YOMEDIA

Bài tập chuyên đề kim loại hoặc oxit kim loại tác dụng với nước và với dung dịch kiềm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT An Khánh

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bài tập chuyên đề kim loại hoặc oxit kim loại tác dụng với nước và với dung dịch kiềm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT An Khánh. Tài liệu gồm có các câu trắc nghiệm sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT AN KHÁNH

TỔ HÓA HỌC

TÀI LIỆU ÔN THI THPT QG

NĂM HỌC:2019-2020

 

CHỦ ĐỀ 3: KIM LOẠI HOẶC OXIT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI H2O VÀ VỚI DUNG DỊCH KIỀM

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT.

1. Kim loại tác dụng với H2O.

- Tất cả các kim loại kiềm đều phản ứng mãnh liệt với H2O ở ngay nhiệt độ thường.

Nếu gọi M là kim loại kiềm (Li, Na, K, Rb, Cs) thì

\(\begin{array}{l}
M + {H_2}O \to MOH + \frac{1}{2}{H_2}.\\
MOH \to {M^ + } + O{H^ - }.
\end{array}\)

Căn cứ vào phương trình phản ứng và phương trình điện ly thì dễ thấy:

+ Số mol kim loại M = số mol ion \(O{H^ - }\) = 2 lần số mol H2.

- Trong các kim loại kiềm thổ (Be, Mg, Ca, Sr, Ba) thì ở nhiệt độ thường Be không phản ứng với H2O, Mg phản ứng rất chậm, còn 3 kim loại còn lại thì phản ứng mãnh liệt.

\(\begin{array}{l}
Ba + 2{H_2}O \to Ba{(OH)_2} + {H_2} \uparrow \\
Ba{(OH)_2} \to B{a^{2 + }} + 2O{H^ - }.
\end{array}\)

Căn cứ vào phương trình phản ứng trên thì: \({n_{Ba}} = \frac{1}{2}{n_{O{H^ - }}};{\rm{ }}{{\rm{n}}_{Ba}} = {n_{{H_2}}}\)

2. Oxit kim loại phản ứng với H2O.

Nếu như kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ phản ứng được với H2O thì oxit của nó cũng phản ứng với H2O.

\(\begin{array}{l}
N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\\
CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}.
\end{array}\)

3. Al, Al2O3 không tan trong nước, nhưng tan được trong dung dịch kiềm do có phản ứng:

\(\begin{array}{l}
2Al + 2NaOH + 2{H_2}O \to 2NaAl{O_2} + 3{H_2} \uparrow \\
2Al + 2O{H^ - } + 2{H_2}O \to 2Al{O_2}^ -  + 3{H_2} \uparrow \\
A{l_2}{O_3} + 2NaOH \to 2NaAl{O_2} + {H_2}O.\\
A{l_2}{O_3} + 2O{H^ - } \to 2Al{O_2}^ -  + {H_2}O.
\end{array}\)

Lưu ý:

- Al phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí H2, Al2O3 tác dụng với dung dịch kiềm nhưng không giải phóng khí H2.

\({n_{Al{\rm{ pu}}}} = \frac{2}{3}{n_{{H_2}}};{n_{O{H^ - }pu}} = 2{n_{Al}}\)

4. Cr không tan trong dung dịch kiềm, nhưng crom (III) oxit tan được trong kiềm đặc.

\(C{r_2}{O_3} + 2NaOH \to 2NaCr{O_2} + {H_2}O.\)

B. CÂU HỎI ÔN TẬP.

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Trung hòa X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là

A. 0,112.

B. 0,224.

C. 0,448.

D. 0,896.

Câu 2: Hòa tan hết hỗn hợp Y gồm Ba, K trong nước được 200 ml dung dịch X có pH =13, đồng thời có V (ml) khí H2 (đktc). Giá trị V là

A. 448.

B. 112.

C. 224.

D. 336.

Câu 3: Cho hoàn toàn hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ưng là 1 : 2 vào nước dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 10,8.

B. 5,4.

C. 43,2.

D. 7,8.

Câu 4: Cho 0,425 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước dư, thu được 0,168 lít khí H2 (đktc). Khối lượng kim loại Na trong X là

A. 0,115 gam.

B. 0,230 gam.

C. 0,276 gam.

D. 0,345 gam.

Câu 5: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 cm3 khí H2 (đktc). Dung dịch Z gồm H2SO4 và HCl, trong đó số mol HCl gấp hai lần số mol của H2SO4. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 4,460.

B. 4,656.

C. 3,792.

D. 2,790.

Câu 6: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 3,70.

B. 4,85.

C. 4,35.

D. 6,95.

Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm K và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 1,75 V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của K trong X là (biết các khí đo ở đktc)

A. 41,94%.

B. 77,31%.

C. 49,87%.

D. 29,87%.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn hợp kim Na – K vào nước thu được 200 ml dung dịch X, đồng thời có 224 ml khí H2 (đktc) thoát ra. Giá trị pH của dung dịch X là

A. 13.

B. 1.

C. 2.

D. 12.

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 10,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 cần dùng vừa đủ V(ml) dung dịch NaOH 4M, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Giá trị V là

A. 60.

B. 100.

C. 50.

D. 75.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng một lượng dung dịch NaOH dư thì thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp trên là

A. 40,5%.

B. 73%.

C. 59,5%.

D. 27%.

Câu 11: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2(đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2(đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,64.

B. 39,40.

C. 15,76.

D. 21,92.

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại Al trong dung dịch KOH dư, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là

A. 2,7.

B. 5,4.

C. 1,8.

D. 4,5.

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và Ba vào nước dư thu được dung dịch X, đồng thời có V lít khí H2 (đktc) thoát ra. Cho từ từ 50 ml dung dịch HCl 2M vào X, lắc nhẹ thì được dung dịch Y. Biết rằng. dung dịch Y hòa tan được tối đa 5,4 gam Al. Giá trị V là

A. 2,24.

B. 6,72.

C. 4,48.

D. 3,36.

Câu 14: Hoà tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch X. Trung hoà dung dịch X cần 100ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị m đã dùng là

A. 6,9.

B. 9,2.

C. 2,3.

D. 4,6.

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4) vào nước, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thể tích dung dịch HCl (ml)

210

430

Khối lượng kết tủa (gam)

a

a - 1,56

 

Giá trị của m là

A. 7,30.

B. 22,30.

C. 14,20.

D. 7,44.

Câu 16: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 8,3 và 7,2.

B. 11,3 và 7,8.

C. 13,3 và 3,9.

D. 8,2 và 7,8.

Câu 17: Hoà tan 10,5 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch V ml NaOH 2M (lấy dư 10% so với lượng cần thiết), sau phản ứng, thu được 3,36 lít khí hidro (ở đktc ). Giá trị V là

A. 125.

B. 145.

C. 150.

D. 165.

Câu 18: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam Kali tác dụng với 108,2 gam H2O là

A. 4%.

B. 5%.

C. 6%.

D. 3%.

Câu 19: Hoà tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1 M cần dùng để trung hoà X là

A. 300 ml.

B. 150 ml.

C. 600 ml.

D. 900 ml.

Câu 20: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước, thấy thoát ra 5,6 khi (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là

A. Sr.

B. Ba.

C. Mg.

D. Ca.

 

ĐÁP ẤN CÁC CÂU HỎI

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

A

B

C

B

A

A

D

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

A

D

D

B

A

D

B

C

D

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập chuyên đề kim loại hoặc oxit kim loại tác dụng với nước và với dung dịch kiềm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT An Khánh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Bài tập phương pháp thủy luyện (Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối)

200 Bài tập tổng hợp chuyên đề đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON