YOMEDIA

Bài tập vận dụng có đáp án chuyên đề sắt và hợp chất của sắt

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hoc247 xin giới thiệu tài liệu Bài tập vận dụng chuyên đề sắt và hợp chất của sắt năm học 2018 - 2019 được biên soạn và tổng hợp dưới đây. Tài liệu gồm 72 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT

 

Câu 1:  Nguyên tử Fe có cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p63d6 4s2. Vậy nguyên tố Fe thuộc họ nào?

A. họ s                                     B. họ p                                    C. họ d                                 D. họ f

Câu 2: Ở nhiệt độ thường, trong không khí ẩm, sắt bị oxi hóa tạo thành gỉ sắt màu nâu do có phản ứng:

A.  3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2                                             B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3                                                                            D.  4Fe + 3O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3

Câu 3: Hòa tan sắt kim loại trong dung dịch HCl. Cấu hình electron của cation kim loại có trong dung dịch thu được là:

A. [Ar]3d5                               B. [Ar]3d6                               C. [Ar]3d54s1                       D. [Ar]3d44s2

Câu 4 : Cấu hình của ion  Fe3+ là:                                     

A.1s22s22p63s23p63d64s2                                                                         B.1s22s22p63s23p63d64s1

C.1s22s22p63s23p63d6                                                                   D.1s22s22p63s23p63d5

Câu 5: Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dung dịch HCl để hòa tan hết chất rắn.

 a/Dung dịch thu được có chứa muối gì?

A. FeCl2                                  B. FeCl3                                  C. FeCl2 và FeCl3                 D. FeCl2 và HCl dư.

b/Tiếp tục cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch thu được ở trên. Lọc lấy kết tủa và đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi ta được 24 gam chất rắn. Tính lượng sắt đem dùng?

A. 8,4 g                                   B. 11,2 g                                 C. 14 g                                  D. 16,8 g

Câu 6: Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp: Fe +FeO; Fe + Fe2O3; FeO + Fe2O3. Để nhận biết lọ đựng FeO + Fe2O3 ta dùng thuốc thử là:

A. ddHCl                                B. ddH2SO4 lg                        C. ddHNO3 đ                       D. Cả A, B.

Câu 7: Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch chỉ chứa chất B. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là:

A. AgNO3                               B. Fe(NO3)3                            C. Cu(NO3)2                         D. HNO3

Câu 8: Hỗn hợp A gồm Fe2O3, Al2O3 , SiO2. Để tách riêng Fe2O3 ra khổi hỗn hợp A, hoá chất cần chọn:

A. dd NH3                               B. dd HCl                              C. dd NaOH                        D. dd HNO3

Câu 9: Để phân biệt Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đựng trong các lọ riêng biệt, ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. dd H2SO4 và dd NaOH                                                     B. dd H2SO4 và dd KMnO4

C. dd H2SO4 và dd NH3                                                        D. dd NaOH và dd NH3

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p,n,e) bằng 82. Trong đó số hạt  mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 22. Cấu hình electron của X:

A. [Ar]3d54s2                           B. [Ar]4s23d6                         C. [Ar]4s23d5                       D. [Ar]3d64s2

Câu 11: Cho các phản ứng:    A  +  B  →  FeCl3   +   Fe2(SO4)3             

                                              D   +   A  →  Fe  +  ZnSO4.   

Chất B là gì ?

A. FeCl2                                  B. FeSO4                                 C. Cl2                                   D. SO2

Câu 12: Quặng Hêmatit nâu có chứa:                         

A. Fe2O3.nH2O                       B. Fe2O3 khan                         C. Fe3O4                               D. FeCO3

Câu 13: Cho phản ứng:   Fe3O4 + HCl  +  X   →   FeCl3  +  H2O. Chất X là gì?

A. Cl2                                      B. Fe                                      C. Fe2O3                               D. O3

Câu 14: Cho phản ứng:  Fe2O3   +  CO  → X   +   CO2. Chất X là gì ?

A. Fe3O4                                  B. FeO                                    C. Fe                                    D. Fe3C

Câu 15: Cho 1,4 gam bột sắt vào cốc đựng V lít dung dịch HNO3 0,6M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,224 lít khí X (đkc) và còn lại 0,56 gam chất rắn không tan. Khí X là ?

A.NO2                                     B. NO                                     C. NO2                                 D. N2

Câu 16: Sắt trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều dạng quặng. Quặng nào sau đây giàu hàm lượng sắt nhất?

A. Hematit đỏ                         B.  Hematit nâu                      C. Manhetit                          D.  Pirit sắt.

Câu 17: Nung nóng 18,56g hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt FexOy trong không khí tới khi pứ xảy ra hoàn toàn, thu được khí CO2 và 16g chất rắn là một oxit duy nhất của sắt. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 8g kết tủa. Xác định khối lượng và công thức của FexOy có trong hhA ?

A. 9,28g Fe2O3                        B. 9,28 g Fe3O4                       C. 9,82 g FeO                      D. 9,82 g Fe2O3

Câu 18: Cho các chất sau Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3 ; số cặp chất có phản ứng với nhau là:

A. 1                                         B. 2                                         C. 3                                      D. 4

Câu 19: Hợp chất nào của sắt phản ứng với HNO3 theo sơ đồ: Hợp chất Fe + HNO3 →  Fe(NO3)3 + H2O + NO. Hợp chất đó là?

A. FeO                                    B. Fe(OH)2                              C. FexOy (với ≠ )             D. tất cả đều đúng

Câu 20: Cho dung dịch metylamin dư lần lượt vào dung dịch sau: FeCl3, AgNO3, NaCl, Cu(NO3)2.  Số kết tủa thu được là                                   

A. 1                                         B. 2                                         C. 3                                      D. 4

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 60 vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)---

 

Câu 60: Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra cả 2 quá trình luyện gang và luyện thép ?

A. FeO + CO → Fe + CO2                                        

B. SiO2 + CaO → CaSiO3

C. FeO + Mn → Fe + MnO2                                      

D. S + O2 → SO2

Câu 61: Cần bao nhiêu tấn quặng Manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95 %. Biết rằng trong quá trình sản xuất lượng sắt bị hao hụt 1%.

A. 1325,16 tấn                             B. 1532,16 tấn                     C. 1235,16 tấn                     D. 3215,16 tấn

Câu 62: Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Hòa tan hết B bằng HCl dư được 2,24 lít khí (đktc), cũng lượng B này nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy còn 8,8g rắn C. Khối lượng các chất trong A là?

A. mAl=2,7g, mFe2O3=1,12g                                                B. mAl=5,4g, mFe2O3=1,12g

C. mAl=2,7g, mFe2O3=11,2g                                                D. mAl=5,4g, mFe2O3=11,2g

Câu 63: Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hòa tan hết vào dung dịch Ygồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể tích khí thoát ra ở đktc thuộc phương án nào?

A. 25 ml; 1,12 lít.                    B. 0,5 lít; 22,4 lít.                 C. 50 ml; 2,24 lít.                    D. 50 ml; 1,12 lít.

Câu 64: Dẫn 1 luồng CO dư qua ống đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO nung nóng thu được chất rắn Y; khí ra khỏi ống được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 40 gam kết tủa. Hòa tan chất rắn Y trong dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí H2 bay ra (đktc). Gía trị m là?                               

A. 24                                       B. 16                                    C. 32                                       D. 12

Câu 65: Để hòa tan 4 gam FexOy cần 52,14 ml dd HCl 10%(D=1,05g/ml). Xác định công thức phân tử FexOy.

A. Fe2O3                                  B. FeO                                 C. Fe3O4                                  D. Fe2O3 và FeO

Câu 66: Hòa tan hoàn toàn 1 khối lượng FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A và dung dịch B. Cho khí A hấp thụ hòan toàn bởi dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác cô cạn dung dịch B thì thu được 120 gam muối khan. Xác định FexOy

A. FeO                                    B. Fe3O4                               C. Fe2O3                                  D. Không xác định.

 Câu 67: Khử hết m gam Fe3O4 bằng khí CO thu được hỗn hợp A gồm FeO và Fe. A tan vừa đủ trong 0,3 lít dung dịch H2SO4 1M cho ra 4,48 lít khí (đktc). Tính m (khối lượng Fe3O4) đã dùng và thể tích CO (đktc) đã phản ứng với Fe3O4?

A. 11,6gam; 3,36 lít CO                    

B. 23,2gam; 4,48 lít CO          

C. 23,2gam; 6,72 lít CO.                 

D. 5,8gam; 6,72 lít CO

Câu 68: Chia hỗn hợp X gồm: Fe và Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau. Cho một luồng khí CO dư đi qua phần thứ nhất nung nóng thì khối lượng chất rắn giảm đi 4,8 gam. Ngâm phần thứ 2 trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X là:

A. 48,83% Fe và 51,17% Fe2O3                                           B. 75% Fe và 25% Fe2O3      

C. 25,97% Fe và 74,07% Fe2O3                                                        D. 18,9% Fe và 81,1% Fe2O3

Câu 69: Cho một luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m (g) Fe2O3  nung nóng một thời gian thu được 13,92 (g) chất rắn X gồm Fe, Fe3O4, FeO và Fe2O3. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 5,824 lít NO2 (đktc). Vậy thể tích khí CO đã dùng (đktc) và giá trị của m(gam) là:    

A. 2,912 lít và 16 gam.                B. 2,6 lít và 15 gam.                 C. 3,2 lít và 14 gam.                        D. 2,5 lít và 17 gam.

Câu 70: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng  m(g) Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 44,46 (g) hỗn hợp Y gồm Fe3O4, FeO, Fe, Fe2O3 dư. Cho Y tác dụng hết với dd HNO3 loãng thu được 3,136 lít NO (đktc) duy nhất. Vậy thể tích khí CO (lít) đã dùng (đktc) và giá trị m là:

A. 5,6 lít và 47 gam.              B. 4,704 lít và 47,82 gam.        C. 5,04 lít và 47,46 gam.                      D. 3,36 lít và 45 gam.

Câu 71: Hòa tan hết 17,84 gam hỗn hợp A gồm ba kim loại là sắt, bạc và đồng bằng 203,4 ml dung dịch HNO3 20% (có khối lượng riêng 1,115 gam/ml) vừa đủ. Có 4,032 lít khí NO duy nhất thoát ra (đktc) và còn lại dung dịch B. Đem cô cạn dung dịch B, thu được m gam hỗn hợp ba muối khan. Trị số của m là:

A. 60,27g.                               B. 45,64 g.                           C. 51,32g.                                    D. 54,28g.

Câu 72: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol Hg2S và 0,04 mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 đậm đặc, đun nóng, chỉ thu các muối sunfat kim loại có hóa trị cao nhất và có khí NO2 thoát ra. Trị số của x là:

A. 0,01.                                   B. 0,02.                                C. 0,08.                                        D. 0,12.

 

Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi trong Bài tập vận dụng chuyên đề sắt và hợp chất của sắt năm 2018 - 2019 Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF