YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lê Thị Trung

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lê Thị Trung có đáp án, được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án chi tiết giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi HSG sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

LÊ THỊ TRUNG

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một gen qui định. Đem gieo các hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây (P). Cho các cây (P) tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ F1 thu được 99% hạt màu vàng và 1% hạt màu xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

1. Hãy xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.

2. Cho các cây hạt vàng thế hệ F1 tự thụ phấn nghiêm ngặt thu được đời F2. Tính theo lý thuyết, cây hạt vàng thuần chủng đời F2 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

 

Câu 2

1. Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những nội dung cơ bản nào?

2. Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Hãy xác định kiểu gen của thế hệ P để đời F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3: 1.

 

Câu 3

1. Tìm những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.

2. Ở một loài động vật có kiểu NST giới tính XX, XY. Xét một gen gồm 2 alen A và a. Hãy viết các kiểu gen có thể có trong quần thể. Biết rằng không có đột biến xảy ra.

 

Câu 4

a. Ở đậu Hà Lan gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng.

- Xác định kiểu gen của P để F1 đồng tính.

- Cho 2 cây quả đỏ lai với nhau được F1 toàn quả đỏ, cho F1 tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2?

b. Hai cơ thể bố mẹ đều có kiểu gen AaBbDDEe lai với nhau (Mỗi gen qui định một tính trạng, các gen có quan hệ trội lặn hoàn toàn và phân li độc lập). Không lập sơ đồ lai hãy xác định:

- Tỉ lệ kiểu gen AabbDDee ở F1.

- Tỉ lệ kiểu hình A-bbD-E- ở F1.

 

Câu 5

a. Một hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, người ta thấy tổng số tế bào con xuất hiện qua các lần nguyên phân là 510. Tính số lần nguyên phân của hợp tử trên.

b. Ở loài giao phối, đôi khi gặp cá thể đực có 3 nhiễm sắc thể giới tính, kí hiệu XXY. Hãy trình bày cơ chế có thể dẫn tới trường hợp sinh ra những cá thể như trên?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. Xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P

- Cho các cây có hạt vàng tự thụ phấn, đời F1 xuất hiện cả hạt vàng và hạt xanh → Hạt vàng (A) là trội hoàn toàn so với hạt xanh (a) và hạt vàng thế hệ P có 2 kiểu gen là AA và Aa. Ở thế hệ P, gọi tỷ lệ kiểu gen AA là: x → Tỷ lệ kiểu gen Aa là: 1 - x.

- Khi cho các cây P tự thụ phấn, đời F1 thu được 1% hạt xanh có kiểu gen aa → Tỷ lệ kiểu gen aa ở đời F1 là: \(\frac{{1 - x}}{4} \to \frac{{1 - x}}{4}\)= 0,01 → x = 0,96

Vậy ở thế hệ P, tỷ lệ kiểu gen AA là 0,96 (96%), tỷ lệ kiểu gen Aa là 0,04 (4%)

2. Ở đời F1, tỷ lệ kiểu gen như sau: 0,97AA; 0,02 Aa; 0,01 aa

* Trong số các cây hạt vàng ở đời F1, tỷ lệ kiểu gen AA và Aa như sau: \(\frac{{97}}{{99}}\)AA; \(\frac{{2}}{{99}}\)Aa.

* Vì chỉ có các cây hạt vàng đời F1 tự thụ phấn → Ở đời F2, tỷ lệ cây hạt vàng thuần chủng (AA) chiếm tỷ lệ là: \(\frac{{97}}{{99}} + \frac{2}{{99}}.\frac{{\left( {1 - \frac{1}{2}} \right)}}{2} = \frac{{97}}{{99}} + \frac{1}{{198}} = \frac{{195}}{{198}}\)

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

         Một cơ thể F1 chứa 1 cặp gen dị hợp, mỗi gen đều dài 0,51 Micrômét: Gen A có 3900 liên kết hidrô, gen a có hiệu số phần trăm giữa Adenin với một loại nucleotit khác là 20%.

1. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi gen?

2. F1 tự thụ phấn, trong số các hợp tử thu được thấy có loại hợp tử chứa 2700 Adenin.

Tính số lượng từng loại Nuclêotit còn lại của hợp tử trên?

3. Cho thể dị bội nói trên lai với cơ thể bình thường có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình thu được? (Biết A: quy định hoa đỏ; a quy định hoa trắng)

 

Câu 2

a. Thường biến là gì? Hiểu biết về mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trường - kiểu hình, trong trồng trọt người ta đã vận dụng như thế nào để thu được năng suất cao?

b. Ở một dòng tự thụ phấn bắt buộc, gen trội A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen: 50%AA : 50% Aa. Tính tỉ lệ cây thân cao ở thế hệ thứ 5?

 

Câu 3

1. Tìm những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.

2. Ở một loài động vật có kiểu NST giới tính XX, XY. Xét một gen gồm 2 alen A và a. Hãy viết các kiểu gen có thể có trong quần thể. Biết rằng không có đột biến xảy ra.

 

Câu 4

1. Phân tử ADN được cấu tạo theo những nguyên tắc nào? Nêu chức năng của ADN.

2. Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 350, giữa U với X bằng 250. Gen tạo ra mARN có hiệu số giữa T với X bằng 25% số nuclêôtit của gen.

a. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.

            b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của mARN nếu tất cả X của gen đều tập trung trên mạch gốc.

 

Câu 5

ở bướm tằm, hai tính trạng kén màu trắng, hình dài  trội hoàn toàn so với kén màu vàng, hình bầu dục. Hai gen qui  định hai cặp tính trạng nói trên nằm trên cìng một cặp NST tương đồng. Đem giao phối riêng rẽ 5 bướm tằm đực đều có kiểu hình kém màu trắng, hình dài với 5 bướm tằm cái đều có kiểu hình kén màu vàng, hình bầu dục. Kết quả thu được :

- ở PL 1: 100% kiểu hình giống bố

- ở pL 2: bên cạnh các con mang kiểu hình giống bố còn xuất hiện thêm con có KH kén màu trắng hình bầu dục

- ở PL 3: bên cạnh các con mang kiểu hình giống bố còn xuất hiện thêm con có KH kén màu vàng hình dài

- ở PL 4: bên cạnh các con mang kiểu hình giống bố và mẹ còn xuất hiện hai kiểu hình mới là kén màu trắng hình bầu dục và kén vàng hình dài với tỉ lệ 8,25% cjo mỗi KH mới

- ở PL 5: cũng cho 4 kiểu hình như ở PL 4 nhưng mỗi KH mới có tỉ lệ 41,75%.

Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. Số nucleotit từng loại của mỗi gen  trên.

Vì LA = La = 5100 A0 => NA = Na = 3000. (Nu)

- Số Nu từng loại của gen A :

          A  =  T  =  600   (Nu)

          G  = X  =   900   (Nu)         

-  Số Nu từng loại của gen gen a :

          A  =  T  =  1050  (Nu)

          G  =  X  =    450  (Nu)         

 

2.Số Nu từng loại còn lại của hợp tử là:

Ở F1 thu được hợp tử có A = 2700 = Agen A + 2.Agen a

=> Hợp tử trên có KG là: Aaa

Số Nu từng loại còn lại là:       A = T = 2700. (Nu)

                                                 G = X = GgenA + 2.Ggen a = 900 + 2 . 450 = 1800. (Nu)

3. Tỉ lệ các loại giao tử và hợp tử :

    P :                    Aaa                                x                      Aa

   GP :   1/6 A : 2/6 Aa : 2/6 a : 1/6 aa                     1/2  A : 1/2  a

    F1 :                1/12 AA :  2/12 AAa : 2/12 Aa : 1/12 Aaa

                          1/12  Aa : 2/12  Aaa :  2/12 aa  : 1/12 aaa.

TLKG: 1/12AA : 2/12AAa : 3/12 Aaa : 3/12 Aa : 1/12 aaa : 2/12 aa

TLKH:                       3 Thân cao : 1 thân thấp.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

Một loài động vật đơn tính có cặp NST giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cá thể (A) thuộc loài này có một số tế bào bị rối loạn phân li cặp NST giới tính ở cùng một lần phân bào. Tất cả các giao tử đột biến về NST giới tính của cá thể (A) thụ tinh với giao tử bình thường tạo ra 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử XO. Biết rằng 25% số giao tử bình thường của cá thể (A) đều được thụ tinh với giao tử bình thường tạo ra 23 hợp tử XX và 23 hợp tử XY.

a. Xác định giới tính của cá thể (A). Quá trình rối loạn phân li cặp NST giới tính của cá thể (A) xảy ra ở giảm phân I hay giảm phân II? Giải thích.

b. Tính tỉ lệ phần trăm giao tử đột biến tạo ra trong quá trình giảm phân của cá thể (A).

 

Câu 2

         Phân biệt các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng NST.

 

Câu 3

Ở sinh vật nhân sơ, một gen do đột biến mất một đoạn làm nuclêôtit loại ađênin giảm đi \(\frac{1}{5}\), loại xitôzin giảm đi \(\frac{1}{10}\) so với khi chưa đột biến. Sau khi bị đột biến, gen có chiều dài 2193A0. Biết rằng khi chưa bị đột biến, gen có ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit.

         Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen khi chưa bị đột biến.

 

Câu 4.

Ở lúa, hạt đục trội hoàn toàn so với hạt trong. Cho lúa hạt đục thuần chủng thụ phấn với lúa hạt trong

a. Xác định kết quả thu được ở F1 và F2

b. Nếu cho cây F1 và F2 có hạt  gạo đực nói trên lai với nahu thì kết quả như thế nào?

 

Câu 5.

Khi cho giao phấn giữa các cây F1 có sùng kiẻu gen, nười ta thấy xuất hiện hai trường hợp sau:

- TH 1: F2 thu được 75% cây có quả tròn ngọt và 25% quả bầu dục chua

- TH 1: F2 thu được 65% cây có quả tròn ngọt : 15% quả bầu dục chua : 10% tròn chua : 10% bầu dục ngọt

Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng

  1. Biiện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp
  2. GiảI thích vì sao có sự khác nhau về kết quả của 2 TH trên
  3. Nếu cho các cây F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- Hợp tử XXX được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử bình thường X với giao tử đột biến XX

- Hợp tử XYY được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử bình thường X với giao tử đột biến YY

- Hợp tử XO được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử bình thường X với giao tử đột biến O

 → Cá thể này đã tạo ra các giao tử đột biến là XX, YY, O.

- Cá thể (A) là giới đực: XY

- Quá trình trình rối loạn phân ly cặp NST giới tính của cá thể (A) xảy ra giảm phân II.

b.

-Số giao tử đột biến: 4+ 4+ 8 = 16

-Số giao tử bình thường: (23 + 23) : 25% = 184

-Tỉ lệ % giao tử đột biến: 16/(184 + 16)x100% = 8%

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

1. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống?

2. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống? Cho ví dụ cụ thể.

 

Câu 2.

Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển.

 

Câu 3.

ở đậu hà lan, đặc điểm tính trạng hình dạng của hạt do một gen qui định. Cho giao phấn hai cây đậu thu được F1, cho F1 tiếp tục gia phấn với nhau thu được 3 kết quả:

- PL 1: F1 hạt trơn   x    hạt trơn   thu được F2: 735 hạt trơn : 247 hạt nhăn

- PL 2: F1 hạt trơn   x    hạt trơn   thu được F2: 100% hạt trơn

- PL 1: F1 hạt trơn   x    hạt nhăn   thu được F2: 100% hạt trơn

Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên

 

Câu 4.

 

1. Một nhóm gồm 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau đã lấy nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương 5040 NST đơn, tất cả các tế bào con tạo thành sau nguyên phân có 5120 NST. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của mỗi tế bào.

2. Ở một cơ thể động vật có cặp NST giới tính XY. Xét một tế bào có ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa, Bb và Dd giảm phân phát sinh giao tử. Nếu ở kì sau của giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li, giảm phân II bình thường, khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra mấy loại giao tử? Gồm những loại giao tử nào? Biết rằng các cặp nhiễm sắc thể Aa và Dd giảm phân bình thường

 

Câu 5.

ở cà chua, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Hãy xác định:

  1. Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để có F1 phân li theo tỉ lệ 1 cao : 1 thấp?
  2. Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để có F1 phân li theo tỉ lệ 3 cao : 1 thấp?
  3. Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để có F1 đồng tính cây cao?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ có thể dẫn tới thoái hóa giống là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp lặn gây hại.

2. Kiểu gen của giống khi tự thụ phấn và giao phối cận huyết không gây thoái hóa. Ví dụ.

* Kiểu gen ban đầu của giống mang những cặp gen đồng hợp không gây hại thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống.

* Ví dụ: Một số loài tự thụ phấn nghiêm ngặt như đậu Hà Lan, cà chua ..., động vật thường xuyên giao phối gần như chim bồ câu, chim cu gáy... mà không bị thoái hóa giống.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

         Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp tử, nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen dị hợp tử?

 

Câu 2

Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính, rất khó tìm thấy hai cá thể giống hệt nhau?

 

Câu 3.

Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng thân đen. Gen nằm trên NST thường. Thế hệ P, cho các con cái thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con đực thân đen, F1 có 75% con thân xám và 25% con thân đen.

                     a. Giải thích kết quả và viết kiểu gen của các con ruồi cái thế hệ P.

                     b. Xác định tỉ lệ ruồi giấm thân đen ở F2 khi cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau.

 

Câu 4

         Cho 3 tế bào sinh tinh của một loài động vật, tế bào 1 có kiểu gen Aabb, tế bào 2 và 3 cùng có kiểu gen AaBb. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì 3 tế bào sinh tinh nói trên có thể tạo ra tối thiểu bao nhiêu loại tinh trùng? Đó là những loại nào?

 

Câu 5.

Bệnh mù mầu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trọi M cũng nằm trên NST giới tính X quy định kiểu hình bình thường

1. GIảI thích và lập sơ  đồ lai cho mỗi TH sau:

a. Bố mẹ bình thường có đứa con trai bị mù màu

b. Trong một đình có nửa số con trai và nửa số con gái mù màu, số còn lại không bị mù màu có cả trai và gái

2. Bố mẹ không mù màu, sinh con gáI không mù màu và con trai bị mù màu. Đứa con gáI lớn lên lấy chồng không bị mù màu thì có thể sinh ra đứa chấu bị mù màu không? Nếu có thì xác định tỉ lệ % kiểu hình đó?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

* Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng.

* Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn a ---> tỉ lệ kiểu hình ở đời con lai do tỉ lệ giao tử tạo ra từ cơ thể mang tính trạng trội quyết định:

- Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một loại kiểu hình ---> Cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử ---> Cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử.

                                           AA x aa ---> Aa

- Nếu đời con lai phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1 ---> Cơ thể mang tính trạng trội đã cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1 ---> Cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp tử.

                                           Aa x aa ---> Aa : aa

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lê Thị Trung. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON