YOMEDIA

Bài tập phương pháp thủy luyện (Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối)

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 ôn tập và đạt hiệu quả cao với Bài tập phương pháp thủy luyện (Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối), tài liệu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm mang tính khái quát hóa các kiến thức Hóa 12 sẽ giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi trong đề thi để các em có thể ôn tập hiệu quả và đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP THỦY LUYỆN (KIM LOẠI MẠNH ĐẨY KIM LOẠI YẾU RA KHỎI MUỐI)

 

1- Phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối xảy ra theo qui tắc α “Chất khử mạnh tác dụng với chất oxi hoá mạnh để sinh ra chất khử yếy hơn và chất oxi hoá yếu hơn.

VD:    

Fe + Cu2+       →     Fe2+ + Cu

Cu + Fe3+       →     Fe2+ + Cu2+

2- Trường hợp cho hỗn hợp nhiều kim loại tác dựng với một dung dịch muối thì kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị OXH trước.

VD: Hoà tan hỗn hợp kim loại Mg, Fe và Cu trong dung dịch chứa muối AgNO3 thì thứ tự phản ứng xảy ra như sau:
Mg + 2Ag+     →    Mg2+ + 2Ag

Fe   + 2Ag+     →    Fe2+ + 2Ag

Cu   + 2Ag+    →    Cu2+ + 2Ag

Fe2+ + Ag+    →      Fe3+  + Ag

3- Trường hợp hoà tan một kim loại vào dung dịch chứa nhiều muối thì ion kim loại nào có tính OXH mạnh hơn sẽ bị khử trước.

VD: Hoà tan Fe trong dung dịch chứa đồng thời các dung dịch HCl, AgNO3 và CuSO4, thứ tự phản ứng xảy ra lần lượt như sau:

Fe + 2Ag+        →      Fe2+ + 2Ag

Fe + Cu2+         →       Fe2+ + Cu

Fe + 2H+          →       Fe2+ + H2

4- Để giải bài toán này ta thường sử dụng kết hợp các phương pháp giải sau: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố, tăng giảm khối lượng, bảo toàn electron…

5- Các kim loại tan trong nước khi tác dụng với các dung dịch muối không cho ra kim loại mới.

VD:   2Na + CuSO4 + H2O → Cu(OH)2 + Na2SO4 + H2

6- Trong môi trường trung tính ion NO3- không có tính OXH nhưng trong môi trường axit NO3- là một chất OXH mạnh

VD:   3Cu + 2NO3- + 8H+ →  3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Lí thuyết

Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm Al và Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Chất chắc chắn phản ứng hết là

A. Al và Cu.                B. AgNO3 và Al.        C. Cu và AgNO3.                    D. Al.

Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Các muối trong Z là

A. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.                              B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. Al(NO3)3 và Cu(NO3)2.                              D. Al(NO3)3 và Mg(NO3)2.

Câu 3: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.                             B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3.    

C. AgNO3và Mg(NO3)2.                                 D.  Fe(NO3)2 và. AgNO3

Câu 4: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.                                B. Fe(NO3)2, AgNO3.

C. Fe(NO3)3, AgNO3.                                                 D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn tác dụng với dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn T gồm 3 kim loại. Các kim loại trong T là.

A. Al, Cu và Ag.                  

B. Cu, Ag và Zn.       

C. Mg, Cu và Zn.                   

D. Al, Ag và Zn.

Câu 6: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp  và . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là

A. Al, Cu, Ag           B. Al, Fe, Cu                 C. Fe, Cu, Ag                         D. Al, Fe, Ag

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn Fe3O4  trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là

A. Fe2(SO4)3 và H2SO4.         

B. FeSO4.       

C. Fe2(SO4)3.                          

D. FeSO4 và H2SO4.

Câu 8: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là

A. Cu + dung dịch FeCl3.                              B. Fe + dung dịch HCl.

C. Fe + dung dịch FeCl3.                                D. Cu + dung dịch FeCl2.

Câu 9: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?

A. CuSO4.      

B. HNO3 đặc, nóng, dư.        

C. MgSO4.                     

D. H2SO4 đặc, nóng, dư.

Câu 10: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:

A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe                          

B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu

C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag                          

D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag

Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng xong, thu được chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là

A. Fe, Cu(NO3)2 và AgNO3.                                     B. Mg, Fe và Cu(NO3)2.

C. Mg, Cu(NO3)2 và AgNO3.                                    D. Mg, Fe và AgNO3.

Câu 12: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.                             B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. AgNO3 và Zn(NO3)2.                                D. Fe(NO3)2 và AgNO3         

Câu 13: Cho Al và Cu vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z gồm 2 muối và chất rắn T gồm các kim loại là

A. Al và Ag.              B. Cu và Al.                C. Cu và Ag.                 D. Al, Cu và Ag.

Câu 14: Cho Al tác dụng với dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được  dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là

A. Al.                         B. Cu(NO3)2.               C. AgNO3.                   D. Al và AgNO3.

Câu 15: Cho Ni vào dung dịch Y chứa x gam hỗn hợp 3 muối Pb(NO3)2, AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa y gam muối. Quan hệ giữa x và y là

A. x ³ y.                    B. x = y.                      C. x £ y.                             D. x > y.

Câu 16: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dd dịch NaOH dư, thu được kết tủa. Số lượng muối có trong dung dịch Z là

A. 2.                            B. 1.                C. 4.                D. 3.

CHO 1 KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI 1 DUNG DICH MUỐI

Câu 1: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4 x M. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6gam. Giá trị của x là

A. 1,000.                    B. 0,001.                     C. 0,040.                     D. 0,200.

Câu 2:Cho một thanh Cu nặng 50g vào 200ml dung  dịch  AgNO3 . Khi phản ứng kết thúc đem  thanh đồng ra cân lại thấy khối lượng là 51,52 g . Nồng độ mol/lít dung  dịch AgNO3 ban đầu là

A. 0,05M.                  B. 0,01M.                    C. 0,20M.                    D. 0,10M.

Câu 3:Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10gam trong 250gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra khỏi dd thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lựợng của vật sau phản ứng là

A. 0,76gam.                B. 10,76gam.               C. 1,08gam.                D. 17,00gam.

Câu 4: Nhúng thanh kim loại M vào 100ml dung dịch FeCl2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kim loại giảm 0,45g. Kim loại M là

A. Al.                         B. Mg.                         C. Zn.                          D. Cu.

Câu 5: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 4,16gam CdSO4.  Phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 2,35% so với ban đầu. Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng là

A. 1,30gam.                B. 40,00gam.               C. 3,25gam.                D. 54,99gam.

Câu 6: Cho 7,2 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 34,9.                      B. 44,4.                       C. 25,4.                       D. 28,5.

Câu 7:Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau, có khả năng tạo ra hợp chất hóa trị II. Một lá ngâm vào dung dịch Pb(NO3)2 và một lá ngâm vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta thấy lá kim loại ngâm trong muối Pb(NO3)2 tăng 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng trong 2 phản ứng trên lượng kim loại bị hòa tan là bằng nhau. Tên kim loại là:

A. Zn.                                    B. Fe.                          C. Mg.                         D. Cd

Câu 8:Ngâm một lá Zn có khối lượng 1 gam trong V (ml) dung dịch Cu(NO3)2 2 M. Phản ứng xong khối lượng lá Zn giảm xuống 10% so với ban đầu. Giá trị của V là

A. 50,00.                    B. 0,05.                       C. 0,20.                       D. 100,00.

Câu 9: Cho một thanh sắt nặng 20 gam vào 200ml dung  dịch  CuSO4 0,5M. Khi phản ứng xảy ra xong thì khối lượng thanh sắt sau khi đem ra khỏi dung  dịch và sấy khô là

A. 19,2 gam.              B. 6,4 gam.                  C. 5,6 gam.                 D. 20,8 gam.

Câu 10:Cho 0,12 mol Fe vào dung dịch chứa 0,4 mol HNO3 loãng để tạo V lít (đktc) khí NO, và thu được  dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 24,20.                     B. 29,04.                     C. 10,80 .                    D. 25,32.

Câu 11: Cho 0,01 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,025 mol AgNO3, sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 2,11 gam.               B. 1,80 gam.                C. 1,21 gam.               D. 2,65 gam.

Câu 12:Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,05 mol Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 19,45gam.              B. 51,95gam.               C. 35,70gam.              D. 32,50gam.

Câu 13: Tiến hành hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M; 

- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. 

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2

A. V1 = V2.                 B. V1 = 10V2.              C. V1 = 5V2.               D. V1 = 2V2

Câu 14: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 34,9.                      B. 25,4.                       C. 31,7.                       D. 44,4.

Câu 15:Nhúng một thanh kim loại R hoá trị II vào dung dịch chứa a mol CuSO4, sau một thời gian thấy khối lượng thanh kim loại giảm 0,05%. Cũng thanh kim loại trên nhúng vào dung dịch chứa a mol Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng 7,1%. Kim loại R là:

A.Mg                           B.Fe                            C.Zn                            D.Ni

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

CHO NHIỀU KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HỖN HỢP DUNG DỊCH MUỐI

Câu 1:Hòa tan một hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 molCu(NO3)2 và 0,35 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng (gam) chất rắn thu được là:

A. 21,6.                       B. 37,8.                       C. 42,6.                       D. 44,2.

Câu 2: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?

A. 1,8.                         B. 1,5.                         C. 1,2.                         D. 2,0.

Câu 3:Dung dịch X có chứa AgNO3  và Cu(NO3)2  có cùng nồng độ. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ mol/lít của hai muối là

A. 0,30.                        B.   0,40                       C. 0,63.                       D. 0,42.

Câu 4:Hỗn hợp gồm 0,02mol Fe và 0,03 mol Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa đồng thời x mol AgNO3 và y mol Cu(NO3)2 tạo ra 6,44g rắn. x và y lần lượt có giá trị là:

A. 0,05 và 0,04.          B. 0,03 và 0,05.           C. 0,01 và 0,06.          D. 0,07 và 0,03.

Câu 5:Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,25.                       B. 0,30.                        C. 0,15.                    D. 0,20.

Câu 6:Cho m (g) hỗn hợp Y gồm 2,8g Fe và 0,81g Al vào 200ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng kết thúc được dung dịch Z và 8,12g rắn T gồm 3 kim loại. Cho rắn T tác dụng với dung dịch HCl dư thì được 0,672 lít H2(đktc). Nồng độ mol (M)các chất trong dung dịch X lần lượt là:

A. 0,15 và 0,25.          B. 0,10 và 0,20.           C. 0,50 và 0,50.          D. 0,05 và 0,05.

Câu 7:Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

A. Al, Cu, Ag.            B. Al, Fe, Cu.              C. Fe, Cu, Ag.            D. Al, Fe, Ag.

Câu 8:Cho 2,4g Mg và 3,25g Zn tác dụng với 500ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 26,34g hỗn hợp Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dd HCl được 0,448lít H2(đktc). Nồng độ mol (M) các chất trong dd X lần lượt là:

A. 0,44 và 0,04.          B. 0,03 và 0,50.           C. 0,30 và 0,50.          D. 0,30 và 0,05.

Câu 9:Cho hỗn hợp chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100 ml dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Sau phản ứng thu được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,035 mol khí. Nồng độ mol (M) của mỗi muối trong Y là

A. 0,30.                       B. 0,40.                       C. 0,42.                       D. 0,45.

Câu 10:Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3g. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được rắn Y và dung dịch Z đã mất màu hoàn toàn. Y hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl. Khối lượng (gam) của Y là           

A. 10,8.                     B. 12,8.                          C. 23,6.                       D. 28,0.

Câu 11:Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm Zn và Ni tác dụng với 200 ml dung dịch Y chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối và chất rắn T gồm 2 kim loại. Phần trăm khối lượng của Zn trong X là

A. 73,14%.                B. 80,58%%.               C. 26,86%.                  D. 19,42%.

Câu 12:Cho 0,03 mol Al và 0,05mol Fe tác dụng với 100ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,12 g rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2(đktc). Nồng độ mol (M)các chất trong dung dịch X lần lượt là:

A. 030 và 0,50.           B. 0,30 và 0,05.           C. 0,03 và 0,05.          D. 0,30 và 0,50.

Câu 13:  Cho 1,57 gam hỗn hợp X gồm Zn và Al vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn T và dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Ngâm T trong H2SO­4 loãng không thấy có khí thoát ra. Nếu coi thể tích dung dịch không đổi thì tổng nồng độ các ion trong Z là

A. 0,3M.                    B. 0,8M.                      C. 1,0M.                      D. 1,1M.

Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm 2,80 gam Fe và 0,81 gam Al vào 500 ml dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và  8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch Y tương ứng

A. 0,1 và 0,06.            B. 0,2 và 0,3.               C. 0,2 và 0,02.             D. 0,1 và 0,03.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập phương pháp thủy luyện (Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF