YOMEDIA

200 Bài tập tổng hợp chuyên đề đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Dưới đây là 200 Bài tập tổng hợp chuyên đề đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Tài liệu gồm có 200 câu trắc nghiệm sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ATNETWORK
YOMEDIA

200 BÀI TẬP TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020

 

Câu 1: Đốt magie trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thu được 19 gam muối MgCl2. Khối lượng magie tham gia phản ứng là:

A. 4,8 gam                          B. 7,2 gam                     C. 2,4 gam                     D. Kết quả khác.

Câu 2: Ngâm 1 đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ban đầu là:

A. 1,5M                              B. 0,5M                          C. 0,6M                          D. 0,7M

Câu 3: Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau:( ion đặt trước sẽ bị khử  trước)

A. Ag+, Pb2+,Cu2+               B. Cu2+,Ag+, Pb2+          C. Pb2+,Ag+, Cu2            D. Ag+, Cu2+, Pb2+

Câu 5: Giả sử cho 9,6 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch AgNO0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 32,4 gam.                       B. 2,16 gam                   C. 12,64 gam.                D. 11,12 gam

Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 50 gam hỗn hợp Al, Ag trong axit HNO3 đặc, nguội. Sau phản ứng thu được 4,48 lit khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A. 42 gam                           B. 34 gam                      C. 24 gam                      D. Kết quả khác.

Câu 7: Thứ  tự hoạt động của 1 số kim loại: Mg > Zn > Fe > Pb > Cu > Hg. Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Nguyên tử Mg có thể khử  ion kẽm trong dung dịch.

B. Nguyên tử Pb có thể khử  ion kẽm trong dung dịch.

C. Nguyên tử Cu có thể khử ion kẽm trong dung dịch.

D. Nguyên tử Fe có thể khử  ion kẽm trong dung dịch.

Câu 9: Trong sự ăn mòn tấm tôn (lá sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm thì:

A. Sắt bị ăn mòn, kẽm được bảo vệ.                         B. Kẽm bị khử, sắt bị oxi hoá.

C. Kẽm là cực âm, sắt là cực dương.                        D. Sắt bị khử, kẽm bị oxi hoá.

Câu 10: Đốt  5,4 g Al trong bình chứa lưu huỳnh (p.ứng vừa đủ). K.lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là:

A. 6,4 gam                          B. 12,8 gam                   C. 9,6 gam                     D. 3,2 gam

Câu 11: Dung dịch Cu(NO3)3 có lẫn tạp chất AgNO3. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:

A. Bột Fe dư, lọc.              B. Bột Cu dư, lọc.         C. Bột Ag dư, lọc.         D. Bột Al dư, lọc.

Câu 12: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Zn thành Zn2+?

A. Fe                                   B. Ag+.                           C. Al3+.                          D. Mg2+.

Câu 13: Cho Na (Z=11). Cấu hình electron của nguyên tử Na là:

A. 1s22s22p63s33p5.             B. 1s22s22p63s1.              C. 1s22s32p6.                  D. 1s22s22p53s3.

Câu 14: Cho 3 kim loại Cu, Fe, Al và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2 và MgSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 dung dịch muối?

A. Cu                                     B. Fe                              C. Al.                             D. Tất cả đều sai.

Câu 15: Phương trình phản ứng hoá học sai là:

A. Al + 3Ag+ = Al3+ + Ag.                                          B. Zn + Pb2+ = Zn2+ + Pb.

C. Cu + Fe2+ = Cu2+ + Fe.                                         D. Cu + 2Fe3+ = 2Fe2+ + Cu2+.

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng nhất:

A. An mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit tạo ra dòng điện.

B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.

C. Tất cả đều đúng.

D.Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim dưới dạng h.học của môi trường xung quanh gọi là sự ăn mòn kim loại.

Câu 17: Fe có Z =26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là:

A. 1s22s22p63s23p63d44s2.                                         B. 1s22s22p63s23p63d6.

C. 1s22s22p63s23p63d54s1.                                         D. Kết quả khác.

Câu 18: phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là:

A. muối rắn.                        B. dung dịch muối.        C. hidroxit kim loại.       D. oxit kim loại.

Câu 19: Đốt cháy 8,4 gam Fe trong bình chứa lưu huỳnh (phản ứng vừa đủ). Khối lượng muối thu được là:

A. 12,0 gam                        B. 14,5 gam                   C. Kết quả khác.            D. 13,2 gam

Câu 20: Hoà tan 2,4 gam một oxit sắt cần vừa đủ 90 ml dung dịch HCl 1M. Công thức của oxit sắt nói trên là:

A. Fe2O3.                            B. FeO                           C. Fe3O4.                        D. Công thức khác.

Câu 22: Nhóm kim loại không tan  trong cả axit HNO nóng và axit H2SO nóng là:

A. Ag, Pt                            B. Pt, Au                        C. Cu, Pb                       D. Ag, Pt, Au

Câu 25: Kim loại có các tính chất vật lý chung là:

A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.

B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.

C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.

D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.

Câu 26: Cho 0,64 gam Cu tác dụng với axit HNO3 đặc, dư. Thể tích khí NO2 (đktc) thu được sau phản ứng là:

A. 22,4 ml                           B. 224 ml                       C. 448 ml                       D. 44,8 ml

Câu 30: Cặp kim loại nào sau đây thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội?

A. Mg, Fe                           B. Al, Ca.                       C. Al, Fe.                       D. Zn, Al

Câu 32: Ion Na+ bị khử khi:

A. Điện phân dung dịch Na2SO4.                             B. Điện phân dung dịch NaCl

C. Điện phân dung dịch NaOH                                D. Điện phân nóng chảy NaCl.

Câu 33: Dẫn 1 luồng H2 dư qua hỗn hợp rắn X nung nóng gồm Al2O3, MgO, FeO và CuO. Sau phản ứng được hỗn hợp rắn Y gồm bao nhiêu kim loại?

A. 1                                     B. 3                                C. 4                                D. 2

Câu 35: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là:

A. Cu                                  B. Mg                             C. Al                              D. Zn

Câu 38: Cho 3 kim loại Ag, Fe, Mg và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2 và CuSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 dung dịch muối?

A. Fe                                   B. Mg.                            C. Ag                             D. Tất cả đều sai.

Câu 40: Để nhận biết sự có mặt của ion  trong dung dịch người ta chỉ cần dùng:

A. Dung dịch NaOH, đun nóng.   

B. Quỳ tím.    

C. Dung dịch HNO3, đun nóng.                              

D. Nhiệt phân.

Câu 41: Hoà tan 5,1 gam oxit của kim loại hoá trị 3 cần dùng 54,75 gam dung dịch HCl 20%. Công thức của oxit kim loại đó là:

A. Al2O3.                            B. Fe2O3.                        C. Cr2O3.                        D. Pb2O3.

Câu 42: Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu gì dưới đây sẽ xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hoá?

A. Sắt tây ( sắt tráng  thiếc).   

B. Sắt nguyên chất.     

C. Hợp kim gồm Al và Fe.  

D. Tôn ( sắt tráng kẽm).

Câu 43: Trường hợp không xảy ra phản ứng là:

A. Cu + (dd) HNO3          

B. Cu + (dd) Fe2(SO4)3 

C. Cu + (dd) HCl         

D. Fe + (dd) CuSO4

Câu 46: Đốt natri trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thu được 11,7 gam muối NaCl. Khối lượng natri tham gia phản ứng là:

A. 2,3 gam                          B. 6,9 gam                     C. 4,6 gam                     D. Kết quả khác.

Câu 48: Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II) :

A. S                                    B. Dung dịch HNO3      C. O2                              D. Cl2

Câu 49: Muốn  điều chế Pb theo phương pháp thuỷ luyện người ta cho kim loại nào vào dung dịch Pb(NO3)2:

A. Ca                                  B. Na                             C. Cu                             D. Fe

Câu 50: Cho 5,4 gam một kim loại X  tác dụng với khí clo dư, thu được 26,7 gam muối. Kim loại X là:

A. Mg                                 B. Al                              C. Cu                             D. Fe

Câu 51: Cho 13 gam một kim loại X  tác dụng với khí clo dư, thu được 27,2 gam muối. Kim loại X là:

A. Cu                                  B. Mg                             C. Zn                              D. Ag

Câu 52: Hoà tan hoàn toàn 3 gam hợp kim Cu – Ag trong dung dịch HNO3 đặc, người ta thu được 1,568 lit khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Thành phần % khối lượng của Cu và Ag lần lượt là:

A. 63; 37.                            B. 36; 64.                       C. 64; 36.                       D. 40; 60.

Câu 53: Điện phân dung dịch muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng?

A. AgNO3 ( điện cực trơ)     B. NaCl                    C. CaCl2               D. AlCl3

Câu 54: Hoà tan 15 gam Al, Cu trong axit HCl dư, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí hiđrô (đktc). Thành phần % kim loại Al trong hỗn hợp là:

A. 28%                               B. 10%                           C. 82%                           D. Kết quả khác.

Câu 55: M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne = M biểu diễn:

A. Nguyên tắc điều chế kim loại.                              B. Tính chất hoá học chung của kim loại.

C. Sự khử của kim loại.                                            D. Sự oxi hoá ion kim loại.

Câu 56: Những tính chất vật lý chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính ánh kim được xác định bởi yếu tố nào sau đây?

A. Các electron tự do.                                               B. Khối lượng nguyên tử.   

C. Các ion dương kim loại.                                       D. Mạng tinh thể kim loại.

Câu 57: Cu tác dụng với dung dịch bạc nitrat theo phương trình ion rút gọn: Cu + 2Ag+ = Cu2+ + 2 Ag. Trong các kết luận sau, kết luận sai là:

A. Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag+.                       B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.

C. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+.                    D. Ag có tính khử yếu hơn Cu.

Câu 58: Liên kết trong hợp kim là liên kết:

A. kim loại và cộng hoá trị.                                       B. ion.

C. cộng hoá trị.                                                         D. kim loại.

Câu 62: Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thì hiện tượng là:

A. Có hiện tượng sủi bọt khí. 

B. Có kết tủa vàng.    

C. Không có hiện tượng gì.  

D. Có kết tủa trắng.

Câu 63: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Fe, Cu và bột Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Dung dịch X là dung dịch của:

A. AgNO3                          B. NaOH                       C. H2SO4                       D. HCl

Câu 64: Kim loại dẫn điện tốt nhất là:

A. Bạc                                B. Vàng                         C. Đồng                         D. Chì

Câu 66: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch CuSO4?

A. Fe                                   B. Al                              C. Ag                             D. Zn.

Câu 68: Đốt 1 kim loại trong bình kín chứa clo dư thu được 65 gam muối clorua và thấy thể tích khí clo trong bình giảm 13,44 lit (đktc). Kim loại đã dùng là:

A. Fe                                   B. Cu                             C. Zn                              D. Al

Câu 69: Khi cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, chủ yếu xảy ra:

A. sự thụ động hoá.           B. ăn mòn hoá học.         C. ăn mòn điện hoá.             D. ăn mòn hoá học và điện hoá.

Câu 70: Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau tăng theo thou tự:

A. Al < Ag < Cu                   B. Cu < Al < Ag                C. Al < Cu < Ag                   D. Tất cả đều sai.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 180: Các ion kim loại Ag+, Fe2+, Ni2+, Cu2+, Pb2+ có tính õi hóa tăng dần theo chiều:

A. Fe2+< Ni2+ < Pb2+ < Ag+< Cu2+.                           B. Fe2+< Ni2+ < Pb2+ 2+< Ag+.

C. Fe2+< Ni2+ < Cu2+< Pb2+ < Ag+.                           D. Ni2+ < Fe2+< Pb2+ 2+< Ag+.

Câu 181: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Cu và bột Fe. Dùng hoá chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:

A. Dung dịch FeCl3.           B. Dung dịch AgNO3.   C. Dung dịch FeCl2.      D. Dung dịch CuCl2.

Câu 182: Hoà tan 15 gam Al, Cu trong axit HCl dư, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí hiđrô (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A. 12,25 gam                      B. 26,7 gam                   C. 13,35 gam                 D. Kết quả khác.

Câu 183: Hoà tan 1,08 gam Al trong axit HCl dư. Thể tích khí hiđrô (đktc) thu được là:

A. 0,672 lit.                        B. 0,896 lit.                    C. Kết quả khác.            D. 1,344 lit.

Câu 186: Hoà tan 19,2 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 (đktc) thu được là:

A. 4,48 lit.                          B. 2,24 lit.                      C. 6,72 lit.                      D. 5,60 lit.

Câu 187: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Mg, Cu trong axit HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Khối lượng Cu trong hỗn hợp là:

A. 5,2 gam                          B. 4,8 gam                     C. Kết quả khác.            D. 5,6 gam

Câu 189: Phương pháp thuỷ luyện là phương pháp dùng kim loại có tính khử mạnh để khử  ion kim loại khác trong hợp chất:

A. hidroxit kim loại.           B. oxit kim loại.             C. dung dịch muối.        D. muối ở dạng khan.

Câu 194: Cation M3+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vậy M là nguyên tố:

A. Ở chu kỳ 3, PNC nhóm I                                     B. Ở chu kỳ 3, PNC nhóm III

C. Ở chu kỳ 2, PNC nhóm III                                  D. Ở chu kỳ 2, PNC nhóm II.

Câu 195: Vai trò của Fe trong phản ứng Cu + 2Fe(NO3)3 = Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 là:

A. chất bị oxi hoá.              B. chất khử.                   C. chất bị khử.               D. chất trao đổi.

Câu 196: Cho 1 luồng H2 qua ống sứ đựng 0,8 gam CuO được chất rắn có khối lượng 0,672 gam. Phần trăm CuO bị khử là:

A. 75%                               B. 60%                           C. Kết quả khác.            D. 80%

Câu 197. Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng 3,45 g. Kim loại đó là:

A. Zn                           B. Cu                           C. Ni                           D. Sn

Câu 198: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong một thời gian thu được 0,224 lit khí (đktc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng    

A. 1,28 g                     B. 0,32 g                     C. 0,64 g                     D. 3,2 g

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung 200 Bài tập tổng hợp chuyên đề đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON