YOMEDIA

Bài tập ôn tập Chuyên đề Sắt và hợp chất của Sắt môn Hóa học 12 năm 2020

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 Bài tập ôn tập Chuyên đề Sắt và hợp chất của Sắt năm 2020 có đáp án chi tiết được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập môn Hóa học, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020

 

Câu 1: Cấu hình electron, vị trí

Fe :…………………

Fe2+ : ……………….

Fe3+ :  ……………….

Vi trí của Fe: ………

Câu 2: Tính chất vật lý:

Sắt là kim loại màu …, dẻo, dai, dễ rèn,  KLR lớn (D = 7,9 g/cm3), nóng chảy ở … Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có

Câu 3: Công thức một số quặng sắt:

+ Manhetit……………………………           

+  Pirit………………………………..

+ Xiderit……………………………...

+ Hematit nâu ......................................

+ Hematit đỏ.........................................

Câu 4: Màu của hợp chất sắt :

+ Fe(OH)2 ............................................

+ Fe(OH)3 ............................................

+ Muối Fe2+  ........................................

+ Muối Fe3+  ........................................

Câu 5: Tính chất hóa học

+ Tính chất hóa học chung của sắt là gì?     .......................……………

Chất tác dụng với sắt tạo Fe(II):.............................................................

Chất tác dụng với sắt tạo Fe(III).............................................................

+ Tính chất hóa học đặc trưng  của hợp chất sắt (II) là ……………….

+ Tính chất hóa học đặc trưng  của hợp chất sắt (III) là ………………

Câu 6:  Cho các chất sau: Fe, Fe2O3, FeO,  Fe(OH), FeCl2, Fe3O4, FeCl3, Fe(NO3)3, FeSO4

+ Những chất nào có cả tính oxi hóa và tính khử………………………

+ Những chất nào chỉ có tính oxi hóa…………………………………..

+ Những chất nào chỉ có tính khử ……………………………………...

Câu 7: Nêu hiện tượng:

+ Cho cây đinh Fe tác dụng với dd CuSO4 sau một thời gian: ................

Cho Na vào dung dịch FeCl2 : ...............................................................

+ Cho K vào dung dịch FeCl3 : ................................................................

Câu 8: ang là hợp kim của sắt và cacbon trong đó C chiếm .....................

Câu 9: Nguyên tắc sản xuất gang là dùng .... khử oxit của sắt ở nhiệt độ cao.

Câu 10: Nguyên liệu sản xuất gang: .........................................................

Câu 11: Các PTHH xảy ra trong quá trình sản xuất gang bằng lò cao:

+ Miệng lò:....................................................

+ Thân lò: .....................................................

 + Bụng lò: ......................................................

Câu 12: Hàm lượng cacbon trong thép.................................

Câu 13: Nguyên liệu để sản xuất thép là ..............................

Câu 14: Nguyên tắc sản xuất thép: .......................................

A. LÝ THUYẾT

I. Cấu hình electron, TCVL, trạng thái tự nhiên:

Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe?

A. [Ar] 4s23d6.           B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8.                  D. [Ar]3d74s1.

Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+?

A. [Ar]3d6.                 B. [Ar]3d5.                  C. [Ar]3d4.                  D. [Ar]3d3.

Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?

A. [Ar]3d6.                 B. [Ar]3d5.                  C. [Ar]3d4.                  D. [Ar]3d3.

Câu 4: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit nâu.           B. manhetit.                C. xiđerit.                    D. hematit đỏ.

Câu 5: Tên của các quặng chứa FeCO3 , Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là:

A. Hematit, pirit, manhetit, xiderit.                           

B. Xiderit, manhetit, pirit, hematit.

C. Xiderit, hematit, manhetit, pirit.               

D. Pirit, hematit, manhetit, xiderit.

Câu 6: Tính chất vật lý nào sau đây của sắt khác với các đơn chất kim loại khác?

A. Tính dẻo, dễ rèn.                                   B. Có tính nhiễm từ.                

C. Dẫn điện và nhiệt tốt.                            D. Là kim loại nặng.

Câu 7: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của sắt?

A.Kim loại nặng khó nóng chảy                        B. Màu vàng nâu, dẻo dễ rèn.

C. Dẫn điện và nhiệt tốt.                   .               D.Có tính nhiễm từ.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?

A. Hematit nâu chứa Fe2O3                               B. Manhetit chứa Fe3O4

C. Xiđerit chứa FeCO3                                       D. Pirit chứa FeS2

Câu 9 : Thành phần nào của cơ thể người có nhiều sắt nhất ?

A. Tóc.                        B. Răng.                      C. Máu.                       D. Da.

II. TÌM TỔNG HỆ SỐ CÂN BẰNG PHẢN ƯNG

Câu 1: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe3O4 →  cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là

A. 25.                                B. 24.                                C. 27.                          D. 26.

Câu 2: Tổng hệ số ( các số nguyên,  tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng giữa FeSO4 với dung dịch KMnO4 trong H2SO4

A. 36                                   B. 34                              C. 35                              D. 33

Câu 3: Tổng hệ số ( các số nguyên,  tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng giữa FeSO4 với dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4

A. 23                                   B. 24                              C. 25                              D. 26

Câu 4: Cho PTHH : a FeO + bHNO3 → cFe(NO3)3 + d NO + e H2O.(a, b, c, d,e  là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a +b là

A. 13                           B. 14                           C. 15                                       D. 16

Câu 5: Cho phản ứng: a Fe + b HNO3 → cFe(NO3)3 + d NO + e H2O

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a+b) bằng

A. 3.                            B. 6.                            C. 4.                                        D. 5.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Câu 1: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là

A. Fe(NO3)2, FeCl3.    B. Fe(OH)2, FeO.        C. Fe2O3, Fe2(SO4)3.   D. FeO, Fe2O3.

Câu 2: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. FeO.                       B. Fe2O3.                     C. Fe(OH)3.                D. Fe(NO3)3

Câu 3: Dãy gồm các chất chỉ có oxy hoá là:

A. FeO, Fe2O3.                                    B. Fe2O3, Fe2(SO4)3.   

C. Fe(NO3)2, FeCl3.                             D. Fe(OH)2,  FeO.

Câu 4: Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là

A. Fe.                          B. Fe2O3.                     C. FeCl2.                     D. FeO.

Câu 5: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là

A. FeSO4.                    B. Fe(OH)3.                 C. Fe2O3.                     D. Fe2(SO4)3.

Câu 6:. Tính chất của Fe2O3 là:

A. vừa có  tính bazơ, vừa có tính oxi hóa.                   

B. vừa có tính bazơ, vừa có tính khử.

C. có tính bazơ, có tính khử và có tính oxi hóa.           

D. vừa có tính axit và tính khử.

Câu 7: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là:

A. CuSO4 và ZnCl2.    B. CuSO4 và HCl.       C. ZnCl2 và FeCl3.      D. HCl và AlCl3.

Câu 8: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. FeO.                       B. Fe2O3.                     C. Fe3O4.                     D. Fe(OH)2

Câu 9: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây?

A. FeCl2 .                    B. FeCl3.                     C. MgCl2.                    D. AlCl3.

Câu 10: Nhận định nào sau đây sai?

A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4.                   B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3.

C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2.                     D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3.

Câu 11: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là            

A. 2.                            B. 1.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 12: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là 

 A. 5.                           B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 13: Cho bốn dung dịch muối: Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2 , AgNO3 , Pb(NO3)2. Kim loại nào dưới đây tác dụng được với cả bốn dung dịch muối trên?

 A. Zn                          B. Fe                         C. Cu                             D. Pb

Câu 14. Ở điều kiện thường, Fe(OH)2 phản ứng được với

A. H2                                                               B. H2O                       

C. dung dịch HNO3                                        D. dung dịch NaNO3

Câu 15. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

A. Kim loại Mg             B. Kim loại Cu           C. Kim loại Ag       D. Kim loại Ba

Câu 16: Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây?

A. Zn                           B. Fe                           C. Cu              D. Ag

Câu 17: Dùng khí CO khử sắt (III) oxit, sản phẩm khử sinh ra có thể có là:

A. Fe                                                    B. Fe và FeO  

C. Fe, FeO và Fe3O4                           D. Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3

Câu 18:Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra.

A. Sắt tác dụng với dung dịch HCl.                         

B. Sắt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội

C. Sắt tác dụng với dung dịch HNO3.                      

D. Sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 19: Hợp chất nào tác dụng với dung dịch HNO3 loãng không giải phóng khí NO.

A. Fe2O3           B. FeO             C. Fe3O4                   D. FeCl2

Câu 20: Cho sắt tác dụng với HNO3 loãng dư ta thu được hợp chất của sắt là:

A. Muối sắt (II)       

B. Muối sắt (III)      

C. Oxit sắt (II)        

D. Oxit sắt (III)

Câu 21: Cho các chất : Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là: 

A. 3                  B. 4                  C. 2                  D. 5

Câu 22: Phản ứng nào không thể xảy ra khi trộn lẫn các dung dịch sau.

A. AgNO3 + Fe(NO3)2                              B. Fe(NO3)3 + HNO3 loãng

C. Fe(NO3)2 + HNO3 đặc                          D. Fe(NO3)2 + HNO3 loãng

Câu 23: Phản ứng nào sau đây sai :

A. Fe3O4  +  HNO3  → Fe(NO3)2  +   Fe(NO3)3  +  H2O       

B. FeO  +  CO  →  Fe  +  CO2

C. Al  +  Fe2O3  →   Al2O3  +  Fe              

D. Fe3O4   +   HCl  →  FeCl2  +  FeCl3   +   H2O

Câu 24: Cho các ion kim loại: Fe3+ , Mg2+, Al3+, Fe2+, ion có tính oxi hoá mạnh nhất là

A. Fe2+                                B. Mg2+                          C. Al3+                           D. Fe3+

Câu 25 : Nhóm các chất nào sau đều tác dụng với dd Fe(NO3)3?

A. Fe, Cu, Ag.                      B. Fe, Al, Cu.                C. Al, Ag, Mg.              D. Fe, Mg, Ag.

Câu 26: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư. Dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. Fe(NO3)3                           B. Fe(NO3)3, HNO3         

C. Fe(NO3)2                           D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3   

Câu 27: Cho dd Fe(SO4)3 tác dụng với Cu dư thu được dd A. Cho dd A tác dụng với Fe dư. Các chất oxi hoa trong phản ứng lần lượt là

A. chỉ có Fe3+                                                  B. Fe3+  và Cu2+          

C. Fe2+  ,Fe3+  và Cu2+                                     D. Fe2+ và Cu2+

Câu 28: Fe tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

 A. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2                                                   B. CuSO4, MgSO4         

C. Fe(NO3)3, Ni(NO3)2                                                    D. HCl, MgCl2

Câu 29: Cho dung dịch gồm các muối: FeCl2, MgCl2, AlCl3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nhiệt phân trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn là ?

A. FeO, MgO                                                              B. Fe2O3, MgO, Al2O3           

C. Fe2O3, MgO                                                           D. FeO, MgO, Al2O3

Câu 30: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2 , Fe(OH3) , Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. 8.                            B. 5.                           C. 7.                            D. 6.

V. HIỆN TƯỢNG,  NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU CHẾ

Câu 1: Cho sắt phản ứng với dd HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là

A. NO2.                       B. N2O.                       C. NH3.                       D. N2.

Câu 2: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch

A. NaOH.                   B. Na2SO4.                  C. NaCl.                      D. CuSO4.      

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là: 

A. HCl, NaOH.           B. HCl, Al(OH)3.        C. NaCl, Cu(OH)2.     D. Cl2, NaOH.

Câu 4: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là

A. CH3COOCH3.       B. CH3OH.                 C. CH3NH2.                D. CH3COOH.

Câu 5: Có 2 chất rắn Fe2O3 và Fe3O4. Dung dịch có thể phân biệt được 2 chất rắn đó là

A. HCl                        B. H2SO4 loãng                       C. HNO3 loãng           D. NaOH

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập ôn tập Chuyên đề Sắt và hợp chất của Sắt môn Hóa học 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF