YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng gồm phần đề và đáp án giải chi tiết. Được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

a) Sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN? Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?

b) Nói: cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào?

 

Câu 2

Nêu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập? Phân biệt kết quả của thí nghiệm lai một cặp  và lai hai cặp tính trạng của Men đen?

 

Câu 3

Cho P tự thụ phấn thu được đời F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật (biết 1 gen quy định 1 tính trạng).

 

Câu 4

a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao?

b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao?

c) Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào?

 

Câu 5

Ở Đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường không xảy ra hiện tượng đột biến.

a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.

b) Nếu các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình sẽ như thế nào?

c) Nếu cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Xác định kết quả ở F2?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a) Sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN:

Cơ chế tự nhân đôi ADN

Cơ chế tổng hợp ARN

- Diễn ra suốt chiều dài của phân

tử ADN

- Diễn ra trên từng đoạn của phân tử ADN, tương ứng với từng gen  hay từng nhóm gen.

-Các nuclêôtit tự do liên kết với các nuclêôtit của ADN trên cả 2 mạch khuôn: A liên kêt với T và ngược lại

- Các nuclêôtit tự do chỉ liên kết với các nuclêôtit trên mạch mang mã gốc

ủa ADN; A liên kết với U.

- Hệ enzim ADN polymeraza

- Hệ enzim ARN polymeraza

- Từ một phân tử ADN mẹ tạo ra 2 phân tử AND con giống nhau và giống mẹ.

- Từ một phân tử ADN mẹ có thể tổng hợp nhiều loại ARN khác nhau, từ một đoạn phân tử ADN có thể tổng hợp nhiều phân tử ARN cùng

oại.

- Sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn ở trong nhân.

- Sau khi tổng hợp các phân tử ARN được ra khỏi nhân

- Chỉ xảy ra trước khi tế bào phân chia.

- Xảy ra trong suốt thời gian sinh trưởng của tế bào.

 

- Giải thích mARN là bản sao của gen cấu trúc:

Trình tự các nuclêôtit của mARN bổ sung với trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen cấu trúc (mạch tổng hợp ARN) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nuclêôtit trên mạch đối diện (mạch bổ sung) chỉ khác một chi tiết là T được thay bằng U.

b) Không chính xác: Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình thành nên tính trạng “má lúm đồng tiền” dưới dạng trình tự các nuclêôtit xác định, mà không truyền lại cho con các kiều hình đã có sẵn.Nói cách khác mẹ chỉ truyền cho con các alen quy định kiểu hình chứ không trực tiếp truyền cho con kiểu hình.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

a) Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Tỉ lệ 1 nam : 1 nữ chỉ đúng khi nào?

b) Theo kết quả điều tra quần thể người Trung Quốc hiện nay, độ tuổi sơ sinh có tỉ lệ 116 bé trai : 100 bé gái. Hiện tượng trên gọi là gì? Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là gì? Nêu các giải pháp khắc phục.

 

Câu 2

a) Liệt kê 6 chất khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính.

b) Giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả của hiệu ứng nhà kính.

 

Câu 3

Cho các giống có kiểu gen như sau:

- giống số 1: NNMmHh                                  - giống số 2: NNmmHH

- giống số 3: nnMMhh.                                  - giống số 4: NnmmHh

  1. Những giống nào có tính di truyền ổn định? Giải thích.
  2. Muốn tạo ra giống có ưu thế lai cao thì phải cho những giống nào lai với nhau? Giải thích.
  3. Vì sao không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống?

 

Câu 4

a. Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd thì tỉ lệ các kiểu gen AabbDd; AaBbDd; aabbdd ở F1 là bao nhiêu?

b. Người ta đã sử dụng tác nhân gây đột biến, tác động vào giai đoạn giảm phân của các tế bào sinh hạt phấn ở cây cà chua lưỡng bội. Kết quả có một cặp nhiễm sắc thể (mang cặp gen Aa) phân li không bình thường. Cây cà chua có kiểu gen Aa trong thí nghiệm trên có thể phát sinh cho những loại giao tử nào ? Biết hiệu quả của việc xử lí gây đột biến không đạt 100%.

 

Câu 5: Một hợp tử của một loài động vật có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\). Cặp gen Aa có 1650G, 1350A và số lượng A của gen trội bằng 50% số lượng T của gen lặn. Cặp gen Bb có 675A, 825G và gen lặn có số lượng từng loại nuclêôtit bằng nhau. Mỗi alen trong cặp gen dị hợp đều dài bằng nhau.

a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.

b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của toàn bộ các gen có trong hợp tử.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a) Ở người, nam là giới dị giao tử (XY), nữ là giới đồng giao tử (XX). Qua giảm phân ở mẹ chỉ sinh ra một loại trứng 22A + X, còn ở bố cho ra 2 loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y (tỷ lệ 1 : 1).

Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo ra hợp tử XX và phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng tạo hợp tử XY và phát triển thành con trai.

Tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1: 1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.

Tỉ lệ 1 nam: 1 nữ chỉ đúng khi: Số lượng cá thể đủ lớn, xác suất thụ tinh giữa tinh trùng mang X và mang Y là ngang nhau.

b) Hiện tượng trên gọi là mất cân bằng giới tính. Nguyên nhân sâu xa là do quan niệm trọng nam, khinh nữ của người Trung Quốc và tình trạng chẩn đoán giới tính thai nhi trước khi sinh.

Cách khắc phục: Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để làm thay đổi quan niệm trọng nam khinh nữ; nghiêm cấm tình trạng chẩn đoán giới tính thai nhi trước sinh với mục đích loại bỏ thai nhi nữ.

 

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Phân biệt đột biến và thường biến?

 

Câu 2: Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?

 

Câu 3: So sánh đột biến gen và đột biến NST.

 

Câu 4:

a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao?

b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao?

c) Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào?

 

Câu 5:

Ở Đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường không xảy ra hiện tượng đột biến.

a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.

b) Nếu các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình sẽ như thế nào?

c) Nếu cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Xác định kết quả ở F2?

ĐÁP ÁN

 

Câu

Nội dung

1

Đột biến

Thường biến

- Là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử (gen, ADN) hay cấp độ tế bào (NST).

- Do tác nhân gây đột biến ở môi trường ngoài (Tác nhân vật lí, hoá học) hay tác nhân môi trường trong (các rối loạn trong quá trình sinh lí, sinh hoá của tế bào).

- Di truyền được.

- Phần lớn gây hại cho sinh vật

 

- Xảy ra riêng lẻ, không định hướng..

- Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá và chọn giống --> có ý nghĩa trực tiếp cho Chọn lọc tự nhiên.

- Là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen dưới tác động của điều kiện sống.

-Xảy ra do tác động trực tiếp của môi trường ngoài như đất đai, khí hậu, thức ăn…

 

 

- Không di truyền được.

- Giúp sinh vật thích nghi thụ động trước sự biến đổi của điều kiện môi trường.

- Xảy ra đồng loạt, theo một hướng xác định.

- Không di truyền được nên không phải là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Thường biến  có ý nghĩa gián tiếp cho Chọn lọc tự nhiên.    

 


----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Kể tên một số bệnh do đột biến ở người và hậu quả?

 

Câu 2: Cơ chế hình thành thể dị bội có số NST của bộ NST là (2n + 1) và (2n – 1)?

 

Câu 3:

1.Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Nêu chức năng cơ bản của ADN

2. Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?

 

Câu 4:

1. Những nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và 1 số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?

2. Có ý kiến cho rằng bệnh mù màu, máu khó đông là bệnh của nam giới vì bệnh chỉ xuất hiện ở người nam. Em hãy cho biết nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.

 

Câu 5:

Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.

a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?

b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu?

c) Nếu giảm phân I phân li bình thường, giảm phân II phân li không bình thường thì có những loại giao tử nào và số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Bệnh

Nguyên nhân

Hậu quả

Bệnh mù màu, máu khó đông

Do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy đinh.
 

Biểu hiện ở nam với tỉ lệ cao hơn

Máu khó đông nên các vết thương khó cầm máu dẫn đến tình trạng mất máu.

Bệnh hồng cầu hình liềm

Do đột biến gen trội – đồng trội  trên NST thường
 

Bệnh nhân thường xuyên thiếu máu do hồng cầu hình liềm rất dễ vỡ, đôi khi bị thiếu máu cấp, vàng mắt vàng da do tăng bilirubin trong máu và đi tiểu màu bia đen.

Bệnh bạch tạng

Do đột biến gen lặn trên NST thường
 

Làm cho da, tóc và mắt của người bệnh có màu nhạt. Da của người bị bạch tạng dễ bị bỏng nắng, do đó dễ bị ung thư da. Ngoài ra, bạch tạng còn gây ra rối loạn thị giác, giảm thị lực và sợ ánh sáng.

Bệnh phêninkêtô niệu

Do đột biến gen lặn nằm trên NST thường
 

Do đột biến gen lặn nên pheninalanin tích tụ trong máu gây độc cho tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng dẫn đến mất trí

U xơ nang 

Do đột biến đơn gen lặn trên NST thường

 

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Phân biệt cơ thể lưỡng bội với cơ thể đa bội?

 

Câu 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

 

Câu 3: Trình bày khái niệm và nguyên nhân gây đột biến và các dạng đột biến cấu trúc NST.

 

Câu 4:

a) Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Tỉ lệ 1 nam : 1 nữ chỉ đúng khi nào?

b) Theo kết quả điều tra quần thể người Trung Quốc hiện nay, độ tuổi sơ sinh có tỉ lệ 116 bé trai : 100 bé gái. Hiện tượng trên gọi là gì? Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là gì? Nêu các giải pháp khắc phục.

 

Câu 5:

Một gen có số nuclêôtit loại X là 270 chiếm 15% số nuclêôtit của gen. Qúa trình nhân đôi của gen đã hình thành tất cả 28980 liên kết hyđrô. Xác định:

1. Chiều dài của gen và số nuclêôtit mỗi loại của gen?

2. Số nuclêôtit  mỗi loại trong các gen con được hình thành?

3. Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp?

4. Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp để tạo ra các gen con có nguyên liệu hoàn toàn mới?.

ĐÁP ÁN

 

Câu

Nội dung

1

Cơ thể lưỡng bội

Cơ thể đa bội

Bộ NST luôn là 2n

Bộ NST là 3n, 4n, 5n,.....

Mỗi cặp NST tương đồng chỉ có 2 chiếc

Mỗi cặp NST tương đồng chỉ có nhiều chiếc

Các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản phát triển bình thường

Các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản phát triển to ra

Thời kỳ sinh trưởng bình thường

Thời kỳ sinh trưởng kéo dài

Sức chống chịu với điều kiện bất lợi bình thường

Sức chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn

Cơ thể lai hữu thụ

Cơ thể lai có tính bất thụ cao, đặc biệt dạng đa bội lẻ bất thụ hoàn toàn

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON