YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hội Nghĩa

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hội Nghĩa có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS HỘI NGHĨA

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò của đột biến gen?

 

Câu 2.

So sánh phép lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết?

 

Câu 3

Xét hai loài thực vật: loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\)(chỉ xét trường hợp các gen liên kết hoàn toàn). Muốn nhận biết kiểu gen mỗi loài cần làm như thế nào?

 

Câu 4

Quan sát hình vẽ A, B, C, D của một tế bào đang thực hiện quá trình phân bào (nguyên phân):

1. Gọi tên tế bào ở các hình vẽ A, B, C, D  tương ứng với kì nguyên phân?

2. Nêu đặc trưng của nhiễm sắc thể ở mỗi kì ở hình vẽ A, B, C, D?

3. Nếu hợp tử của loài trên có 2n = 40. Xác định số lượng, trạng thái nhiễm sắc thể, số tâm động, số crômatit của tế bào ở hình B và hình C?

 

Câu 5

Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một gen qui định. Đem gieo các hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây (P). Cho các cây (P) tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ F1 thu được 99% hạt màu vàng và 1% hạt màu xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

1. Hãy xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.

2. Cho các cây hạt vàng thế hệ F1 tự thụ phấn nghiêm ngặt thu được đời F2. Tính theo lý thuyết, cây hạt vàng thuần chủng đời F2 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì: Đột biến gen là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen liên quan tới phân tử ADN, làm biến đổi mARN  và biến đổi Prôtêin tương ứng nên có thể biểu hiện ra thành kiểu hình của sinh vật. Những biến đổi này thường ít thích nghi với điều kiện môi trường sống của sinh vật nên thường có hại.

2. Đa số đột biến gen có hại cho bản thân sinh vật nhưng 1 số đột biến gen có lợi cho sinh vật, nó tạo ra các kiểu gen mới giúp sinh vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường thay đổi nên nó có ý nghĩa với chọn giống và tiến hóa

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

Thể dị bội là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội có (2n +1) và (2n-1) nhiễm sắc thể. Hãy nêu một hậu quả của hiện tượng dị bội thể có ở người ?

 

Câu 2

Tìm những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.

 

Câu 3

Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Hãy xác định kiểu gen của thế hệ P để đời F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3: 1.

 

Câu 4

Ở một loài côn trùng cho bố mẹ: Thân xám cánh dài lai với thân đen cánh ngắn F1 thu được 100% xám dài. Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử 1 cặp gen) thu được F2  có tỉ lệ: 2 xám dài : 1 xám ngắn: 1 đen ngắn.

(Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân).

Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến F2?

 

Câu 5

Một gen A có chiều dài 6120 A0 có tỉ lệ: G : A= 4 : 5.

1. Tính số lượng nuclêootit từng loại của gen?

2. Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao liên tiếp 6 lần?

3. Gen A bị đột biến thành gen a. Gen đột biến a có chiều dài ngắn hơn gen A là 10,2 A0  và có số liên kết Hiđrô ít hơn gen A là 7 liên kết. Tính số lượng nuclêôtit của gen a và số nucleôtit từng loại của gen a?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1.Thể dị bội: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng.

2. Cơ chế phát sinh thể dị bội: Là sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó (ví dụ cặp NST 21 ở người).

+ Kết quả là một giao tử có 2 NST của một cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó.

+ Sự thụ tinh của các giao tử này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (một kiểu hợp tử có 3 NST 21, một kiểu hợp tử thêm 1 NST 21, hình thành hai cơ thể: 3 nhiễm và 1 nhiễm).

- Ví dụ: Bệnh Đao có 3 NST số 21. Người lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra,…bị si đần bẩm sinh và không có con.

2

Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính

NST thường

NST giới tính

- Thường tồn tại nhiều cặp trong TB lưỡng bội.

- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.

 

- Chỉ mang gen quy định các tính trạng thường của cơ thể.

- Cá thể đực và cái mang các cặp NST tương đồng giống nhau về hình dạng và kích thước.

- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.

- Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) hoặc có 1 chiếc (XO)

- Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể.

- Cá thể đực và cái mang cặp NST giới tính khác nhau về hình dạng và kích thước.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

 

Câu 1

Nêu những ví dụ chứng minh loài người cũng tuân theo các quy luật di truyền, biến dị như các loài sinh vật khác?

 

Câu 2

  1. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Nêu các cơ chế di truyền xẩy ra ở cấp độ phân tử?
  2. Vì sao trâu, bò đều ăn cỏ nhưng Prôtêin của bò lại khác Prôtêin của trâu?

 

Câu 3

a. Một hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, người ta thấy tổng số tế bào con xuất hiện qua các lần nguyên phân là 510. Tính số lần nguyên phân của hợp tử trên.

b. Ở loài giao phối, đôi khi gặp cá thể đực có 3 nhiễm sắc thể giới tính, kí hiệu XXY. Hãy trình bày cơ chế có thể dẫn tới trường hợp sinh ra những cá thể như trên?

 

Câu 4

a. Ở đậu Hà Lan gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng.

- Xác định kiểu gen của P để F1 đồng tính.

- Cho 2 cây quả đỏ lai với nhau được F1 toàn quả đỏ, cho F1 tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2?

b. Hai cơ thể bố mẹ đều có kiểu gen AaBbDDEe lai với nhau (Mỗi gen qui định một tính trạng, các gen có quan hệ trội lặn hoàn toàn và phân li độc lập). Không lập sơ đồ lai hãy xác định:

- Tỉ lệ kiểu gen AabbDDee ở F1.

- Tỉ lệ kiểu hình A-bbD-E- ở F1.

 

Câu 5

Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật:

- Phép lai 1: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt trắng với lông ngắn, mắt bình thường được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau ở F2  có 25% lông dài, mắt trắng; 50% lông dài, mắt bình thường; 25% lông ngắn, mắt bình thường.

- Phép lai 2: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt bình thường với lông ngắn, mắt trắng được F1  toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F1 với nhau được F2 có 75% lông dài, mắt bình thường; 25% lông ngắn, mắt trắng.

     Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2.  Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Chứng minh loài người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các SV khác.

* Quy luật di truyền (QLDT):

- QLDT đồng tính và phân ly: Các tính trạng tóc quăn, môi dầy là Trội so với tóc thẳng, môi mỏng. F1 đều đồng tính còn F2 phân ly theo tỷ lệ  trung bình là  3 trội : 1 lặn.

- QLDT phân ly độc lập: Sự di truyền màu mắt độc lập với sự di truyền của hình dạng tóc.

- QLDT liên kết: Tật thừa ngón tay và đục nhân mắt qua nghiên cứu cho thấy do 2 gen trên cùng 1 NST quy định vì vậy thường di truyền cùng nhau.

- QLDT giới tính: ở người tỷ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1

- QLDT liên kết với giới tính: Bệnh máu khó đông do gen nằm trên NST giới tính  X quy định .

* Quy luật biến dị:

- Biến dị tổ hợp: Bố mắt đen, tóc thẳng và mẹ mắt xanh, tóc quăn, con sinh ra có người mắt đen, tóc quăn và có người mắt xanh, tóc thẳng.

- Con người cũng tuân theo các quy luật của biến dị đột biến như đột biến gen và đột biến NST.

  Đột biến gen: Bệnh câm điếc bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

  Đột biến NST: Đột biến cấu trúc  mất đoạn NST số 21 gây  bệnh ung thư máu.

  Đột biến số lượng NST: Hội chứng đao  có 3 NST trong cặp số 21

 - Quy luật thường biến: Thể trọng tăng theo chế độ ăn uống.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

1. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống?

2. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống? Cho ví dụ cụ thể.

 

Câu 2

Phân tử ADN được cấu tạo theo những nguyên tắc nào? Nêu chức năng của ADN.

 

Câu 3

Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Một đột biến gen là có hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp nào?

 

Câu 4

Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 350, giữa U với X bằng 250. Gen tạo ra mARN có hiệu số giữa T với X bằng 25% số nuclêôtit của gen.

a. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.

            b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của mARN nếu tất cả X của gen đều tập trung trên mạch gốc

 

Câu 5

a. Thường biến là gì? Hiểu biết về mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trường - kiểu hình, trong trồng trọt người ta đã vận dụng như thế nào để thu được năng suất cao?

b. Ở một dòng tự thụ phấn bắt buộc, gen trội A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen: 50%AA : 50% Aa. Tính tỉ lệ cây thân cao ở thế hệ thứ 5?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ có thể dẫn tới thoái hóa giống là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp lặn gây hại.

2. Kiểu gen của giống khi tự thụ phấn và giao phối cận huyết không gây thoái hóa. Ví dụ.

* Kiểu gen ban đầu của giống mang những cặp gen đồng hợp không gây hại thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống.

* Ví dụ: Một số loài tự thụ phấn nghiêm ngặt như đậu Hà Lan, cà chua ..., động vật thường xuyên giao phối gần như chim bồ câu, chim cu gáy... mà không bị thoái hóa giống.

2

Nguyên tắc cấu tạo phân tử ADN. Chức năng của ADN.

* Nguyên tắc cấu tạo phân tử ADN:

- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X.

- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung: A mạch này liên kết với T mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô hay ngược lại; G mạch này liên kết với X mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô hay ngược lại.

* Chức năng ADN:

- ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của prôtêin. Một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định gọi là một gen. Các gen khác nhau được phân bố theo chiều dài của phân tử ADN.

- ADN thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền nhờ đặc tính tự nhân đôi. Chính quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì các đặc tính của từng loài ổn định qua các thế hệ, đảm bảo sự liên tục sinh sôi nảy nở của sinh vật.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? Điều gì đã xảy ra khi phân tử ADN con tạo ra qua nhân đôi khác với phân tử ADN mẹ?

 

Câu 2:

 Trong thực tế hoa của những cây trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dị về màu hoa hơn hoa những cây trồng theo phương pháp giâm, chiết, ghép. Hãy giải thích vì sao như vậy?

 

 Câu 3:

 Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?

 

Câu 4:

 Cho biết các cặp gen đều phân li độc lập nhau. Các tính trạng trội là trội hoàn toàn.

a. Cá thể có kiểu gen AaBbDDEe khi giảm phân tạo ra những loại giao tử nào? Tỉ lệ mỗi loại?

b. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen: AaBbDDEe x aabbddee. Hãy xác định, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ các loại  kiểu hình xuất hiện ở đời F1.

 

Câu 5

Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

* Hai ADN con sau nhân đôi giống  ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên tắc:

- Nguyên tắc khuôn mẫu : Mạch mới phân tử ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.

- Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nucleotit ở mạch khuôn với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại.

- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi phân tử ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

* Xảy ra đột biến gen: rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN.


-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hội Nghĩa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON