YOMEDIA

Đề kiểm tra Chương Crom - Săt - Đồng môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 Đề kiểm tra Chương Crom - Săt - Đồng môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 có đáp án chi tiết được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập môn Hóa học, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG CRÔM - SẮT – ĐỒNG MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019 - 2020

 

Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+?

A. [Ar]3d6.                B. [Ar]3d5.                  C. [Ar]3d4.                              D. [Ar]3d3.

Câu 2: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit nâu.           B. manhetit.                C. xiđerit.                                D. hematit đỏ.

Câu 3:  Fe là kim loại có tính khử ở mức độ nào sau đây?

A. Rất mạnh                B. Mạnh                      C. Trung bình                          D. Yếu

Câu 4: Sắt phản ứng với chất nào sau đây tạo được hợp chất trong đó sắt có hóa trị (III)?

A. Dd H2SO4 loãng    B. Dd CuSO4                  C. Dd HCl đậm đặc                D. Dd HNO3 loãng

Câu 5: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là

A. NO2.                       B. N2O.                       C. NH3.                                   D. N2.

Câu 6: Để chuyển FeCl3 thành FeCl2, có thể cho dd FeCl3 tác dụng với kim loại nào sau đây?

A. Fe                           B. Cu                           C. Ag                                      D. Cả A và B đều được

Câu 7: Để chuyển FeCl2 thành FeCl3, có thể cho dd FeCl2 tác dụng với chất nào sau đây?

A. CuCl2                     B. Cl2                          C. HCl                                                D. NaCl

Câu 8: Phản ứng nào trong đó các phản ứng sau sinh ra FeSO4?

A. Fe + Fe2(SO4)3       B. Fe + CuSO4                C. Fe + H2SO4 đặc, nóng        D. A và B đều đúng

Câu 9: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

A. CuSO4 và ZnCl2.    B. CuSO4 và HCl.       C. ZnCl2 và FeCl3.                  D. HCl và AlCl3.

Câu 10:  Fe có số thứ tự là 26.  Fe3+ có cấu hình electron là

A. 1s22s22p63s23p64s23d3                                           B. 1s22s22p63s23p63d5

C. 1s22s22p63s23p63d6                                                 D. 2s22s22p63s23p63d64s2

Câu 11: Cấu hình electron của ion Cr3+ là:

A. [Ar]3d5.                B. [Ar]3d4.                  C. [Ar]3d3.                              D. [Ar]3d2.

Câu 12: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:

A. +2; +4, +6.                        B. +2, +3, +6.              C. +1, +2, +4, +6.                   D. +3, +4, +6.

Câu 13: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe?

A. [Ar] 4s23d6.                       B. [Ar]3d64s2.             C. [Ar]3d8.                              D. [Ar]3d74s1.

Câu 14: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?

A. [Ar]3d6.                B. [Ar]3d5.                  C. [Ar]3d4.                              D. [Ar]3d3.

Câu 15: Oxit lưỡng tính là:

A. Cr2O3.              B. MgO.                      C. CrO.                                   D. CaO.

Câu 16: Cho phản ứng : NaCrO2 + Br2 + NaOH →  Na2CrO4  + NaBr + H2O. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                                        D. 4.

Câu 17: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?

A. Fe và Al.                B. Fe và Cr.                 C. Mn và Cr.                           D. Al và Cr.

Câu 18: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

 A. Na2Cr2O7, NaCl, H2O.                              B. Na2CrO4, NaClO3, H2O.               

C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O.                        D. Na2CrO4, NaCl, H2O.

Câu 19: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn

A. Fe.                          B. K.                           C. Na.                                                 D. Ca.

Câu 20: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là

A. hematit                   B. Xiđehit                   C. manhetit                             D. pirit.

Câu 21: Fe có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây?

A. AlCl3                       B.  FeCl3                            C. FeCl2                                  D. MgCl2

Câu 22:  Nguyên  tử của nguyên tố nào sau đây có cấu hình electron bất thường?

A. Fe                            B. Cr                            C. Al                                      D. Na

Câu 23: Cu có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây?

A. CaCl2                       B. NiCl2                             C. FeCl3                                  D. NaCl

Câu 24: Câu nào đúng khi nói về: Gang?

A. Là hợp kim của Fe có từ 6 → 10% C và một ít S, Mn, P, Si

B. Là hợp kim của Fe có từ 2% → 5% C và một ít S, Mn, P, Si

C. Là hợp kim của Fe có từ 0,01% → 2% C và một ít S, Mn, P, Si

D. Là hợp kim của Fe có từ 6% → 10% C và một lượng rất ít S, Mn, P, Si

Câu 25: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là

A. FeSO4.                    B. Fe(OH)3.                 C. Fe2O3.                                 D. Fe2(SO4)3.

Câu 26. Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. Kim loại nào tác dụng được với cả 3 dung dịch muối ?

A. Fe                              B. Cu, Fe                      C. Cu                                    D. Ag           

Câu 27. Hòa tan hết cùng một lượng Fe trong dd H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:

A. (1) bằng (2)                       B. (1) gấp đôi  (2)        C. (2) gấp rưỡi  (1)                  D. (2) gấp ba   (1)

Câu 28. Nhúng thanh Fe vào dd CuSO4 . Quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Thanh Fe có màu trắng và dd nhạt dần màu xanh.                                 

B. Thanh Fe có màu đỏ và dd nhạt dần màu xanh   

C. Thanh Fe có trắng xám và dd nhạt dần màu xanh.                                 

D. Thanh Fe có màu đỏ và dd có dần màu xanh

Câu 29. Có ba lọ đựng hỗn hợp Fe + FeO; Fe + Fe2O3 và FeO + F2O3 .Giải pháp lần lượt dùng các thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt ba hỗn hợp này?

A. Dùng dd HCl, sau đó thêm NaOH vào dd thu được.                 

B. dd  H2SO4 đậm đặc, sau đó thêm NaOH vào dd thu được.

C. Dung dịch HNO3 đậm đặc, sau đó thêm NaOH vào dd thu được.        

D. Thêm dd NaOH, sau đó thêm tiếp dd H2SO4 đậm đặc.

Câu 30. Cho Fe tác dụng vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa:

A.  Fe(NO3)2, AgNO3          B.  Fe(NO3)3, AgNO3    C.  Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3         D.  Fe(NO3)2.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 31 đến câu 75 của đề kiểm tra 1 tiết Chương Crom - Sắt - Đồng vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

 

Câu 75: Cho cùng một lượng như nhau kim loại B vào hai cốc , cốc 1 đựng dung dịch AgNO3 ; cốc 2 đựng dung dịch Cu(NO3)2 . Sau thời gian phản ứng , cốc 1 khối lượng thanh kim loại  tăng thêm 27,05 gam ; cốc 2 khối lượng thanh kim loại tăng 8,76 gam . biết B tan vào cốc 2 nhiều gấp 2 lần khi tan vào cốc 1 . Xác định tên kim loại B.

A. Al                                       B. Zn                                      C. Fe                                      D. Cr

Câu 76:.Cho một lượng kim loại A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 . Phản ứng xong , khối lượng chất rắn thu được gấp 1,14 lần khối lượng A phản ứng . Mặt khác , cho 0,02 mol A tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thu được 448 ml khí ở đktc . Xác định kim loại A

A. Mg                                    B. Fe                                        C. Al                                       D. Zn

Câu 79:Cho 1,1 gam hỗn hợp bột 2 kim loại Al , Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đạc nóng thu được 1,008 lít SO2 ở đktc . Cũng lượng hỗn hợp này đem hoà tan vào 100 ml dd AgNO3 0,8 M , phản ứng hoàn toàn . Tính khối lượng chất rắn tạo ra .

A. 2,45g                                 B. 2,84g                                  C. 3,24g                                 D. 8,64g

Câu 80:.Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

A. Fe3O4; 75%.                      B. Fe2O3; 75%.            C. Fe2O3; 65%.           D. FeO; 75%.

Câu 81:.Hòa tan hoàn toàn y gam một oxit sắt bằng H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng y gam oxit đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hòa tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc nóng thì thu được lượng khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Công thức của oxit sắt là

A. FeO.                           B.  Fe2O3                       C. Fe3O4.                  D. FeCO3.

Câu 82:.Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 42,6.                                   B. 45,5.                       C. 48,8.                       D. 47,1.

Câu 83: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng Y là:

A. 16 gam                         B. 32 gam                       C. 8 gam                       D. 24 gam

Câu 84: Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 thu được 0,15 mol NO, 0,05 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:

A. 120,4 gam                    B. 89,8 gam                    C. 110,7 gam                D. Kết quả khác

Câu 85: Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí. Nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị V là:

A. 11,2 lít                          B. 22,4 lít                       C. 53,76 lít                    D. 76,82 lít

Câu 86: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 42,6.                 B. 45,5.                             C. 48,8.                       D. 47,1.

Câu 87: Cho m gam bột đồng vào 100 ml dd Fe2(SO4)3 0,2 M . Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và chất rắn không tan . Khối lượng muối khan trong dung dịch A là 

A. 8,63.                 B. 9,28.                             C. 10,78.                     D. 16.

....

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra Chương Crom - Săt - Đồng môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF