YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm về độ hụt khối và năng lượng liên kết hạt nhân môn Vật lý 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập trắc nghiệm về độ hụt khối và năng lượng liên kết hạt nhân môn Vật lý 12 có đáp án. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu với các em học sinh cách phân dạng bài tập cùng với một số phương pháp làm bài tập có hướng dẫn cụ thể. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ ĐỘ HỤT KHỐI VÀ NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT HẠT NHÂN

Bài 1: Hạt nhân Đơteri có khối lượng 2,0136u. Biết lu = 931 MeV/c2, khối lượng prôtôn là l,0073u, khối lượng nơtrôn là l,0087u và coi 1 eV = 1.6.10-19 J. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đơteri là

A. 3,575.10-19 J/nuclon.                                  B. 3,43.10-13 J/nuclon.

C. 1,788.10-13J/nuclon.                                   D. 1,788.10-19J/nuclon.

Bài 2: (ĐH - 2012) Trong một phản ứng hạt nhân, có sự bảo toàn

A. số prôtôn.               B. số nuclôn.              

C. số nơtron.               D. khối lượng.

Bài 3: Hạt nhân đơteri (D) có khối lượng 2,0136u. Năng lượng liên kết của nó là bao nhiêu? Biết mn = 1,0087u; mp = 1,0073u ; 1 uc2 = 931 (MeV).

A.23 MeV.                  B. 4,86 MeV.             

C. 3,23 Me                  D. 1,69 MeV.

Bài 4: Xét hạt nhân , cho khối lượng các hạt: mLi = 7,01823u; mp = l,0073u; mn = l,00867u; luc2 = 931 (MeV). Năng lượng tối thiểu để tách hạt nhân Li7 thành các nuclôn riêng biệt là:

A. 35,7 MeV.              B. 35,6 MeV.             

C. 35,5 MeV.              D. 35,4 MeV. 

Bài 5: Xét hạt nhân \(_3^7Li\), có khối lượng mLi = 7,01823u. Biết khối lượng các hạt: mp = l,0073u; mn = l,00867u. Độ hụt khối của hạt nhân liti là

A. 0,03665u.               B. 0,03558u.              

C. 0,03835u.               D. 0,03544u.

Bài 6: Xác định năng lượng liên kết riêng của hạt nhân U234. Biết khối lượng các hạt theo đơn vị u là: mu = 234,041u; mp = l,0073u; mn = l,0087u; luc2 = 931,5 (MeV).

A. 7,8 (MeV/nuclôn).                         B. 6,4 (MeV/nuclôn).

C. 7,4 (MeV/nuclôn).                          D. 7,5 (MeV/nuclôn).

Bài 7: Năng lượng cần thiết để bứt một nuclon khỏi hạt nhân 11Na23 là bao nhiêu? Cho mNa = 22,9837u; mn = l,0087u; mp = l,0073u; lu.c2 = 931MeV

A. 12,4 MeV/nuclon.                          B. 6,2 MeV/nuclon.

C. 3,5 MeV/nuclon.                            D. 1,788.10-19/nuclon

Bài 8: Tính năng lượng liên kết riêng của hạt nhận \(_6^{12}C\). Cho khối lượng của các hạt mC = 12u, mn =l,0073u; mp = l,0087u; luc2 = 931,5 (MeV).

A. 7,46 MeV/nuclon.                          B. 5,28 MeV/nuclon.

C. 5,69 MeV/nuclon.                          D. 7,43 MeV/nuclon.

Bài 9: Tính năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 3Li7. Cho khối lượng các hạt: mn = l,00867u; mp = l,007276u; mLi = 7,01691u; 1ue2 = 931 (MeV).

A. 5,389 MeV/nuclon.                                    B. 5,268 MeV/nuclon.

C. 5,269 MeV/nuclon.                                    D. 7,425 MeV/nuclon.

Bài 10: Tính năng lượng liên kết riêng của hạt α. Cho biết khối lượng: mα = 4,0015u; mn = l,00867u; mp = 1,00728u; 1uc2 = 931 (MeV).

A. 7,0756 MeV/nuclon.                      B. 7,0755 MeV/nuclon.

C. 5,269 MeV/nuclon.                        D. 7,425 MeV/nuclon.

Bài 11: Hạt nhân heli 2He4 có năng lượng liên kết 28,4 MeV ; hạt nhân liti (3Li7) có năng lượng liên kết là 39,2MeV ; hạt nhân đơtơri (1H2) có năng lượng liên kết là 2,24 MeV. Hãy sắp theo thứ tự tăng dần về tính bền vũng của 3 hạt nhân này.

A. liti, hêli, đơtori.                              B. đơtơri, heli, liti.

C. hêli, liti, đơtơri.                              D. đơtori, liti, heli.

Bài 12: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về độ bền vững của các hạt nhân sau: 26Fe567N1492U238. Cho biết mFe = 55,927u, mN = 13,9992u, mLi = 238,0002u, mn = l,00867u; mp = 1,00728u

A. 7N1492U23826Fe56                                      B. 26Fe5692U2387N14

C. 26Fe567N14, 92U238                                   D. 7N1426Fe5692U238

Bài 13: Năng lượng liên kết của các hạt nhân 92U234 và 82Pb206 lần lượt là 1790 MeV và 1586 MeV. Chi ra kết luận đúng:

A. Độ hụt khối của hạt nhân U nhỏ hon độ hụt khối của hạt nhân Pb.

B. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân U lớn hơn năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Pb.

C. Hạt nhân U kém bền hơn hạt nhân Pb.

D. Năng lượng liên kết của hạt nhân U nhỏ hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Pb.

Bài 14: Khối lượng của hạt nhân 5B10 là 10,0113 u; khối lượng của proton mP = l,0073u, của nơtron mn = l,0086u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này là (cho u = 931,5 MeV/c2)

A. 6,43 MeV/nuclon.                         C. 6,35 MeV/nuclon.

B. 63,53 MeV/nuclon.                        D. 6,31 MeV/nuclon.

Bài 15: Tính năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 gam 2He4 từ các prôtôn và nơtron. Cho biết khối lượng: mα = 4,0015u ; mn = l,00867u ; mp = l,00728u và tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 (m/s).

A. 68.1010 (J).             B. 69.1010 (J).             

C. 68.104 (J).               D. 69.104 (J).

Bài 16: Cho khối lượng của các hạt: mα = 4,0015u; mn = l,0087u; mp = l,0073u; 1uc2 = 931,5 MeV và số Avogadro NA = 6,02.1023 hạt/mol. Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 mol hêli từ các prôtôn và nơtrôn là

A.2,74.1012(J).                         B. 3,65.1012 (J).                      

C. 2,17.1012 (J).                      D. 1,58.1012 (J).

Bài 17: Tính năng lượng toả ra khi tạo thành 2,3 gam 11Na23 từ các prôtôn và nơtron. Cho mNa = 22,9837u; mn = l,0087u; mp = l,0073u; lu = 1,66055.10-27 (kg), tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 (m/s).

A. 2,7.1015(J).                          B. 2,7.1012 (J).            

C. 1,8.1015(J).                          D. 1,8.1012 (J).

Bài 18: Cần năng lượng bao nhiêu để tách các hạt nhân trong 1 gam 2He4 thành các proton và nơtron tự do? Cho biết mHe = 4,0015u; mn =l,0073u; mp = l,0087u; luc2 = 931,5 (MeV).

A. 5,36.1011 J.                          B. 4,54, 1011 J.           

C. 6,83. 1011 J.                        D. 8,271011 J

Bài 19: Hạt 2He có khối lượng 4,0015u. Tính năng lượng tỏa ra khi các nuclon tạo thành 11,2 lít khí Hêli ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết mp = l,0073u; mn = l,0087u, NA = 6,023.1023,1 uc2 = 931 MeV.

A. 17,1.1025 (MeV).                 B. 0,855.1025 (MeV). 

C. 1.71.1025 (MeV).                   D. 7,11.1025 (MeV).

Bài 20: Xét phản ứng hạt nhân sau: D + T → He + n. Biết độ hụt khối khi tạo thành các hạt nhân: D; He lần lượt là ΔmD = 0,0024u; ΔmHe = 0,0305u; luc2 = 931 MeV. Tổng năng lượng nghỉ trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ sau phản ứng là 18,1 MeV. Tính năng lượng liên kết của T.

A. 8,1 (MeV).                          B. 5,4 MeV.               

C. 8,2 MeV.                             D. 10,5 MeV.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1.C

2.B

3.A

4.A

5.C

6.C

7.D

8.D

9.B

10.A

11.D

12.A

13.C

14.C

15.A

16.A

17.D

18.C

19.B

20.A

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập trắc nghiệm về độ hụt khối và năng lượng liên kết hạt nhân môn Vật lý 12 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON