YOMEDIA

Bàn về hiện tượng học tủ, học vẹt

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em bài văn mẫu Bàn về hiện tượng học tủ, học vẹt dưới đây nhằm giúp các em ý thức được học tủ, học vẹt là một hành động không tốt, sẽ mang lại nhiều hậu quả xấu cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận về lòng bao dung.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.

b. Thân bài:

* Thực trạng:

- Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.

- Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.

- Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

* Nguyên nhân:

- Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học…

- Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

* Hậu quả:

- Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.

- Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…

- Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

* Giải pháp:

- Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.

- Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.

- Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

c. Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học tủ, học vẹt.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói học phải đi đôi với hành. Điều đó đồng nghĩa với việc cách học phải thực sự hiệu quả, nâng cao khả năng nhận thức và tự giác. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng học tủ học vẹt ngày càng lan rộng trong nhà trường và trở thành một vấn nạn phức tạp trong học hành.

Học vẹt là lối học đọc ra rả như cuốc kêu, lặp đi lặp lại nguyên si những bài học có sẵn trong sách vở hoặc do thầy cô cung cấp mà không hiểu mình đang học gì, không nắm được bản chất của vấn đề trong bài học. Học tủ là việc chỉ học một số bài nhất định có khả năng thi hoặc kiểm tra để rồi khi bị "lệch tủ", tức là việc đề ra không trúng vào những gì đã học thì không thể làm được gì nữa.

Hai cách học trên mang tính đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức để tích lũy và nâng cao vốn hiểu biết. Vì "học vẹt", "học tủ" mà không tư duy nên không hiểu, không nắm chắc kiến thức dẫn đến không biết vận dụng vào thực tế. Việc học như thế dẫn đến tốn thời gian, tiền bạc của cha mẹ. Ngoài ra, hai cách học trên phụ thuộc vào sự may mắn nên rất dễ xảy ra may rủi, có thể đem lại kết quả không như mong đợi. Do đó gây ra chán nản, thiếu tự tin vào bản thân. Đồng thời nó cũng tạo một thói quen xấu làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của việc học và trở thành những người không trung thực. Việc "học vẹt", "học tủ" không chỉ gây hại cho mỗi bản thân học sinh mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử hỏi xem, trong một đất nước mà học sinh chỉ biết gian dối, học chống đối không có kiến thức thực chất thì đất nước đó phát triển ra sao? Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút, ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập và phát triển.

Vì vậy, việc khắc phục tình trạng "học vẹt", "học tủ" là vô cùng quan trọng. Trước hết học sinh cần thay đổi lại cách học cho phù hợp với bản thân, hiểu được ý nghĩa của việc học, học cho bản thân mình chứ không phải cho ai khác. Khi học tập nên kết hợp với giải trí để đầu óc được thoải mái, không bị áp lực. Ba mẹ cần thay đổi lại suy nghĩ của mình, không nên ép buộc, con cái mà phải luôn động viên, giúp đỡ con em mình những lúc gặp khó khăn trong học tập. Ngoài ra nhà trường cần thay đổi lại chương trình giáo dục cho phù hợp, tránh nặng về kiến thức mà tạo điều kiện thực hành nhiều hơn. Chỉ có cách "học đi đôi với hành" chúng ta mới tránh được cách "học vẹt", "học tủ" tai hại kia.

Tình trạng này diễn ra ngày một phổ biến cũng đều có nguyên nhân của nó. Nhiều người có thói quen ỷ lại, không chịu suy nghĩ để phát triển khả năng sáng tạo. Thêm vào đó là bệnh thành tích trong học tập buộc họ phải học tủ, học vẹt để tạo cảm giác an tâm nhờ vào những gì thầy cô đã viết. Xác định sai mục đích chính của việc học đó là chỉ biết lấy thành tích mà không biết rằng mục đích chính của việc học là phải mở mang kiến thức để sau này áp dụng vào thực tế cuộc sống khiến nạn học tủ, học vẹt ngày càng lan rộng.

Vì vậy, khi học ta phải vừa học vừa suy nghĩ, đặc biệt trước khi học thuộc câu chữ phải hiểu vấn đề, tránh sa vào việc lặp đi lặp lại. Xác định đúng mục đích của việc học: học để làm người, để mở mang kiến thức chứ không phải học để lấy thành tích phù phiếm là cách mà một học sinh nên làm.

Việc học tập xét đến cùng cũng đều để phục vụ cho tương lai. Hãy dùng phương pháp học thật đúng đắn để những kiến thức ta có được trên ghế nhà trường có thể giúp ích được cho chính cuộc sống của ta.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Mỗi học sinh muốn trở thành một công dân có ích, một người đóng góp cho xã hội, một người thành công trên cả hai con đường sự nghiệp và thành người thì chỉ có một con đường duy nhất là học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận không nhỏ học sinh đang chạy theo những cách học tiêu cực là "học vẹt" và "học tủ" không chỉ đem lại tác hại cho bản thân mà còn cho cả xã hội.

"Học tủ" là cách học chọn lọc những kiến thức mà mình cho rằng sẽ ra trong bài kiểm tra hoặc bài thi. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất là đối với những bạn đoán sai đề mà học sinh hay gọi là "lệch tủ". "Học vẹt" là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt bắt chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi trả bài thì đọc rất trôi chảy, lưu loát nhưng không nắm được nội dung, học một cách máy móc, thụ động và chỉ cần quên một từ là có thể quên cả bài.

Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.

Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Học vẹt sẽ khiến bạn không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Học tủ chỉ mang tính xác suất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động.Hai cách học này chỉ khiến cho bạn càng ngày càng lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Bản thân mất dần đi khả năng sáng tạo, sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa từ đó mà khả năng tiếp thu sẽ kém hơn và kết quả học tập sẽ ngày càng kém hơn.

Học tủ, học vẹt, học đối phó được gây ra bởi nhiều lý do. Bắt nguồn từ bản thân mỗi em học sinh chưa thực sự có ý thức rèn luyện, tích lũy kiến thức dần dần, từ từ từng ngày. Học sát ngày thi có thể khiến các em tiếp thu, ghi nhớ nhanh hơn, nhưng chỉ cần thi xong là mọi thứ bay biến khỏi đầu, kiến thức chỉ còn trên trang giấy. Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số. Âu cũng là do áp lực điểm, áp lực tuyển sinh của thầy cô và nhà trường khiến cách giáo dục có phần lệch lạc, chưa thực sự sát sao với từng học sinh. Ngoài ra, thực tế cho thấy, giáo dục Việt Nam đề cao kiến thức sách vở, ít thực hành, ít điều kiện áp dụng vào cuộc sống, nên sự thiếu hụt mặt trải nghiệm của học sinh dẫn đến việc các em không thể hiểu hết được bản chất vấn đề mà môn học hướng tới. Nếu muốn đạt điểm cao thì có cách học tủ, học vẹt. Việc học đối phó cũng bắt nguồn từ nguyên nhân học sinh chủ quan, bản thân không muốn học nên khi bị bắt ép bèn tìm cách học tủ, học vẹt hòng che mắt gia đình, nhà trường.

Cách học tủ, học vẹt, học chay, học đối phó dẫn tới hậu quả cho chính bản thân nhũng học sinh lựa chọn cách học sai lệch này. Các em hầu như không có kiến thức nền tảng của môn học, học dễ nhớ nhưng cũng dễ quên, không có kĩ năng áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Tình trạng học trước quên sau rất dễ dẫn tới hổng kiến thức, thuộc bài nhưng không hiểu bài, thành ra công sức học tập coi như vô ích. Cách học đối phó rất dễ khiến học sinh nản chí, chán học, học tủ lỡ bị "tủ đè" sẽ vừa bị điểm kém, áp lực học tập, vừa cảm thấy chán nản. Nhìn chung, tất cả các cách học sai lầm đều ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình học tập của học sinh.

Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON