngữ xuất hiện.

Câu 6. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

A. phục vụ lợi ích xã hội.

B. gây ảnh hưởng trong xã hội.

C. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

D. giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình.

Câu 7. Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là cạnh tranh

A. hợp lí.

B. tự do.

C. công bằng.

D. lành mạnh.

Câu 8. Theo quy luật cạnh tranh, để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ

A. vi phạm quy luật tự nhiên.

B. làm suy thoái môi trường.

C. thủ đoạn phi pháp và bất lương.

D. chạy theo lợi nhuận một cách hợp pháp.

Câu 9. Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán... thuộc nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Tính hai mặt của cạnh tranh.

B. Khái niệm cạnh tranh.

C. Mục đích của cạnh tranh.

D. Nguyên nhân dẫn đến cạnh canh.

Câu 10. Câu tục ngữ "Thương trường như chiến trường" phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?

A. Quy luật cung cầu.

B. Quy luật cạnh tranh.

C. Quy luật lưu thông tiền tệ.

D. Quy luật giá trị.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. Bảo vệ môi trường tự nhiên.

D. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.

Câu 12. Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh

A. không bình đẳng.

B. tự do.

C. không lành mạnh.

D. không đẹp.

Câu 13. Người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.

B. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.

C. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước.

D. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành.

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh?

A. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản.

B. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế.

C. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan.

D. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản.

Câu 16. Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế?

A. Cạnh tranh giữa người bán và người mua.

B. Cạnh tranh lành mạnh

C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.

D. Cạnh tranh giữa các ngành.

Câu 17. Phương án nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Tiền giấy khan hiếm trên thị trường.

B. Đầu cơ tích lũy gây rối loạn thị trường.

C. Làm cho cung lớn hơn cầu.

D. Gây ra hiện tượng lạm phát.

Câu 18. Cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu vi phạm

A. truyền thống văn hóa

B. truyền thống và văn hóa dân tộc.

C. văn hóa và vi phạm pháp luật

D. pháp luật và các chuẩn mực đạo đức.

Câu 19. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp, đó là

A. cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt.

B. tăng cường quá trình hợp tác.

C. cạnh tranh ngày càng nhiều.

D. nâng cao năng lực cạnh tranh.

Câu 20. Để giành được các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tất yếu các nhà sản xuất phải

A. thu hẹp quy mô sản xuất.

B. tăng quy mô sản xuất.

C. cạnh tranh với nhau.

D. hạ giá thành sản phẩm xuống.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 16

B

Câu 2

D

Câu 17

B

Câu 3

D

Câu 18

D

Câu 4

B

Câu 19

A

Câu 5

C

Câu 20

C

Câu 6

C

Câu 21

D

Câu 7

D

Câu 22

B

Câu 8

C

Câu 23

A

Câu 9

C

Câu 24

C

Câu 10

B

Câu 25

D

Câu 11

B

Câu 26

B

Câu 12

C

Câu 27

B

Câu 13

A

Câu 28

A

Câu 14

A

Câu 29

B

Câu 15

A

Câu 30

D

2. Đề số 2

Câu 1. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Quyền của công dân.

B. Nghĩa vụ của công dân.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 2. Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật

A. qui định phải làm.

B. cấm.

C. không cho phép làm.

D. không cấm.

Câu 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh A và chị B. Vậy chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

A. Thi hành pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 4. Các cá nhân, tổ chức không làm những gì mà pháp luật cấm làm là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5. Lập di chúc giả để lại sở hữu toàn bộ tài sản của người thừa kế. Việc làm này là vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. vi phạm kỉ luật.

B. vi phạm hình sự.

C. vi phạm hành chính.

D. vi phạm dân sự.

Câu 6. Anh A thuê xe ô tô của ông B. Trong quá trình sử dụng, anh A đã va quệt với xe khác dẫn đến việc bị móp thành xe. Khi trả xe, anh A không chịu đền bù cho ông B theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ông B đã làm đơn lên Tòa án Quận X kiện anh A. Việc làm đơn kiện của ông B là ông đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 7. Đối tượng H đã bị bắt về hành vi dâm ô đối với trẻ em. Trong trường hợp này, đối tượng H phải chịu trách nhiệm

A. hành chính.

B. kỉ luật.

C. hình sự.

D. dân sự.

Câu 8. Ông B điều khiển ô tô đi ngược chiều, gây tai nạn làm chết người. Vậy ông B đã

A. vi phạm hành chính.

B. vi phạm kỉ luật.

C. vi phạm hình sự.

D. vi phạm dân sự.

Câu 9. Anh L điều khiển xe ô tô tải đi trên đường, do uống rượu nên anh đã không làm chủ được tốc độ khiến chiếc xe lao thẳng vào nhà bà T, ngôi nhà bị hư hỏng nặng nhưng không có thiệt hại về người. Vậy anh L đã vi phạm:

A. pháp luật.

B. dân sự.

C. hành chính.

D. hình sự.

Câu 10. Anh M và anh T hợp tác với nhau buôn bán ngà voi. Việc làm của hai anh trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 11. Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Việc xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Cưỡng chế pháp luật.

D. Đảm bảo pháp luật.

Câu 12. Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Những người có trình độ.

B. Những người có tài sản.

C. Mọi công dân.

D. Những người từ đủ 18 tuổi.

Câu 13. Khi nói đến bình đẳng có thể hiểu là vấn đề nào được đề cập trước hết?

A. Trách nhiệm.

B. Nghĩa vụ.

C. Cách đối xử.

D. Quyền lợi.

Câu 14. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

C. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

D. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

Câu 15. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều có quyền

A. làm việc cho bất cứ người nào mình thích.

B. làm việc ở bất cứ nơi đâu mình muốn.

C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp.

D. tự do sử dụng sức lao động trong việc tìm kiếm việc làm.

Câu 16. Trước khi kết hôn, chị M đã có một số tiền riêng. Sau khi kết hôn với anh H, chị M đã dùng số tiền này để làm từ thiện mà chưa hỏi ý kiến anh H. Theo em, chị M có vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng không?

A. Chị H có vi phạm vì tài sản riêng chỉ có quyền chiếm hữu mà không có quyền sử dụng riêng trong thời gian hôn nhân.

B. Chị H không vi phạm vì đó là tài sản riêng của chị.

C. Chị H có vi phạm vì tài sản riêng chỉ có quyền sử dụng khi được sự đồng ý của cả hai người.

D. Chị H có vi phạm vì sau khi kết hôn tài sản riêng sẽ trở thành tài sản chung.

Câu 17. Người đủ tuổi lao động theo quy định của Bộ luật Lao động là người

A. từ đủ 15 tuổi trở lên.

B. từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. từ đủ 14 tuổi trở lên.

D. từ đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 18. Trường hợp nào dưới đây bị coi là bất bình đẳng trong lao động?

A. Công ty A tuyển dụng chị M mà không tuyển anh H vì chị đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn do ban tuyển dụng nêu ra.

B. Trường Dân lập A chỉ dành cơ hội đi học nâng cao trình độ cho giáo viên nam.

C. V 18 tuổi, tự mình kí hợp đồng lao động với công ty C.

D. Cơ sở sản xuất X trả lương cho anh T cao hơn chị M vì anh H có trình độ cao hơn.

Câu 19. Tài sản nào dưới đây không phải tài sản riêng của vợ, chồng?

A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.

B. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân.

C. Tài sản được tặng, cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân.

D. Lương hàng tháng của vợ, chồng.

Câu 20. Chị T có ý định ngừng sinh vì sức khỏe yếu nên đã bàn bạc thảo luận với chồng là anh D. Tuy nhiên, anh D ép buộc chị T phải sinh thêm vì lí do muốn có con trai. Thấy mâu thuẫn, căng thẳng nên mẹ chồng là bà X đã khuyên hai vợ chồng bình tĩnh để thảo luận, trao đổi. Hiểu lầm ý của bà X nên ông M (bố đẻ chị T) đã thuê người đánh và đe dọa bà X. Trong tình huống này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Bà X.

B. Ông M.

C. Anh D.

D. Chị T.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 21

C

Câu 2

B

Câu 22

D

Câu 3

B

Câu 23

A

Câu 4

A

Câu 24

A

Câu 5

D

Câu 25

A

Câu 6

A

Câu 26

A

Câu 7

C

Câu 27

C

Câu 8

C

Câu 28

D

Câu 9

D

Câu 29

A

Câu 10

A

Câu 30

D

Câu 11

B

Câu 31

A

Câu 12

C

Câu 32

D

Câu 13

D

Câu 33

C

Câu 14

A

Câu 34

B

Câu 15

D

Câu 35

B

Câu 16

B

Câu 36

A

Câu 17

A

Câu 37

B

Câu 18

B

Câu 38

C

Câu 19

D

Câu 39

B

Câu 20

C

   

3. Đề số 3

Câu 1. Thành phần kinh tế là gì?

A. kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

B. các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau trong xã hội.

C. các kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế.

D. một hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất.

Câu 2. Căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế là

A. sở hữu tư liệu sản xuất.

B. quan hệ sản xuất.

C. lực lượng sản xuất.

D. các quan hệ trong xã hội.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây lý giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?

A. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn xuất hiện thêm những thành phần kinh tế mới.

B. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường.

C. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

D. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 4. Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu

A. của nhân dân về tư liệu sản xuất.

B. tư bản nhà nước về tư liệu sản xuất.

C. nhà nước về tư liệu sản xuất.

D. hỗn hợp về tư liệu sản xuất.

Câu 5. Kinh tế nhà nước giữ vai trò nào sau đây?

A. Cần thiết.

B. Quan trọng.

C. Tích cực.

D. Chủ đạo.

Câu 6. Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm

A. các doanh nghiệp nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia, bảo hiểm tư nhân.

B. các doanh nghiệp tư nhân, quỹ dự trữ quốc gia, bảo hiểm tư nhân.

C. các doanh nghiệp nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia, bảo hiểm nhà nước.

D. các doanh nghiệp tư nhân, quỹ dự trữ quốc gia, bảo hiểm nhà nước.

Câu 7. Nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau là nội dung của

A. đặc điểm của nền kinh tế nhiều thành phần.

B. sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần.

C. mục đích của nền kinh tế nhiều thành phần.

D. tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 8. Một trong những nguyên nhân của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta trong thời kì quá độ là do

A. lực lượng sản xuất thấp kém.

B. lực lượng sản xuất phát triển.

C. tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.

D. sự tồn tại của thành phần kinh tế cũ

Câu 9. Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu

A. nhà nước về tư liệu sản xuất.

B. tư nhân về tư liệu sản xuất.

C. tập thể về tư liệu sản xuất.

D. hỗn hợp về tư liệu sản xuất.

Câu 10. Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu

A. nhà nước về tư liệu sản xuất.

B. tập thể về tư liệu sản xuất.

D. hỗn hợp về tư liệu sản xuất.

Câu 11. Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu

A. tư nhân về tư liệu sản xuất.

B. tập thể về tư liệu sản xuất.

C. nhà nước về tư liệu sản xuất.

D. hỗn hợp về tư liệu sản xuất.

Câu 12. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu

A. tập thể về tư liệu sản xuất.

B. hỗn hợp về tư liệu sản xuất.

C. tư nhân về tư liệu sản xuất.

D. vốn của nước ngoài.

Câu 13. Thành phần kinh tế nhà nước khác với thành phần kinh tế tư bản nhà nước như thế nào?

A. Quan hệ sản xuất

B. Quan hệ quản lí.

C. Hình thức sở hữu tư liệu sản xuất.

D. Quan hệ phân phối.

Câu 14. Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào đâu?

A. Nội dung của từng thành phần kinh tế.

B. Vai trò của các thành phần kinh tế.

C. Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.

D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế.

Câu 15. Bộ phận nào sau đây không thuộc thành phần kinh tế Nhà nước?

A. Các quỹ dự trữ quốc gia.

B. Quỹ bảo hiểm nhà nước.

C. Các cơ sở kinh tế do nhà nước cấp phép thành lập.

D. Doanh nghiệp nhà nước.

Câu 16. Thành phần kinh tế nào sau đây ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

B. Kinh tế tập thể.

C. Kinh tế tư bản Nhà nước.

D. Kinh tế tư nhân.

Câu 17. Thành phần kinh tế nào dưới đây được coi là "cầu nối" đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

A. Kinh tế tư bản nhà nước.

B. Kinh tế nhà nước.

C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Kinh tế tập thể.

Câu 18. Thành phần kinh tế nào sau đây có vai trò đóng góp to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức, quản lí?

A. Kinh tế tập thể.

B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Kinh tế tư bản Nhà nước.

D. Kinh tế tư nhân.

Câu 19. Thành phần kinh tế nào dưới đây không có trong nền kinh tế nhà nước ta?

A. Kinh tế tư nhân.

B. Kinh tế hỗn hợp.

C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Kinh tế tập thể.

Câu 20. Thành phần kinh tế nào dưới đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề?

A. Kinh tế nhà nước.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tư bản nhà nước.

D. Kinh tế tập thể.

Câu 21. Các quỹ dự trữ quốc gia thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?

A. Kinh tế tập thể.

B. Kinh tế nhà nước.

C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Kinh tế tư nhân.

Câu 22. Nòng cốt của kinh tế tập thể là gì?

A. Hợp tác xã.

B. Công ty cổ phần.

C. Doanh nghiệp tư nhân.

D. Cửa hàng kinh doanh.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 16

B

Câu 2

A

Câu 17

A

Câu 3

C

Câu 18

C

Câu 4

C

Câu 19

B

Câu 5

D

Câu 20

B

Câu 6

C

Câu 21

B

Câu 7

D

Câu 22

A

Câu 8

C

Câu 23

D

Câu 9

C

Câu 24

A

Câu 10

B

Câu 25

A

Câu 11

D

Câu 26

D

Câu 12

D

Câu 27

A

Câu 13

C

Câu 28

C

Câu 14

C

Câu 29

D

Câu 15

C

   

4. Đề số 4

Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai là quá trình ứng dụng trang bị những thành tựu của

A. công nghệ tiên tiến hiện đại.

B. người máy, rô bôt tiên tiến hiện đại.

C. công nghiệp cơ khí tiên tiến hiện đại.

D. khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại.

Câu 2. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?

A. Thế kỷ XVIII.

B. Thế kỷ VII.

C. Thế kỷ XX.

D. Thế kỷ XIX.

Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai ứng với quá trình

A. hiện đại hoá.

B. công nghiệp hoá.

C. tự động hoá.

D. công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Câu 4. Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất là

A. điện.

B. máy tính.

C. máy hơi nước.

D. xe lửa.

Câu 5. Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH - HĐH gắn với phát triển yếu tố kinh tế

A. tri thức.

B. hiện đại.

C. thị trường.

D. nông nghiệp.

Câu 6. Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta là phát triển mạnh mẽ

A. lực lượng sản xuất.

B. ngành công nghiệp cơ khí.

C. khoa học kĩ thuật.

D. công nghệ thông tin.

Câu 7. Theo em trách nhiệm đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là trách nhiệm của

A. một cá nhân.

B. mọi công dân.

C. một cơ quan đoàn thể.

D. một tổ chức.

Câu 8. Trong sản xuất kinh doanh cần lựa chọn ngành hàng, mặt hàng

A. có khả năng cạnh tranh cao.

B. có giá trị cao.

C. có hình thức, mẫu mã phù hợp.

D. có chất lượng cao.

Câu 9. Công việc phải làm của công nghiệp hoá hiện đại hoá là chuyển đổi căn bản toàn diện

A. các dịch vụ.

B. các hoạt động công nghiệp.

C. về kinh tế xã hội.

D. các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế.

Câu 10. Công nghệ vi sinh, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay?

A. Hiện đại hóa.

B. Tự động hóa.

C. Công nghiệp hóa.

D. Đô thị hóa.

Câu 11. Giáo dục đào tạo khoa học công nghệ được Đảng và nhà nước ta xác định là

A. tăng số người ở độ tuổi lao động qua đào tạo.

B. phát triển kinh tế thị trường .

C. quốc sách hàng đầu.

D. nâng cao trình độ người lao động.

Câu 12. Một trong những tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do yêu cầu phải

A. xây dựng nhanh, vững mạnh đất nước.

B. xây dựng toàn diện chủ nghĩa xã hội.

C. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

D. tìm ra đường lối mới để phát triển đất nước.

Câu 13. Một trong những tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do yêu cầu phải

A. hợp tác phát triển lâu dài với các nước trên thế giới.

B. rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật - công nghệ.

C. tạo ra một bước nhảy vọt về kinh tế, kĩ thuật - công nghệ.

D. đẩy nhanh về kinh tế, kĩ thuật - công nghệ.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung phản ánh tác dụng của CNH- HĐH?

A. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội

B. Xây dựng đất nước Việt Nam to lớn giàu mạnh.

C. Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới XHCN.

D. Tạo ra một lực lượng sản xuất mới.

Câu 15. Những yêu cầu nào dưới đây không nói lên tính tất yếu khách quan phải thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta?

A. Tạo ra năng xuất lao động đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội.

B. Rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

C. Xây dựng một lực lượng sản xuất mới đáp ứng đước yêu cầu mới.

D. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 16

B

Câu 2

D

Câu 17

C

Câu 3

A

Câu 18

D

Câu 4

C

Câu 19

D

Câu 5

A

Câu 20

A

Câu 6

A

Câu 21

D

Câu 7

B

Câu 22

B

Câu 8

A

Câu 23

B

Câu 9

D

Câu 24

A

Câu 10

A

Câu 25

A

Câu 11

C

Câu 26

D

Câu 12

C

Câu 27

D

Câu 13

B

Câu 28

B

Câu 14

B

Câu 29

A

Câu 15

C

   

5. Đề số 5

Câu 1. Trong nền kinh tế hàng hóa khái niệm cầu được gọi tắt cho cụm từ nào?

A. Nhu cầu có khả năng thanh toán.

B. Nhu cầu của người tiêu dùng.

C. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa

D. Nhu cầu của mọi người.

Câu 2. Trong nền sản xuất hàng hóa mục đích của sản xuất là để

A. tiêu dùng.

B. bán.

C. trưng bày

D. tiêu dùng và để bán.

Câu 3. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu là

A. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.

B. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu.

C. giá cả, thu nhập.

D. thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.

Câu 4. Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ

A. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.

B. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường.

C. đang lưu thông trên thị trường.

D. đã có mặt trên thị trường.

Câu 5. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là

A. cầu.

B. thị trường.

C. nhu cầu.

D. cung.

Câu 6. Khi cầu giảm sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?

A. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu

B. Cung cầu tác động lẫn nhau.

C. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.

D. Thị trường chi phối cung cầu.

Câu 7. Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?

A. Nguồn lực.

B. Giá cả.

C. Chi phí sản xuất.

D. Năng suất lao động.

Câu 8. Vận dụng quan hệ cung - cầu điều tiết giá cả trên thị trường thông qua pháp luật, chính sách là thể hiện vai trò của chủ thể nào dưới đây?

A. Nhà nước.

B. Nhân dân.

C. Người tiêu dùng.

D. Người sản xuất.

Câu 9. Khi cung lớn hơn cầu và khi cung nhỏ hơn cầu thì đều ảnh hưởng đến

A. việc thu hẹp sản xuất.

B. việc mở rộng sản xuất.

C. giá trị sử dụng của hàng hóa trên thị trường.

D. giá cả thị trường.

Câu 10. Trên thực tế sự vận động của cung, cầu diễn ra như thế nào?

A. Cung, cầu thường cân bằng.

B. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.

C. Cầu thường lớn hơn cung.

D. Cung thường lớn hơn cầu.

Câu 11. Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp

A. cung và cầu tăng.

B. cung giảm, cầu tăng.

C. cung tăng cầu giảm.

D. cung và cầu giảm.

Câu 12. Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp

A. cung và cầu giảm.

B. cung và cầu tăng.

C. cung giảm, cầu tăng.

D. cung tăng, cầu giảm.

Câu 13. Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp

A. giá cả tăng.

B. giá cả giảm.

C. giá cả giữ nguyên.

D. giá cả bằng giá trị.

Câu 14. Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?

A. cung giảm, cầu giảm

B. cung tăng, cầu giảm.

C. cung giảm, cầu tăng.

D. cung tăng, cầu tăng.

Câu 15. Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?

A. cung tăng, cầu giảm

B. cung giảm, cầu tăng.

C. cung tăng, cầu tăng.

D. cung giảm, cầu giảm.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 15

B

Câu 2

D

Câu 16

B

Câu 3

A

Câu 17

C

Câu 4

A

Câu 18

A

Câu 5

A

Câu 19

C

Câu 6

B

Câu 20

D

Câu 7

B

Câu 21

A

Câu 8

A

Câu 22

A

Câu 9

D

Câu 23

A

Câu 10

B

Câu 24

C

Câu 11

B

Câu 25

C

Câu 12

D

Câu 26

C

Câu 13

B

Câu 27

A

Câu 14

B

Câu 28

C

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Ngô Mây. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON