YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lý Thái Tổ

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì 2 năm 2021 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lý Thái Tổ, được HOC247 biên tập và tổng hợp để giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: VẬT LÝ 12

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phản ứng phân hạch

      A. chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao cỡ hàng chục triệu độ.

      B. là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.

      C. là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn.

      D. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

Câu 2: Ban đầu có No hạt nhân của một đồng vị phóng xạ. Tính từ lúc ban đầu, trong khoảng thời gian 20 ngày có 3/4 số hạt nhân của đồng vị phóng xạ đó đã bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ này là

         A. 20 ngày                 B. 5 ngày                         C. 10 ngày                       D. 40 ngày

Câu 3: Khi so sánh hạt nhân \({}_6^{12}C\) và hạt nhân \({}_6^{14}C\), phát biểu nào sau đây đúng ?

  1. Số nuclôn của hạt nhân \({}_6^{12}C\) bằng số nuclôn của hạt nhân \({}_6^{14}C\).
  2. Điện tích của hạt nhân \({}_6^{12}C\) nhỏ hơn điện tích của hạt nhân \({}_6^{14}C\).
  3. Số prôtôn của hạt nhân \({}_6^{12}C\) lớn hơn số prôtôn của hạt nhân \({}_6^{14}C\).
  4. Số nơtron của hạt nhân \({}_6^{12}C\) nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân \({}_6^{14}C\).

Câu 4: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

      A. 12r0.                          B. 4 r0.                              C. 9 r0.                              D. 16 r0.

Câu 5: Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là

      A. 550 nm                     B. 220 nm                        C. 1057 nm                     D. 661 nm

Câu 6: Khi nói về phôtôn, phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Phôtôn có thể tồn tại ở trạng thái đứng yên.

B. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng phôtôn ánh sáng đỏ.

C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với ánh sáng đó càng lớn.

D. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.

Câu 7: Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,38 mm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng

A. 2,49.10-19 J             

B. 5,23. 10-31 J               

C. 5,23.10-19 J                

D. 2,49.10-31 J

Câu 8: Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số

A. prôtôn nhưng khác số nuclôn                      

B. nuclôn nhưng khác số nơtron

C. nuclôn nhưng khác số prôtôn                     

D. nơtron nhưng khác số prôtôn

Câu 9: Số nuclôn của hạt nhân 23090Th nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân 21084Po là

      A. 6                                B. 126                              C. 20                                 D. 14

Câu 10: Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng 121,8 nm. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L. nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng 656,3 nm. Khi êlectron chuyển từ quỹ đại M về quỹ đạo K, nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng

A. 534,5 nm                 

B. 95,7 nm                      

C. 102,7 nm                   

D. 309,1 nm

ĐÁP ÁN

Câu 1

B

Câu 2

C

Câu 3

D

Câu 4

A

Câu 5

D

Câu 6

D

Câu 7

C

Câu 8

A

Câu 9

C

Câu 10

C

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Chiếu bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 0,74.1015 Hz vào một tấm kim loại thì vận tốc  đầu cực đại của electron quang điện là v1. Thay bức xạ trên bằng bức xạ khác có tần số là f2 = 1,6.1015 Hz thì vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện  là v2, với v2 = 2v1 . Công thoát của electron ra khỏi kim loại đó là

A. 3,5.10-19 J                 

B. 4,8.10-19 J                 

C. 5,1.10-19 J                 

D. 3,0.10-19 J

Câu 2: Giả sử sau 3 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó bằng

A. 0,5 giờ                       B. 2 giờ                          C. 1,5 giờ                       D. 1 giờ

Câu 3: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện?

A. Electron bị bật ra khỏi một nguyên tử khi nguyên tử này va chạm với nguyên tử khác

B. Electron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng với bước sóng ánh sáng thích hợp

C. Electron bứt ra khỏi kim loại khi kim loại bị nung nóng

D. Electron bị bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào kim loại đó

Câu 4: Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì bức xạ do đám nguyên tử đó phát ra có bao nhiêu loại phôton ?

A. 3.                                 B. 6.                                C. 1.                                D. 4.

Câu 5: Điều nào sau không đúng khi nói về quang phổ liên tục ?

A. Quang phổ liên  tục do các vật rắn, lỏng, khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra.

B. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng rẽ nằm trên nền tối

C. Quang phổ liên tục không  phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn.

D. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng

Câu 6: Trong quá trình phóng xạ của một chất, số hạt nhân phóng xạ:

A. giảm theo đường hypebol.                           

B. giảm đều theo thời gian.

C. không giảm.                                                     

D. giảm theo quy luật hàm số mũ.

Câu 7: Từ hạt nhân \({}_{88}^{226}Ra\) phóng ra 3 hạt a và một hạt b- trong một chuỗi phóng xạ liên tiếp, khi đó hạt nhân tạo thành là:

\(\begin{array}{l}
{\rm{A}}{\rm{.}}{}_{83}^{214}Bi\\
B.{}_{84}^{210}Po\\
C.{}_{82}^{206}Pb\\
D.{}_{88}^{224}Ra
\end{array}\)

Câu 8: Để thực hiện phản ứng nhiệt hạch, vì sao cần có điều kiện mật độ hạt nhân đủ lớn ?

A. Để giảm năng lượng liên kết hạt nhân, tạo điều kiện để các hạt nhân kết hợp với nhau.

B. Để giảm khoảng cách giữa các hạt nhân, nhằm tăng lực hấp dẫn giữa chúng làm cho các hạt nhân kết hợp được với nhau.

C. Để giảm khoảng cách hạt nhân tới bán kính tác dụng.

D. Để tăng cơ hội các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau.

Câu 9: Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thủy tinh thì

A. tần số không đổi, vận tốc giảm, bước sóng giảm

B. tần số giảm, vận tốc tăng, bước sóng giảm.

C. tần số tăng, vận tốc giảm, bước sóng giảm.        

D. tần số không đổi, vận tốc tăng, bước sóng giảm.

Câu 10: Hạt nhân nào sau đây không thể phân hạch ?

\(\begin{array}{l}
A.{}_6^{12}C\\
B.{}_{94}^{239}Pb\\
C.{}_{92}^{238}U\\
D.{}_{92}^{239}U
\end{array}\)

ĐÁP ÁN

1

D

2

C

3

B

4

B

5

B

6

D

7

A

8

C

9

A

10

A

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Ánh sáng có bản chất lưỡng tính sóng hạt. Tính hạt hiện rõ hơn ở

A. sóng điện từ có bước sóng dài.

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. sóng điện từ có tần số lớn.

D. hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

Câu 2: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

A. truyền dẫn ánh sáng theo một sợi cáp quang uốn cong bất kỳ.

B. giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.

C. một chất cách điện trở thành dẫn điện khi được chiếu sáng.

D. giảm điện trở suất của chất bán dẫn khi được chiếu sáng.

Câu 3: Hiện tượng quang điện là:

A. Electron bật ra khỏi kim loại khi có chùm electron vận tốc lớn đập vào.

B. Electron bứt ra khỏi kim loại bị nung nóng.

C. Electron bật ra khỏi mặt kim loại khi có tia tử ngoại chiếu vào mặt kim loại .

D. Electron bị bật ra khỏi kim loại khi kim loại đặt trong điện trường mạnh.

Câu 4: Chiếu tia hồng ngoại vào chất nào sau đây có thể gây ra hiện tượng quang điện trong?

A. chất bán dẫn.             B. kim loại.

C. á kim.                         D. điện môi.

Câu 5: Chọn câu sai: Nguồn phát ra quang phổ liên tục khi bị nung nóng là:

A. chất lỏng.

B. chất khí có tỉ khối hơi lớn.

C. Chất khí ở áp suất thấp.

D. Chất rắn.

Câu 6: Một chất phóng xạ sau 30 h, khối lượng chất bị phân rã bằng 3 lần khối lượng chất còn lại. Chu kì bán rã của nó là

A. 30 h.      B. 15 h.       C. 10 h.       D. 20 h

Câu 7: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young, nguồn phát ánh sáng trắng có bước sóng \(0,38\mu m \le \lambda  \le 0,76\mu m\). Người ta đo được hiệu đường đi từ hai khe đến một điểm A trên màn là 2μm. Hỏi có bao nhiêu bức xạ cho vân sáng tại điểm A?

A. 3            B. 4              C. 2              D. 5

Câu 8: Trong thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phăng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng l = 600 nm. Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa. Khoảng cách giữa  vân sáng bậc 4  và vân tối thứ 2 ở hai bên vân trung tâm là

A. 9,6 mm.

B. 13,2 mm.                    

C. 1,2 mm.                                        

D. 4,8 mm.

Câu 9: Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng

A. quang điện trong.

B. quang điện ngoài.

C. phát quang của chất rắn.

D. vật dẫn nóng lên khi bị chiếu sáng.

Câu 10: Chọn phát biểu sai khi nói về tia hồng ngoại?

A. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ.

B. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên mạnh.

C. Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ phát ra.

D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh.

ĐÁP ÁN

1

C

2

D

3

C

4

A

5

C

6

B

7

A

8

B

9

A

10

B

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Một chất phóng xạ sau 15 ngày đêm giảm đi 3/4 số hạt ban đầu. Chu kỳ bán rã của chất này là          

A. 15 ngày.     

B. 24 ngày.   

C. 7,5 ngày.  

D. 5 ngày.

Câu 2: Hãy chọn câu đúng: ánh sáng đơn sắc là ánh sáng

A. có một tần số nhất  định, bị lệch nhưng không đổi màu khi qua lăng kính

B. có một bước sóng xác định và bị đổi màu khi qua lăng kính

C. có một bước sóng xác định và không bị lệch khi qua lăng kính

D. Có một tần số nhất định và bị lệch khi qua lăng kính

Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm. Tại điểm M cách vân trung tâm 7 mm là vân sáng hay vân tối thứ mấy tính từ vân trung tâm?

A. vân tối thứ 3.           

B. vân tối thứ 4.           

C. sáng thứ 3.              

D. vân sáng thứ 4.

Câu 4: Trong mạch dao động điện từ LC điện tích cực đại trên tụ bằng Q0, cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng ­I0. Tần số dao động điện từ trong mạch f bằng:

A. f =1/2пI0/Q0   

B. f =2пQ0/I0 

C. f = √LC/2п 

D. f =2пI0/Q0

Câu 5: Cho phản ứng hạt nhân \({}_9^{19}F + p \to {}_8^{16}O + X\) . Hạt X là hạt

A. β-                 B. n.                  C.α                     D. β+

Câu 6: Chiếu tia tử ngoại vào một chất lỏng thì chất này phát ra ánh sáng màu lục. Hiện tượng này là hiện tượng

A. Quang - phát quang.  

B. Hồ quang điện.  

C. Quang điện ngoài. 

D. Giao thoa ánh sáng.

Câu 7: Trong nguyên tử hiđro, bán kính quỹ đạo Bohr thứ ba ( quỹ đạo M) là 4,77 Ao  Bán kính  bằng 19,08Ao là bán kính quỹ đạo Bohr thứ

A. bảy.                             B. sáu.                           

C. tư.                               D. năm.

Câu 8: Nếu năng lượng của phôtôn là 2,86 eV thì tần số của ánh sáng tương ứng là:

A. 6,48.1015 Hz.            

B. 6,90.1014 Hz.            

C. 5,32.1014 Hz.            

D. 4,48.1015 Hz.

Câu 9: Chọn câu đúng. Trong mạch dao động điện từ tự do; cường độ dòng điện tức thời trong mạch sẽ

A. sớm pha p/2 so với  điện tích giữa hai đầu mạch

B. sớm pha p/4 so với điện tích giửa hai đầu mạch

C. chậm pha p/2 so với  điện tích giữa hai đầu mạch

D. lệch pha p/2 so với điện áp giửa hai đầu mạch

Câu 10: Nếu n1; n2; n3 lần lượt là chiết suất của tia đỏ; tia lam; và tia vàng thì sắp xếp đúng theo thứ tự tăng dần là:

A. n1 23

B. n1 2          

C. n3 21

D. n2 13

ĐÁP ÁN

1

C

2

A

3

B

4

A

5

C

6

A

7

B

8

B

9

A

10

B

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Để chữa được bệnh ung thư gần da, người có thể sử dụng bức xạ điện từ nào sau đây?

A. Tia X                          

B. Tia tử ngoại             

C. Tia hồng ngoại       

D. Tia âm cực

Câu 2: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5 mm và được chiếu sáng bằng một ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa M và N (MN vuông góc với các vân giao thoa, MN = 2 cm) người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là

A. 0,7 µm                        B. 0,5 µm                        C. 0,6 µm                        D. 0,4 µm

Câu 3: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng trong không khí, hai khe Young cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa hứng được trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4mm đến 0,75mm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng quang phổ bậc 1 ngay sát vân sáng trung tâm là

A. 0,6mm.                       B. 0,85mm.                   

C. 0,35mm.                    D. 0,7mm.

Câu 4: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng mặt trời trong thí nghiệm của Newton là do

A. chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.

B. chùm ánh sáng mặt trời đã bị nhiễu xạ khi đi qua lăng kính.

C. bề mặt của lăng kính trong thí nghiệm không chuẩn.

D. góc chiết quang của lăng kính chưa đủ lớn.

Câu 5: Người ta ứng dụng các tính chất của tia hồng ngoại trong thực tế để

A. diệt khuẩn, tiệt trùng thực phẩm                  

B. chữa bệnh còi xương.

C. phát hiện vết xước trên bề mặt sản phẩm đúc.   

D. ống nhòm hồng ngoại

Câu 6: Trong điều trị ung thự, bệnh nhân được chiếu xạ với 1 liều xác định từ một nguồn phóng xạ. Liều lượng chiếu xạ được định nghĩa bằng tích số nguyên tử phóng xạ và khoảng thời gian chiếu xạ. Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia gamma để tiêu diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu xạ lần đầu là ∆t = 20 phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải đến bệnh viên để khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu kỳ bán rã là 4 tháng và bệnh nhân vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu với cùng một lượng tia gamma như lần đầu?    

A. 28,2 phút

B. 24,2 phút   

C. 40 phút    

D. 20 phút

Câu 7: Tính năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 2­1H cho biết mD = 2,0136u, mp = 1,0073u, mn = 1,0087u và 1u = 931,5 MeV/c2.

A. 2,2356 MeV.            

B. 1,1178 MeV.            

C. 1,8025 MeV.            

D. 4,4702 MeV.

Câu 8: Chiếu một bức xạ có bước sóng l = 0,15mm vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện l0 = 0,30 mm. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện có giá trị bằng

A. 6,625.10-18 J.            

B. 13,25.10-19J.            

C. 6,625.10-20 J.           

D. 6,625.10-19 J.

Câu 9: Gọi λα và λβ và lần lượt là  bước sóng của 2 vạch khi electron chuyển từ quĩ đạo M về quĩ đạo L và từ quĩ đạo N về quĩ đạo L (dãy Banme). Gọi λ1 là bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Pasen (ứng với electron chuyển từ quĩ đạo N về quĩ đạo M). Hệ thức liên hệ giữa λα , λβ , λ1 là:

A. 1/λ1 = 1/λα+1/λβ         

B. λ1 = λα + λβ                

C. λ1 = λα - λβ                 

D. 1/λ1 = 1/λα-1/λβ

Câu 10: Cho phản ứng hạt nhân:  21H + X → 42He + n + 17,6 (MeV). Cho NA = 6,023.1023 mol–1, năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 3 gam Hêli là:

A. 74,509.1023 MeV     

B. 79,504.1023 MeV     

C. 282,63.1023 MeV.    

D. 39,752.1023 MeV.

ĐÁP ÁN

Câu 1

A

2

B

3

C

4

A

5

D

6

A

7

B

8

D

9

D

10

B

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lý Thái Tổ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF