YOMEDIA

Bài tập tổng hợp Các Thí Nghiệm của MenĐen môn Sinh học 9 năm 2021

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu ôn tập giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập tổng hợp Các Thí Nghiệm của MenĐen môn Sinh học 9 năm 2021. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TỔNG HỢP CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN MÔN SINH HỌC 9

 

 

Câu 1: Trình bày các khái niệm sau: Tính trạng, Cặp tính trạng, kiểu hình, kiểu gen

Hướng dẫn trả lời

Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể, giúp chúng ta phân biệt được cá thể này với cá thể khác.

Ví dụ: ở cây đậu Hà Lan có thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.

Cặp tính trạng là hai trạng thái khác nhau của cùng 1 tính trạng.

Ví dụ: ở đậu Hà Lan có cặp tính trạng hạt trơn và hạt nhăn.

Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

Trong các bài tập di truyền, khi nói tới kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét những tính trạng có liên quan.

Ví dụ: kiểu hình tóc thẳng, kiểu hình tóc quăn.

Kiểu gen là tổ hợp tất cả các gen trong tế bào của cơ thể.

Trong các bài tập di truyền, khi nói tới kiểu gen người ta chỉ xét kiểu gen của một vài tính trạng đang được quan tâm.

 

Câu 2. Vì sao nói phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là một phương pháp độc đáo?

Hướng dẫn trả lời

Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là một phương pháp độc đáo. Vì:

–        Chọn đối tượng thí nghiệm là đậu Hà Lan: Tự thụ phấn nghiêm ngặt —* dễ tạo dòng thuần, thời gian sinh trưởng ngắn (3 tháng), có nhiều tính trạng tương phản dẫn đến dễ theo dõi kết quả.

–        Phương pháp phân tích cơ thể lai:

+ Tạo các cơ thể thuần chủng.

+ Lai các cơ thể thuần chủng đối lập nhau về từng cặp tính trạng.

+ Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên’Con cháu của từng cặp bố mẹ.

+ Dùng thông kê toán học phân tích số liệu thu được, rút ra quy luật di truyền.

+ Việc tìm ra phép lai phân tích để kiểm tra tính thuần chủng của giống lai cũng là điểm đặc biệt trong phương pháp của Menđen.

 

Câu 3. Việc sử dụng cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu di truyền có ưu điểm gì?

Hướng dẫn trả lời

 Sử dụng đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu có ưu điểm:

Cây đậu Hà Lan tự thụ phấn nghiêm ngặt nên dễ tạo ra dòng thuần chủng.

Dễ tiến hành lai giữa các cặp bố mẹ theo mong muốn. Nếu các cá thể giao phân ngẫu nhiên (không tự thụ phấn) thì khó có thể ngăn cản sự phát tán hạt phân giữa các cá thể làm cho các phép lai không có kết quả chính xác.

 

Câu 4. Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li.

Hướng dẫn trả lời

Nội dung quy luật phân li: Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.

Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:

+ Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên các gen cũng tồn tại thành từng cặp.

+ Khi giảm phân, mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST trong cặp tương đồng nên chỉ chứa 1 gen trong cặp alen tương ứng.

+ Các nhà khoa học đã xác định được vị trí của nhiều gen trên NST và vị trí xác định của gen trên NST được gọi là  gen.

Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li:

Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không có đột biến xảy ra.

 

Câu 5. Thế nào là cơ thể dị hợp? Cơ thể dị hợp được sinh ra bằng cách nào?

Hướng dẫn trả lời

Cơ thể dị hợp là cơ thể mang cặp gen dị hợp. Cặp gen dị hợp là cặp gen gồm 2 alen khác nhau. Ví dụ cơ thể có kiểu gen Aa; cơ thể có kiểu gen AABb; Cơ thể có kiểu gen AaBB;….

Cơ thể dị hợp được sinh ra bằng 2 cách:

+ Tiến hành phép lai giữa 2 cơ thể thuần chủng có kiểu gen khác nhau. Ví dụ phép lai giữa cơ thể AABB và cơ thể aabb.

+ Tiến hành gây đột biến các cá thể thuần chủng sẽ làm phát sinh dạng dị hợp. Ví dụ gây đột biến cơ thể AABB thì sẽ làm phát sinh cơ thể dị hợp có kiểu gen AaBB.

 

Câu 6. So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn trong phép lai 1 cặp tính trạng ở đời con lai F1 và F2?

Hướng dẫn trả lời

Giống nhau:

Cơ sở: đều có hiện tượng gen trội lấn át gen lặn.

Cơ chế: quá trình di truyền của tính trạng đều dựa trên sự phân li của cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử.

Kết quả:

+ Nếu Pt/c —► F1 đồng tính —► F2 phân li tính trạng.

+ F| đều mang kiểu gen dị hợp (Aa).

+ F2 đều có phân li kiểu gen 1 đồng hợp trội: 2 dị hợp: 1 đồng hợp lặn b. Khác nhau:

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

–  Gen trội át hoàn toàn gen lặn

–    Kiểu hình F| đồng tính biểu hiện giống một bên của bố hoặc mẹ.

– Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: 3 ừội: 1 lặn.

–  Cần sử dụng phép lai phân tích để xác định kiêu gen của cơ thê mang tính trạng trội.

–  Gen trội át không hoàn toàn gen lặn

–  Kiểu hình F1 đồng tính biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

–  Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn.

–  Không cần dùng phép lai phân tích, vì mỗi kiểu hình tương ứng một kiểu gen.

 

Câu 7. Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội, tính trạng lặn?

Hướng dẫn trả lời

Có 2 cách để xác định tính trạng trội, lặn:

Dựa vào quy luật đồng tính của Men đen (thể hiện ở F1): Tính trạng trội là tính trạng vốn có của p và được biểu hiện ngay ở F|, còn tương ứng với nó là tính trạng lặn.

Dựa vào quy luật phân tính của Men đen (thể hiện ở F2): Tính trạng chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, còn tỉnh trạng chiếm tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn.

 

Câu 8. Menđen đã giải thích thí nghiệm của mình trong phép lai 1 cặp tính trạng, 2 cặp tính trạng ở đậu Hà Lan như thế nào? Vì sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà Lan?

Hướng dẫn trả lời

Trong phép lai 1 cặp tính trạng:

Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng trên đậu Hà Lan bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh.

Sự phân li của cặp alen Aa ở F| đã tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A: la. đây chính là cơ chế di truyền các tính trạng.

I Sơ đồ lai

p (thuần chủng): Hoa đỏ (AA) X Hoa trắng (aa)

Gp:                            A                             a

F1                                         Aa (100% Hoa đỏ)

F1 tự thụ phấn:     hoa đỏ (Aa) X hoa đỏ (Aa)

AA: 2 Aa I 1 aa

Kiểu hình 1                 3 hoa đỏ:            1 hoa trắng

Trong phép lai 2 cặp tính trạng:

Men đen giải thích bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

Sơ đồ lai: Ở đậu Hà Lan

Pt/C:   Hạt vàng, trơn     X   hạt xanh,  nhăn

AABB                       aabb

Gp:             AB                                                                        ab

F1:                               AaBb (100% hạt vàng, trơn)

F1 tự thụ phấn: AaBb                   X AaBb

G1:               AB, Ab, aB,  ab             AB, Ab, aB,  ab

F2 1AABB: 2AABb: 1AAbb: 2AaBb: 4AaBb: 2Aabb: aaBB: 1aaBb: 1aabb.

Kiểu hình: 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh, trơn: 1 hạt xanh, nhăn.

 

Câu 9. Lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích?

Hướng dẫn trả lời

Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội (có kiểu gen chưa biết) với cá thể mang tính trạng lặn.

Mục đích của lai phân tích là nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

+ Nếu ở đời con có 100% cá thể mang tính trạng trội —> Kiểu gen cá thể cần xác định đồng hợp (AA).

+ Nếu ở đời con có tỉ lệ 1 trội: 1 lặn —*• Cá thể cần xác định có kiểu gen dị hợp (Aa).

 

Câu 10. Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào khác để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp? Viết sơ đồ lai minh họa.

Hướng dẫn trả lời

Không dùng phép lai phân tích có thể xác định được một cơ thể có kiểu hình trội là ở thể đồng hợp hay dị hợp bằng cách cho cơ thể đó tự thụ phấn:

+ Nếu kết quả thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp.

Sơ đồ lai:

Ví dụ: Ở cà chua A – quả đỏ; a – quả vàng P: AA             X      AA

Gp:       A                  A

F1:                  AA (100% quả đỏ)

+ Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ là 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp. Ví dụ: Ở cà chua A – quả đỏ; a – quả vàng P:  Aa X Aa

Gp:      A, a              A, a

F|:           lAA:2Aa :laa

(3 quả đỏ: 1 quả vàng)

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tổng hợp Các Thí Nghiệm của MenĐen môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON