YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Toán 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đình Phùng

Tải về
 
NONE

Với mong muốn cung cấp cho các em học sinh có nhiều tài liệu tham khảo và ôn luyện thật tốt, HOC247 đã sưu tầm và tổng hợp tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Toán 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đình Phùng. Hi vọng sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

ĐỀ ÔN THI GIỮA HK1

MÔN: TOÁN

NĂM HỌC : 2021 - 2022

 

Đề 1

Câu 1: Cho hàm số \(y = {x^3} + 3x + 2\). Mệnh đề nào dưới đây đúng ?

A. Hàm số đồng biến trên khoảng (−∞; 0) và nghịch biến trên khoảng (0; + ∞) .

B. Hàm số đồng biến trên khoảng (−∞;  + ∞) .

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng (− ∞;  + ∞) .

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng (− ∞; 0) và đồng biến trên khoảng (0; + ∞)

Câu 2: Tìm tất cả giá trị thực của m để hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - (m + 1){x^2} + {m^2}x - 1\) có 2 cực trị:

A. m > -1/2

B. \(m \le - 1/2\)

C. \(m \le 1/2\)

D. m > ½

Câu 3: Cho hàm số \(y = {x^4} - 2{x^2}\). Mệnh đề nào dưới đây đúng ?

A. Hàm số nghịch biến trên khoảng  (−∞;  − 2)

B. Hàm số đồng biến trên khoảng  (−∞;  − 2)

C. Hàm số đồng biến trên khoảng  (−1; 1) .             

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng  (−1; 1) .

Câu 4: Tất cả giá trị của m để hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - m{x^2} + ({m^2} - m)x + 1\) có 1 cực đại và 1 cực tiểu là:

A. -1/2 < m <0

B. 0 < m < 1/2

C.  m > 0

D.  m < 0  

Câu 5: Hàm số \(f(x) = 2{x^4} + 1\) đồng biến trên khoảng nào?

A. \(( - \infty ; - \frac{1}{2})\).

B. \(( - \infty ;0)\)

C. \(( - \frac{1}{2}; + \infty )\) 

D. \((0; + \infty )\) 

Câu 6: Số điểm cực đại của đồ thị hàm số \(f(x)=\frac{1}{4}{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-4\) là:

A. 0                            

B. 3                            

C. 1                            

D. 2

Câu 7: Hàm số \(y=\sqrt{2x-{{x}^{2}}}\) nghịch biến trên khoảng:

 A. (1;2)           

B. \((1;+\infty )\)                 

C. (0;1)                   

D. (0;2)

Câu 8: Tất cả giá trị của m để hàm số \(y=(1-m){{x}^{4}}+m{{x}^{2}}+m+\sqrt{3}\) có 3 cực trị là:

A. 0 < m <1           

B. m > 1                        

C. m < 0              

D. m < 0 hoặc m > 1

Câu 9: Cho hàm số \(y=-{{x}^{3}}+3x+5\). Chọn  phương án đúng trong các phương án sau

A. \(\underset{\left[ 0;2 \right]}{\mathop{\max y}}\,=5\)

B. \(\,\underset{\left[ 0;2 \right]}{\mathop{\min y}}\,=3\)                  

C. \(\underset{\left[ 0;2 \right]}{\mathop{\max y}}\,=3\)

D. \(\,\underset{\left[ 0;2 \right]}{\mathop{\min y}}\,=7\)

Câu 10: GTLN và GTNN của hàm sô \(y=f\left( x \right)=-x+1-\frac{4}{x+2}\) trên đoạn \(\left[ -1;2 \right]\) lần lươt là

A. -1 và -3                  

B. 0 và -2                               

C. -1 và -2                  

D. 1 và -2

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Đề 2

Câu 1:  Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên R và có bảng xét dấu f'(x) như sau:

Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Hàm số y = f(x) nghịch biến trên khoảng \((3\,;\, + \infty ).\)

B. Hàm số y = f(x) nghịch biến trên khoảng (-1; 3).

C. Hàm số y = f(x) đồng biến trên khoảng (-1; 2)

D. Hàm số y = f(x) đồng biến trên khoảng \(( - \infty \,;\,2).\)

Câu 2: Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như sau:

Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Hàm số y = f(x) có đúng một điểm cực trị.      

B. Hàm số y = f(x) đạt cực đại tại x = 2               

C. Hàm số y = f(x) đạt cực tiểu tại x = 2              

D. Hàm số y = f(x) đạt cực tiểu tại x = -1

Câu 3:  Đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{2 - 3x}}\) là đường thẳng

A. \(x = - \frac{2}{3}.\)

B. \(y = - \frac{2}{3}.\)

C. \(x = \frac{1}{2}.\)

D. \(x = \frac{2}{3}.\)

Câu 4: Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây?

A. \(y = - {x^3} + 3{x^2} - 1\).

B. \(y = - {x^3} + 3{x^2} + 1\).

C. \(y = {x^4} - 3{x^2} - 1\).

D. \(y = {x^3} - 3{x^2} - 1\).

Câu 5: Với a là số thực dương tùy ý, \({a^3}.{a^{\frac{1}{2}}}\) bằng

A. \({a^{\frac{3}{2}}}.\)

B. \({a^{\frac{9}{2}}}.\)

C. \({a^{\frac{7}{2}}}.\)

D. \({a^{\frac{5}{2}}}.\)

Câu 6:  Nếu \(x,\,\,y\) là hai số thực dương tùy ý thỏa mãn \(\ln x\le \ln y\) thì

A. \(x\le y.\)

B. \(x>y.\)                         

C. \(x

D. \(x\ge y.\)

Câu 7: Tập xác định D của hàm số \(y={{\log }_{2}}(x-1)\) là

A. \(D=\left[ 0\,;\,+\infty  \right).\)                                  

B. \(D=\left[ 1\,;\,+\infty  \right).\)

C. \(D=(0\,;\,+\infty ).\)                          

D. \(D=(1\,;\,+\infty ).\)

Câu 8:Đạo hàm của hàm số \(f(x)={{7}^{x}}\) là

A. \({f}'(x)=x{{.7}^{x-1}}.\)                                        

B. \({f}'(x)={{7}^{x}}.ln7.\)          

C. \({f}'(x)=x.\ln 7.\)

D. \({f}'(x)=\frac{{{7}^{x}}}{\ln 7}\cdot \) 

Câu 9:  Mệnh đề nào sau đây sai?

A. Số đỉnh của một hình lăng trụ luôn lớn hơn 5.

B. Số cạnh của một hình lăng trụ luôn lớn hơn số đỉnh của nó.

C. Số mặt của một hình chóp luôn lớn hơn 4.

D. Số cạnh của một hình chóp luôn lớn hơn số mặt của nó.

Câu 10:  Gọi M là trung điểm cạnh \({A}'{B}'\) của khối lăng trụ \(ABC.{A}'{B}'{C}'\). Mặt phẳng nào sau đây chia khối lăng trụ \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) thành hai khối lăng trụ?

A. \((MBC).\)                       

B. \((MB{C}').\)                

C. \((M{B}'C).\)               

D. \((MC{C}').\)

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Đề 3

Câu 1: Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy bằng \(3{{a}^{2}}\), chiều cao bằng a là

A. \(V=\frac{{{a}^{3}}}{3}\).         

B. \(V=3{{a}^{3}}\).

C. \(V={{a}^{3}}\).        

D. \(V=\frac{2{{a}^{3}}}{3}\). 

Câu 2: Đồ thị hàm số \(y=\frac{x+2}{x-3}\) có tiệm cận đứng và tiệm cận ngang theo thứ tự là:

A. \(x=1,y=3\).      

B. \(x=-3,y=1\).

C. \(x=3,y=1\).      

D. \(y=1,x=3\).

Câu 3: Trong không gian Oxxyz, vectơ \(\overrightarrow u  = 2\overrightarrow i  - 3\overrightarrow k \) có tọa độ là

A. \(\left( 2\,;-3\,;0 \right)\).    

B. \(\left( -2\,;0\,;3 \right)\).

C. \(\left( 2\,;0\,;-3 \right)\).    

D. \(\left( 2\,;1\,;-3 \right)\).

Câu 4: Phương trình mặt phẳng nào sau đây nhận véc tơ \(\vec{n}=\left( 2;1;-1 \right)\) làm véc tơ pháp tuyến

A. 4x + 2y - z - 1 = 0   

B. 2x + y + z - 1 = 0

C. -2x - y - z + 1 = 0      

D. 2x + y - z - 1 = 0

Câu 5: Cho hàm số \(y={{x}^{4}}-8{{x}^{2}}+2019\). Mệnh đề nào sau đây sai?

A. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -\infty ;-2 \right)\).

B. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 0;2 \right)\).

C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( 2;+\infty  \right)\).

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -\infty ;2 \right)\).

Câu 6: Nghiệm của phương trình \({{2}^{x-3}}=4\) thuộc tập nào dưới đây?

A. \(\left( -\infty ;0 \right]\).                                     

B. \(\left[ 5;8 \right]\).    

C. \(\left( 8;+\infty  \right)\).  

D. \(\left( 0;5 \right)\).

Câu 7: Cho a là số thực dương. Giá trị của biểu thức \(P\,=\,{{a}^{\frac{2}{3}}}\sqrt{a}\) bằng

A. \({{a}^{\frac{2}{3}}}\).                                         

B. \({{a}^{\frac{5}{6}}}\).   

C. \({{a}^{\frac{7}{6}}}\).  

D. \({{a}^{5}}\).

Câu 8: Mệnh đề nào sau đây sai?

A. \(\int {{a^x}} {\text{d}}x = \frac{{{a^x}}}{{\ln a}} + C,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {0 < a \ne 1} \right).\)

B. \(\int{\sin x}\text{d}x=\cos x+C\).

C. \(\int{{{e}^{x}}}\text{d}x={{e}^{x}}+C\).           

D. \(\int{\frac{1}{x}}\text{d}x=\ln \left| x \right|+C,\,\,x\ne 0\).

Câu 9: Diện tích xung quanh của mặt trụ có bán kính đáy R, chiều cao h là

A. \({{S}_{xq}}=\pi Rh\).

B. \({{S}_{xq}}=2\pi Rh\).                                       

C. \({{S}_{xq}}=3\pi Rh\).  

D. \({{S}_{xq}}=4\pi Rh\).

Câu 10: Cho hàm số y=f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ.

Hàm số đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \(\left( 2;\,3 \right)\)    

B. \(\left( 0;\,+\infty  \right)\)                          

C. \(\left( 0;\,2 \right)\)

D. \(\left( -\infty ;\,2 \right)\)

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Đề 4

Câu 1

Hàm số \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-4\) có đồ thị như hình vẽ sau

Tìm các giá trị của m đề phương trình \({{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+m=0\) có hai nghiệm

A. m = 0; m = 4.

B. m = - 4; m= 4.

C. m= - 4; m = 0

D. 0 < m < 4.

Câu 2. Điểm cực đại của hàm số \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+2\)

A. x = 0                        

B. x = 2     

C. (0 ; 2)                       

D. (2 ; 6)

Câu 3. Tìm số giao điểm của đồ thị hàm số \(y={{x}^{4}}-3{{x}^{2}}-5\) và trục hoành.

A. 4                             

B. 3    

C. 1                             

D. 2

Câu 4. Cho hàm số \(y={{x}^{3}}-2x+1\) có đồ thị (C). Hệ số góc tiếp tuyến với (C) tại điểm M(- 1 ; 2) bằng:

A. 3                             

B. – 5

C. 25                           

D. 1

Câu 5. Điều kiện của tham số m đề hàm số \(y=\frac{-{{x}^{3}}}{3}+{{x}^{2}}+m\) nghịch biến trên R là

A. m < - 1                  

B. m ≥ −1

C. m > −1               

D. m ≤ −1

Câu 6. Đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-3}{x-1}\) có các đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang lần lượt là

A. x= 2 và y = 1         

B. x = 1  và y= - 3

C. x= - 1  và y= 2       

D. x = 1  và y= 2.

Câu 7. Cho hàm số \(y={{x}^{3}}-3x\). Mệnh đề nào dưới đây đúng ?

A. Hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty ;-1)\) và nghịch biến trên khoảng \((1;+\infty )\).

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty ;+\infty )\).

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty ;-1)\) và đồng biến trên khoảng \((1;+\infty )\).

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng (- 1 ;1).

Câu 8. Trong các hàm số sau đây, hàm số nào đồng biến trên R ?

A. \(y={{x}^{4}}+{{x}^{2}}+1\)

B. \(y={{x}^{3}}+1\)

C. \(y=\frac{4x+1}{x+2}\)

D. \(y=\tan x\).

Câu 9. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như dưới đây.

Mệnh đề nào sau đây sai ?

A. Hàm số có ba điểm cực trị.

B. Hàm số có giá trị cực đại bằng 3.

C. Hàm số có giá trị cực đại bằng 0.

D. Hàm số có hai điểm cực tiểu.

Câu 10. Cho hàm số  y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Tập tất cả các giá trị của tham số m để phương trình f(x) + m= 0 có ba nghiệm phân biệt là:

A. (-2; 1)                   

B. [-1 ; 2)

C. (-1 ; 2)                  

D. (- 2 ;1]

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Toán 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đình Phùng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF