YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Phan Văn Trị

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Phan Văn Trị có đáp án kèm theo, được HOC247 sưu tầm và đăng tải sẽ giúp các em học sinh luyện tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi quan trọng - kì thi THPT QG. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em thi tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

PHAN VĂN TRỊ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN GDCD

Năm học: 2021 - 2022

Thời gian: 50 phút

1. Đề số 1

Câu 1: Theo quy luật giá trị, việc trao đổi hàng hóa trên thị trường được thực hiện theo

A. chiều hướng tăng lên.         B. thời gian lao động cá biệt.

C. nguyên tắc ngang giá.        D. tỉ lệ giảm dần đều.

Câu 2: Yếu tố quan trọng nhất của tư liệu lao động là

A. công cụ lao động.     B. kết cấu hạ tầng.       C. phương tiện lao động.      D. hệ thống bình chứa.

Câu 3. Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

A. rút tiền khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.

B. dùng làm phương tiện lưu thông và mua bán hàng hóa.

C. dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán hàng hoá.

D. dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.

Câu 4: Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

A. Cung và cầu tăng.     B. Cung và cầu giảm.      C. Cung tăng, cầu giảm.     D. Cung giảm, cầu tăng.

Câu 5. Cảnh sát giao thông xử lí đúng luật việc A đi xe máy ngược chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                               B. Tính quyền lực bắt buộc chung.

C. Tính chặt chẽ về hình thức.                            D. Tính chặt chẽ về nội dung.

Câu 6. “Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái hiến pháp”, khẳng định này đề cập đến.

A. tính quyền lực bắt buộc chung.                              B. tính khuôn mẫu, ràng buộc.

C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.               D. tính quy phạm phổ biến.

Câu 7: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?

A. Sử dụng pháp luật.      B. Áp dụng pháp luật.        C. Tuân thủ pháp luật.       D. Thi hành pháp luật.

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc chủ yếu là

A. đe dọa.        B. giáo dục.     C. trừng trị.     D. trấn áp.

Câu 9: Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản là vi phạm

A. quy chế.      B. hành chính. C. công vụ.     D. dân sự.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, cửa hàng kinh doanh đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự        B. Kỉ luật         C. Hành chính D. Hình sự

Câu 11: Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Xác minh lí lịch cá nhân.               B. Công khai danh tính người tố cáo.

C. Từ chối nhận di sản thừa kế.          D. Bắt người phạm tội quả tang.

Câu 12: Nghi ngờ K đi về từ vùng có dịch, chị M đã tung tin lên mạng xã hội về việc chị A đi từ vùng dịch về mà không thực hiện cách ly dẫn đến có một số người bị nhiễm Covid 19. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.        B. Sử dụng pháp luật.        C. Áp dụng pháp luật.      D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 13: Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đang chờ đèn đỏ khiến hai ông cháu bị ngã, xe bị hỏng nặng. Anh X là đang phơi thóc dưới lòng đường gần đó thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào dùng gậy làm hỏng xe máy của anh K. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lí. Những ai dưới đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự?

A. Ông L và anh X.        B. Anh X, chị H và chị P.     C. Anh K và anh X.       D. Anh K và chị H, chị P.

Câu 14: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là

A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.  B. bình đẳng trước pháp luật.

C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.   D. bình đẳng về quyền con người.

Câu 15: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua

A. kí hợp đồng lao động.        B. thực hiện nghĩa vụ lao động.

C. sử dụng lao động.   D. tìm kiếm việc làm.

Câu 16: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi

A. đồng nghiệp và hàng xóm. B. dòng họ và địa phương.

C. gia đình và xã hội.              D. cơ quan và trường học.

Câu 17: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng theo quy định của pháp luật khi tham gia vào các

A. quan hệ lao động.   B. quan hệ pháp luật.  C. quan hệ kinh tế.      D. quan hệ xã hội.

Câu 18: Anh K đã mua một số thực phẩm không rõ nguồn gốc của chị H để chế biến đồ ăn bán cho khách hàng. Hàng xóm của anh K là chị M phát hiện ra sự việc đã báo cho cán bộ cơ quan chức năng là ông N. Do có nhận của anh K một số tiền, nên ông N đã chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền là anh G lập biên bản xử phạt chị H, còn anh K không bị xử phạt. Biết chuyện, chị H đã tố cáo hành vi của ông N với cơ quan có thẩm quyền khiến ông N bị tạm đình chỉ công tác để điều tra. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Anh G, anh K và ông N.    B. Anh K, chị H, ông N và anh G.

C. Anh K, anh G, ông N và chị M.     D. Chị H, anh K và ông N.

Câu 19: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. xã hội.        B. văn hóa.      C. kinh tế.       D. chính trị.

Câu 20: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là

A. các bên cùng có lợi.                                             B. tôn trọng lợi ích dân tộc thiểu số.

C. bình đẳng giữa các dân tộc.                                 D. đoàn kết giữa các dân tộc.

Câu 21: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được

A. bảo đảm an toàn.    B. Nhà nước bảo vệ.

C. pháp luật bảo hộ.    D. Nhà nước bảo đảm.

Câu 22: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình

A. ở bất cứ nơi nào.                                                  B. ở những nơi công cộng.

C. trong các cuộc họp của cơ quan.                          D. ở những nơi có người tụ tập.

Câu 23: Chị T thuê 1 phòng trên tầng 2 nhà ông H mở phòng tập Yoga. Giờ học của lớp bắt đầu từ 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Một hôm do tiện đường, chị K, L, M đến từ 16 giờ. Thấy cửa nhà mở, chị K lên phòng tập ngồi xem điện thoại. Chị L đi một vòng thăm quan từng phòng để tham khảo sau này có điều kiện thì làm. Thấy chiếc ti vi trong phòng cạnh đó đang bật chương trình mình yêu thích, chị M vào đó ngồi xem trong khi chờ đợi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Chị M.              B. Chị L và M.                 C. Chị L, M và T.           D. Chị L, M và K.

Câu 24: Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc

A. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.                   B. bắt người đang bị truy nã.

C. bắt người phạm tội quả tang.                                 D. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.

Câu 25: Lực lượng chức năng vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Bắt giữ tội phạm.        B. Áp giải tù nhân.           C. Điều tra bị can.        D. Tra tấn, ép cung.

Câu 26: Hành vi tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Xử phạt dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

B. Chỉ bị xử phạt dân sự, không bị xử phạt hình sự.

C. Xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

D. Chỉ bị xử phạt hành chính, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 27: Cho rằng ông T đã cố ý dàn xếp để mình bị giám đốc kỉ luật và cho thôi việc, K đã tố cáo ông T với lý do bịa đặt, rằng ông T có quan hệ bất chính với chị Y. Thấy vậy, con ông T là chị G đã rủ bạn mình là anh P đến nhà anh K nói chuyện. Do thiếu kiềm chế nên chị G đã chửi bới vợ anh K, là chị Q, còn anh P đã đánh anh K bị thương phải nhập viện. Chứng kiến cảnh xô xát đó, chị Q liền quay clip và tung lên mạng với nội dung ông T thuê người đánh chồng mình để che dấu chuyện ngoại tình với chị Y nhằm hạ uy tín của ông T. Trong trường hợp này anh K, chị G và chị Q đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 28: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi có căn cứ cho rằng chỗ ở của người nào đó có

A. người bị nghi nhiễm Covid- 19.                            B. chủ thể khiếu nại nặc danh.

C. tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.                            D. đối tượng trốn nghĩa vụ quân sự.

Câu 29: Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị

A. mất trộm.    B. đuổi việc.    C. xâm phạm.  D. điều tra.

Câu 30: Ai có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?

A. Cán bộ, công chức. B. Đại biểu Quốc hội.

C. Mọi công dân.        D. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 31: Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, phường là

A. những việc dân được tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 32: Cử tri vì lý do sức khỏe không đến được nơi bỏ phiếu, tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu cử thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Công bằng, trực tiếp.          B. Bình đẳng, trực tiếp

C. Trực tiếp, bỏ phiếu kín.      D. Phổ thông, trực tiếp.

Câu 33: Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách nào?

A. Tham gia góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.

B. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trực tiếp.

C. Tham gia giám sát của nhân dân tại các xã, phường.

D. Dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai.

Câu 34: Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã S đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu, chi quỹ "Đền ơn đáp nghĩa". Người dân xã S đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế nào dưới đây?

A. Dân hiểu và đồng tình.                   B. Dân bàn và quyết định,

C. Dân thảo luận và góp ý kiến.         D. Dân giám sát và kiểm tra.

Câu 35: Anh M đang viết phiếu bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của mình và vợ thì chị N là người trong tổ bầu cử đến hướng dẫn anh M nên gạch tên người này, để lại người kia nhưng anh M không làm theo. Chị G đã quay được clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã nhờ anh K khống chế chị G, buộc chị phải xóa clip đó. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Anh K, chị N và G.                                             B. Anh K và anh M.

C. Anh M, chị G và chị N.                                      D. Vợ chồng anh M và chị N.

Câu 36. Quyền học không hạn chế có nghĩa là công dân có quyền học

A. rút ngắn thời gian so với quy định.                        B. liên tục, học mãi, không hạn chế về độ tuổi.

C. từ thấp đến cao.                                                      D. bằng nhiều hình thức.

Câu 37: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

A. Tiếp cận thông tin đại chúng.                                 B. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.

C. Đăng kí chuyển giao công nghệ.                            D. Tham gia hoạt động văn hóa.

Câu 38: Trường hợp những học sinh giỏi đạt giải trong các kỳ thi quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào đại học là công dân có quyền

A. quyền được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.

B. quyền học tập của công dân.

C. quyền sáng tạo của công dân.

D. được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Câu 39: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Học từ thấp đến cao.                      B. Học không hạn chế.

C. Học thường xuyên, học suốt đời.   D. Học bất cứ ngành nghề nào.

Câu 40: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào

A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.                B. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.

C. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.       D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

C

11

B

21

D

31

A

2

A

12

D

22

C

32

C

3

D

13

C

23

B

33

A

4

C

14

B

24

A

34

D

5

B

15

D

25

D

35

D

6

C

16

C

26

C

36

C

7

B

17

C

27

A

37

C

8

B

18

A

28

C

38

D

9

D

19

D

29

C

39

C

10

C

20

C

30

C

40

C

2. Đề số 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ- ĐỀ 02

Câu 1. (Nhận biết) Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng

A. tính tự giác của nhân dân.  B. tiềm lực tài chính quốc gia.

C. quyền lực nhà nước.          D. sức mạnh chuyên chính.

Câu 2. (Nhận biết) Tuân thủ pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà

A. xã hội kì vọng.                                            B. pháp luật cấm.      

C. tập thể hạn chế.                                           D. đạo đức chi phối.

Câu 3. (Nhận biết) Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi

A. thay đổi quan hệ công vụ.              B. nguy hiểm cho xã hội.

C. ảnh hưởng quy tắc quản lí.             D. tác động quan hệ nhân thân.

Câu 4. (Nhận biết) Thực hiện pháp luật là hành vi

A. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.                  B. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức.           D. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.

Câu 5. (Nhận biết) Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ.                          B. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

C. Ổn định ngân sách quốc gia.                           D. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân.

Câu 6. (Nhận biết) Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

A. tôn trọng danh dự của nhau.          B. áp đặt quan điểm cá nhân.

C. che giấu hành vi bạo lực.               D. chiếm hữu tài sản công cộng.

Câu 7. (Nhận biết) Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều được

A. mở rộng quy mô sản xuất.             B. chủ động tìm kiếm thị trường.

C. phê duyệt ngân sách quốc gia.       D. tự do liên doanh, liên kết.

Câu 8. (Nhận biết) Trong quan hệ lao động, quyền bình đẳng của người sử dụng lao động và người lao động được thể hiện thông qua

A. ý muốn của người lao động.                     B. hợp đồng dân sự.

C. ý muốn của người sử dụng lao động.         D. hợp đồng lao động.

Câu 9. (Nhận biết) Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân tộc phải được đảm bảo quyền

A. bình đẳng.              B. tự do.                      C. và nghĩa vụ.            D. phát triển.

Câu 10. (Nhận biết) Theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phạm tội quả tang, không ai bị bắt nếu không có quyết định của

A. Uỷ ban nhân dân.             B. Thủ trưởng cơ quan.       C. Toà án.                D. Quân sự.

Câu 11. (Nhận biết) Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người

A. nghiêm cấm.          B. tôn trọng.          C. bảo mật.          D. công khai.

Câu 12. (Nhận biết) Hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng của người khác là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tính mạng, sức khoẻ.         B. thân thể.            C. bí mật đời tư.      D. danh dự, nhân phẩm.

Câu 13. (Nhận biết) Theo quy định của pháp luật, quyền bầu cử ứng cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.

B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.

C. Trực tiếp, tập trung, dân chủ, tự do.

D. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện.

Câu 14. (Nhận biết) Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để công dân thực hiện dân chủ

A. gián tiếp.          B. trực tiếp.        C. đại diện.                   D. uỷ quyền.

Câu 15. (Nhận biết) Việc Nhà nước lấy ý kiến đóng góp của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp là thực hiện dân chủ trong phạm vi

A. cơ sở.          B. địa phương. C. vùng miền. D. cả nước.

Câu 16. (Nhận biết) Mọi công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội đều được đi học là thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập?

A. Học thường xuyên, học suốt đời.                     B. Học bất cứ ngành nghề nào.

C. Bình đẳng về cơ hội học tập.                            D. Học không hạn chế.

Câu 17. (Nhận biết) Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm các quyền nào sau đây?

A. Tác giả; Sở hữu công nghiệp; Hoạt động khoa học, công nghệ.

B. Sở hữu công nghiệp; Hoạt động khoa học, công nghệ.

C. Tác giả; Hoạt động khoa học; Hoạt động công nghệ.

D. Tác giả; Sở hữu công nghệ; Hoạt động khoa học, công nghệ.

Câu 18. (Nhận biết) Các quy định của pháp luật về giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo là nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực

A. xã hội.             B. chính trị.             C. kinh tế.             D. văn hoá.

Câu 19. (Nhận biết) Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là

A. tư liệu lao động      B. tư liệu sản xuất       C. người lao động       D. nguyên liệu

Câu 20. (Nhận biết) Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào?

A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa

B. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa

C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa

D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa

Câu 21. (Thông hiểu) Ông B tự nguyện đăng ký hiến tặng cơ thể của mình sau khi ông qua đời nhằm phục vụ công tác nghiên cứu trong y học. Ông B đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Thi hành pháp luật                                 B. Sử dụng pháp luật      

C. Áp dụng pháp luật                                   D. Phổ biến pháp luật

Câu 22. (Thông hiểu) Người có đủ trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?

A. Sản xuất trái phép chất ma túy.      B. Từ chối nhận di sản thừa kế.

C. Định vị sai địa điểm giao hàng.     D. Tham gia lễ hội truyền thống

Câu 23. (Thông hiểu) Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa?

A. Phát triển văn hóa truyền thống.                B. Bảo tồn trang phục của dân tộc mình .

C. Phát triển kinh tế gia đình.                         D. Khôi phục ngôn ngữ và chữ viết.

Câu 24. (Thông hiểu) Công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự khi công khai

A. công nghệ sản xuất.     B. thông tin quản lý     C. kinh nghiệm quản lý.     D. bí mật đời tư.

Câu 25. (Thông hiểu) Trường hợp nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Biểu quyết công khai trong hội nghị.                  B. Đóng góp ý kiến trong các cuộc họp.

C. Góp ý xây dựng các văn bản pháp luật.              D. Phản ánh bất cập của các chính sách.

Câu 26. (Thông hiểu) Anh H chủ động, tích cực tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 khi Nhà nước tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Anh H đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?

A. Quyền đóng góp ý kiến.                 B. Quyền kiểm tra, giám sát.

C. Quyền khiếu nại, tố cáo.                D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 27. (Thông hiểu) Khi phát hiện người có hành vi nhập cảnh trái phép, công dân thực hiện quyền tố cáo nhằm mục đích ngăn chặn

A. hình thức thay đổi nơi cư trú.                    B. hành vi vi phạm pháp luật.

C. cách thức điều tra nhân khẩu.                    D. hoạt động thương mại quốc tế.

Câu 28. (Thông hiểu) Công dân vi phạm quyền sáng tạo trong trường hợp nào dưới đây?

A. Trích nguồn tài liệu tham khảo.                   B. Thiết kế logo sản phẩm.

C. Sao chép logo nhãn hiệu độc quyền.            D. Thống kê tài sản cá nhân.

Câu 29. (Thông hiểu) Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?

A. Giá trị sử dụng.  B. Giá trị trao đổi.   C. Giá trị thương hiệu.      D. Giá trị, giá trị sử dụng.

Câu 30. (Thông hiểu) Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

A. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.       B. Kiểm soát tăng trưởng kinh tế.

C. Thu lợi nhuận cho người kinh doanh.        D. Hạn chế sử dụng nhiên liệu.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

A

B

A

C

D

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

A

B

B

D

C

A

A

A

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

A

C

D

B

D

B

C

D

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

A

C

A

C

C

D

A

A

C

3. Đề số 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ- ĐỀ 03

Câu 81: Anh M là chồng chị L không bao giờ làm việc nhà vì cho rằng làm việc nhà là trách nhiệm của người vợ. Anh M còn đầu tư mua cổ phiếu từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị L. Hành vi và việc làm của anh M là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ trách nhiệm chung trong gia đình.

B. Quan hệ về chăm lo cuộc sống gia đình.

C. Quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Câu 82: Anh M, chị Q nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh xăng dầu tại cùng một địa điểm. Do chị Q là người nhà của ông H là lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp giấy phép nên hồ sơ của anh M bị loại. Thấy chị Q dù không đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn được cấp phép anh M đã thuê anh T tung tin chị Q thường xuyên nhập hàng kém chất lượng để bán. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Anh M, chị Q, anh T.         B. Anh M, ông H, anh T.

C. Anh M, ông H.                   D. Ông H, anh T.

Câu 83: Anh T là cán bộ có trình độ chuyên môn đại học nên được vào làm công việc liên quan đến nghiên cứu và nhận lương cao hơn, còn anh K mới tốt nghiệp Trung học phổ thông nên được sắp xếp vào làm ở bộ phận lao động chân tay và nhận lương thấp hơn. Mặc dù vậy, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tìm kiếm việc làm.            B. Hợp lao động.

C. Thực hiện quyền lao động. D. Nhận tiền lương.

Câu 84: Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy đó là cơ sở

A. của sự bình đẳng về văn hóa.

B. của sự bình đẳng về tín ngưỡng.

C. của sự bình đẳng giữa các dân tộc.

D. để giáo dục ý thức tôn trọng các giá trị văn hóa.

Câu 85:  Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị L và chị Q, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị L và chị Q đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị L và chị Q lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?

A. Chị N, chị L và chị Q.                    B. Chị L, chị Q và chồng chị N.

C. Vợ chồng chị N, chị L và chị Q.    D. Chị L và chị Q.

Câu 86: Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khóa trái của văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên của công ty đó trong 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 87: Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?

A. Giá cả.        B. Năng suất lao động.           C. Nguồn lực.             D. Chi phí sản xuất.

Câu 88: N 13 tuổi, cha mất sớm, mẹ đi lấy chồng. N ở với ông bà nội. Càng lớn, N càng hư, ông bà không thể dạy bảo được N vì thế ông bà đưa N về ở với mẹ và cha dượng. Vì không thể chịu được thói con đồ của con vợ, cha dượng đã đánh N và yêu cầu vợ đưa con về với ông bà nội của N. Mới đây N bị bắt do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của ai trong tình huống trên phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Bạn N.                                B. Mẹ N và cha dượng.

C. Cha dượng và N.                D. Cha dượng.

Câu 89: Các dân tộc ở Việt Nam đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình cùng với tiếng phổ thông là nội dung bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

A. văn hóa, giáo dục.  B. tự do tín ngưỡng.   C. chính trị.     D. kinh tế.

Câu 90: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích

A. thẳng tay trừng trị nguời vi phạm pháp luật.

B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

C. cảnh cáo những người khác để họ không vi phạm pháp luật.

D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.

Câu 91: Anh K, anh E, anh M và anh Q cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh M lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh Q đã giam anh M tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh E canh giữ. Ngày hôm sau, anh K đi ngang qua nhà kho, vô tình thấy anh M bị giam, trong khi anh E đang ngủ. Anh K định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh M đã đề nghị anh K tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh K tổ chức đánh bạc nên anh K đã giải thoát cho anh M. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh E, anh Q và anh K.     B. Anh E và anh Q.

C. Anh E và anh K.                D. Anh E, anh Q và anh M.

Câu 92: Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.

D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 93: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng

A. về quyền và nghĩa vụ.        B. về thành phần xã hội.

C. giữa các tôn giáo.               D. giữa các dân tộc.

Câu 94: Việc mua, bán, trao đổi, cho liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn phải được bàn bạc, thảo thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng trong

A. quan hệ tài sản.      B. quan hệ thỏa thuận.

C. quan hệ mua bán.   D. quan hệ hợp đồng.

Câu 95:  Công ty K và Công ty M kí hợp đồng mua bán sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em. Sau đó Công ty K chuyển hàng cho Công ty M theo đúng số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng đã kí. Tuy nhiên đã quá thời gian thanh toán 2 tháng mà Công ty M chưa hoàn tiền mua hàng cho Công ty K như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, Công ty M đã có hành vi vi phạm nào sau đây?

A. Hình sự.     B. Hành chính.            C. Kỉ luật.       D. Dân sự.

Câu 96: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

A. bảo trợ trẻ em khuyết tật.               B. thực hiện giãn cách xã hội.

C. truy tìm tù nhân vượt ngục.           D. giam, giữ người trái pháp luật.

Câu 97: Một trong những chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa là

A. khảo sát thị trường.            B. kiểm định chất lượng.

C. điều hành sản xuất.             D. phương tiện cất trữ.

Câu 98:  Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?

A. Anh C phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai.

B. Cảnh sát giao thông X không phạt hành vi vi phạm của anh A vì quen biết.

C. Chị L che dấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà.

D. Cháu H bị anh X trói tay, đổ ma túy đá vào miệng.

Câu 99: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lí

A. bằng cách sử dụng bạo lực.            B. tại các phiên tòa lưu động.

C. theo quy định của pháp luật.          D. thông qua chủ thể bảo trợ.

Câu 100: Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ, chồng?

A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.

B. Lương hàng tháng của vợ, chồng.

C. Tài sản được chia cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.

D. Tài sản được tặng, cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Câu 101: Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty K và H kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian 1 năm. Điều này thể hiện quyền bình dẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.

Câu 102: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài là nội dung bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Bình đẳng về chính trị.                   B. Bình đẳng về kinh tế - xã hội.

C. Bình đẳng trong kinh doanh.         D. Bình đẳng trong lao động.

Câu 103: Khi cùng các bạn đá bóng ngoài hè phố, D (đang là học sinh lớp 10) sút bóng không may làm vỡ kính cửa sổ nhà anh M. Anh M tức giận cầm gậy đuổi đánh cả nhóm học sinh, bắt giữ và giam D trong nhà kho của anh một ngày. Hành vi bắt giam D của anh M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Dân sự.       B. Hành chính.            C. Hình sự.     D. Kỷ luật.

Câu 104: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là

A. vi phạm hành chính.           B. vi phạm nội quy cơ quan.

C. vi phạm kỷ luật.                 D. vi phạm dân sự.

Câu 105: Sử dụng pháp luật là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật

A. quy định cấm làm.              B. không cho phép làm.

C. quy định phải làm.             D. cho phép làm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

81

D

91

B

101

C

111

B

82

A

92

C

102

C

112

B

83

C

93

A

103

C

113

A

84

C

94

A

104

C

114

D

85

A

95

D

105

D

115

B

86

C

96

D

106

A

116

C

87

A

97

D

107

B

117

A

88

D

98

D

108

B

118

D

89

A

99

C

109

B

119

C

90

B

100

B

110

D

120

A

4. Đề số 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ- ĐỀ 04

Câu 81: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu, các chủ thể kinh tế thường

A. đồng loạt tăng giá sản phẩm.         B. thu hẹp quy mô sản xuất.

C. mở rộng quy mô sản xuất.             D. đồng loạt tuyển dụng công nhân.

Câu 82: Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội, đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm đến việc

A. vay vốn ưu đãi.                   B. nâng cao năng suất lao động.

C. đào tạo gián điệp kinh tế.   D. sản xuất một loại hàng hóa.

Câu 83: Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuát kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính nghiêm minh của pháp luật.

B. Tính trừng phạt của pháp luật.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính giáo dục của pháp luật.

Câu 84: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?

A. Áp dụng pháp luật.             B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.                        D. Sử dụng pháp luật.

Câu 85: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí

A. nhà nước.   B. giáo dục.     C. chính trị.     D. kinh tế.

Câu 86:  Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm

A. độ tuổi và nhận thức.                     B. độ tuổi và trình độ.

C. độ tuổi và hành vi.             D. nhận thức và hành vi.

Câu 87: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Thay đổi địa bàn cư trú.     B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.

C. Khai báo y tế phòng dịch.  D. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến.

Câu 88: Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng

A. trong quan hệ nhân thân.    B. trong quan hệ tài sản.

C. trong quan hệ việc làm.      D. trong quan hệ nhà ở.

Câu 89: Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là

A. doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.

B. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn, giảm thuế như nhau.

C. doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.

D. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau.

Câu 90: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong kinh doanh.                     B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.

C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng.      D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh.

Câu 91: Việc Nhà nước quy định tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về

A. kinh tế.       B. chính trị.     C. văn hóa.      D. giáo dục.

Câu 92: Tung tin đồn không đúng sự thật nhằm hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tính mạng và sức khỏe.                  B. tinh thần của công dân.

C. nhân phẩm, danh dự.                      D. thể chất của công dân.

Câu 93: Vào nhà người khác nhưng chưa được sự đồng ý của chủ nhà là xâm phạm đến quyền cơ bản nào của công dân?

A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe.      B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.      D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm.

Câu 94: Học sinh trong giờ sinh hoạt phát biểu ý kiến, bình bầu ban cán sự lớp là thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây?

A. Quyền ứng cử, bầu cử.       B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tự do ngôn luận.      D. Quyền tố cáo.

Câu 95: Trong dịp bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, công dân tự mình lựa chọn người xứng đáng nhất trong danh sách ứng cử viên để bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Được ủy quyền.      B. Trung gian. C. Bỏ phiếu kín.          D. Gián tiếp.

Câu 96: Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng văn bản luật là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi

A. cơ sở.          B. cả nước.      C. lãnh thổ.     D. quốc gia.

Câu 97: Nhằm khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức là mục đích của

A. tố cáo.         B. đền bù thiệt hại.      C. khiếu nại.    D. chấp hành án.

Câu 98: Công dân có thể học trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thông qua các kì thi và xét tuyển là biểu hiện của quyền

A. học thường xuyên, học suốt đời.    B. học không hạn chế.

C. bình đẳng về cơ hội học tập.          D. học bất cứ nơi nào.

Câu 99: Cá nhân chủ động tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Được phát triển.                 B. Khiếu nại.

C. Quản trị truyền thông.                    D. Tố cáo.

Câu 100: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về

A. lao động công vụ.               B. phát triển kinh tế.

C. quan hệ xã hội.                   D. bảo vệ môi trường.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

81B

82B

83C

84C

85A

86A

87C

88A

89A

90A

91B

92C

93B

94C

95C

96B

97C

98B

99A

100B

101D

102C

103A

104B

105B

106B

107C

108C

109B

110C

111C

112D

113D

114C

115C

116D

117D

118C

119C

120A

5. Đề số 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ- ĐỀ 05

Câu 1: Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, hai người vẫn quyết định đến ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền ký quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người.Vậy trong trường hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng tôn giáo?

A. Gia đình anh H và anh D.

B. Bố mẹ chị K và anh D.

C. Chị K và anh H.

D. Chị K và bố mẹ chị K.

Câu 2:  Nội dung nào không phải là nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp?

A. Nộp thuế đúng quy định đối với nhà nước.

B. Bắt buộc phải có giấy phép hành nghề.

C. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

D. Bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.

Câu 3: Do không làm chủ được tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên ông M đã va chạm vào anh H sinh viên đang điều khiển xe đạp ngược đường một chiều khiến anh bị xây xát nhẹ. Tức giận vì ông M không xin lỗi còn lớn tiếng chửi bới, anh H kể chuyện này với anh rể tên T. Vô tình biết được ông M làm chung công ty với anh P bạn thân mình, anh T bí mật rủ anh P cầm theo hung khí tìm ông M trả thù. Bị ông M lớn tiếng chửi mắng anh P đã đâm ông M trọng thương phải nhập viện điều trị 3 tháng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Ông M và anh T

B. Ông M, anh H và anh T

C. Anh H và anh T

D. Ông M và anh H

Câu 4: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Truy tìm chứng cứ vụ án.

B. Bí mật giải cứu con tin.

C. Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục.

D. Đồng loạt khiếu nại tập thể.

Câu 5: Chủ một cơ sở sản xuất tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tội tàng trữ pháo gây cháy nổ làm một người tử vong. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

A. Hành chính và hình sự.

B. Hình sự và dân sự.

C. Kỉ luật và dân sự.

D. Hình sự và kỉ luật.

Câu 6: Ông V trốn khỏi nơi cách ly y tế tập trung là không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. tuân thủ pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 7: Chị K kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả. Để mua chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị K nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho trưởng đoàn thanh tra là ông Q nhưng bị ông Q từ chối và lập biên bản xử phạt chị K. Khi chị K đến nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra xô xát, con chị H đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông T đã lập biên bản xử phạt chị K về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật?

A. Ông Q và chị K.

B. Ông T, ông Q và chị K.

C. Ông T và ông Q.

D. Ông T, ông Q và chị H.

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật?

A. Sử dụng dịch vụ truyền thông.

B. Xử lí thông tin liên ngành.

C. Xử phạt hành chính trong giao thông.

D. Đăng kí kết hôn theo luật định.

Câu 9: Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Điều đó phản ánh đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính độc lập tương đối.

D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

Câu 10:  Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu, các chủ thể kinh tế thường

A. mở rộng quy mô sản xuất.

B. đồng loạt tăng giá sản phẩm.

C. thu hẹp quy mô sản xuất.

D. đồng loạt tuyển dụng công nhân.

Câu 11:  M và H được tuyển dụng vào công ty Q với điểm tuyển ngang nhau, nhưng chị L là kế toán trưởng công ty đã xếp M được hưởng lương cao hơn vì M tốt nghiệp ra trường trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại cho giám đốc nhưng giám đốc công ty cho rằng đó là chức năng của anh G trưởng phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ?

A. Giám đốc và anh G.

B. Anh G và chị L.

C. Giám đốc và chị L.

D. Chị L và H.

Câu 12:  Giám đốc một công ty là anh Y sử dụng 200 triệu đồng của cơ quan để cá độ bóng đá. Sợ trợ lí của mình là chị V phát hiện, anh Y kí quyết định điều chuyển chị V sang bộ phận sản xuất hóa chất độc hại mặc dù chị không đồng ý. Anh Y đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?

A. Bảo lưu loại hình doanh nghiệp.

B. Bảo vệ lợi ích khách hàng.

C. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm.

D. Giao kết hợp đồng lao động.

Câu 13: Tòa án nhân dân thành phố X đã xét xử ông T - Nguyên giám đốc công ti xuất nhập khẩu thuốc tân dược và đồng phạm về tội nhập khẩu thuốc chữa ung thư giả khiến nhiều người bệnh lâm vào tình trạng nguy kịch. Việc xét xử trên thể hiện pháp luật là phương tiện để

A. nhà nước duy trì quyền lực.

B. nhà nước trấn áp lực lượng phản động.

C. nhà nước quản lí xã hội.

D. nhà nước phô trương sức mạnh.

Câu 14: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Sản xuất vũ khí quân dụng.

B. Chiếm dụng hành lang giao thông.

C. Mua bán người qua biên giới.

D. Tổ chức hoạt động khủng bố.

Câu 15:  Nhà nước dành nhiều nguồn vốn ODA đề thực hiện chính sách “ xóa đói giảm nghèo” ở các vùng dân tộc thiểu số là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

A. văn hóa.

B. giáo dục.

C. chính trị.

D. kinh tế.

Câu 16: Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền?

A. Giữ gìn an ninh trật tự.

B. Chấp hành quy tắc công cộng.

C. Tiếp cận các giá trị văn hóa.

D. Giữ gìn bí mật quốc gia.

Câu 17:  Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây ?

A. Giá trị trao đổi và giá cả.

B. Giá trị và giá trị trao đổi.

C. Giá trị sử dụng và giá trị.

D. Giá cả và giá trị sử dụng.

Câu 18: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật

B. Sử dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 19: Ủy ban nhân dân xã X cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn cho anh A và chị B là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Giáo dục pháp luật

C. Phổ biến pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 20:  Vào đầu năm học mới, chị B đã bán một đàn gà được 5 triệu đồng để mua sách vở cho con đi học.Trong trường hợp này, tiền đang thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Phương tiện lưu thông.

B. Thước đo giá trị.

C. Phương tiện cất trữ .

D. Tiền tệ thế giới.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

B

6

D

11

C

16

C

21

D

26

A

31

D

36

C

2

B

7

C

12

D

17

C

22

A

27

A

32

B

37

B

3

D

8

C

13

C

18

C

23

A

28

B

33

B

38

D

4

C

9

B

14

B

19

A

24

D

29

C

34

A

39

A

5

B

10

C

15

D

20

A

25

D

30

D

35

B

40

A

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Phan Văn Trị. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON