YOMEDIA

2 dạng bài tập tìm khoảng vân trong Giao thoa ánh sáng môn Vật lý 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Chuyên đề 2 dạng bài tập tìm khoảng vân trong Giao thoa ánh sáng môn Vật lý 12 có đáp án. Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt kết quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

ATNETWORK
YOMEDIA

2 DẠNG BÀI TẬP TÌM KHOẢNG VÂN TRONG GIAO THOA ÁNH SÁNG

1. Giao thoa trong môi trường chiết suất n

Ví dụ 1: Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng của ánh sáng đơn sắcKhi tiến hành trong không khí người ta đo được khoảng vân 2 mm. Đưa toàn bộ hệ thống trên vào nước có chiết suất n = 4/3 thì khoảng vân đo được là

A. 2 mm.                                 B. 2,5mm.                              

C. 1,25mm.                             D. 1,5 mm.

Hướng dẫn

\(i' = \frac{{\lambda 'D}}{a} = \frac{{\lambda D}}{{na}} = \frac{i}{n} = \frac{2}{{4/3}} = 1,5 \)

Chọn D.

Ví dụ 2: Khi thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại điểm M trên màn ta có vân sáng bậc 3. Nếu đưa thí nghiệm trên vào trong nước có chiết suất 4/3 thì tại điểm M đó ta có

A. vân sáng bậc 4.                   B. vân sáng bậc 2.                  

C. vân sáng bậc 5.                   D. vân tối.

Hướng dẫn

\({x_M} = 3i = 3ni' = i' \)

 Chọn A.

Ví dụ 3: Khi thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại điểm M trên màn ta có vân sáng bậc 4. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường trong suốt có chiết suất 1,625 thì tại điểm M đó ta có

A. vân sáng bậc 5.                   B. vân sáng bậc 6.                  

C. vân tối thứ 7.                      D. vân tối thứ 6.

Hướng dẫn

\({x_M} = 4i = 4ni' = 6,5i' \)

 Chọn C.

Ví dụ 4: Giao thoa I−âng với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại hai điểm M và N trên màn có vân sáng bậc 10. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường có chiết suất 1,4 thì số vân sáng và vân tối trên đoạn MN là

A. 29 sáng và 28 tối.               B. 28 sáng và 26 tối.  

C. 27 sáng và 29 tối.               D. 26 sáng và 27 tối.

Hướng dẫn

OM = ON = 10i = l0.ni’ = 14i’

⇒ Tại M và N là hai vân sáng bậc 14 nên trên đoạn MN có 29 vân sáng và 28 vân tối

 Chọn A.

Ví dụ 5: (THPTQG  2017) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm. Ban đầu, thí nghiệm được tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong nước có chiết suất 4/3 đối với ánh sáng đơn sắc nói hên. Để khoảng vân trên màn quan sát không đổi so với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp và giữ nguyên các điều kiện khác. Khoảng cách giữa hai khe lúc này bằng

A. 0,9 mm.                              B. 1,6 mm.                             

C. 1,2 mm.                              D. 0,6 mm.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} i = \frac{{\lambda D}}{a}i' = \frac{{\lambda D}}{{na'}}\\ i' = i \Rightarrow \frac{{\lambda D}}{{na'}} = \frac{{\lambda D}}{a}\\ \Rightarrow a' = \frac{a}{n} = \frac{{1,2}}{{4/3}} = 0,9\left( {mm} \right) \end{array}\)

Chọn A.

Ví dụ 6: (ĐH2012) Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng

A. của sóng âm tăng còn bước sóng của sóng ánh sáng giảm.

B. của sóng âm giảm còn bước sóng của sóng ánh sáng tăng.

C. của sóng âm và sóng ánh sáng đều giảm.

D. của sóng âm và sóng ánh sáng đều tăng.

Hướng dẫn

Tốc độ truyền sóng âm tăng nên bước sóng tăng, còn tốc độ truyền sóng ánh sáng giảm nên bước sóng giảm.

⇒  Chọn A.

Ví dụ 6: (ĐH2012) Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

A. màu tím và tần số f.                                               B. màu cam và tần số 1,5f.

C. màu cam và tần số f.                                              D. màu tím và tần số l,5f.

Hướng dẫn

Tần số không đổi và màu sắc không đổi

⇒   Chọn C.

2. Sự dịch chuyển khe S

 Ví dụ 1: Trong thí nghiệm của Young, cách giữa hai khe S1S2 là 1,2 mm. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng d và phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µm. Nếu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 2 mm thì hệ vân dịch chuyển một đoạn bằng 20 khoảng vân. Giá trị d là

A. 0,24 m.                               B. 0,26 m.                              

C. 2,4 m.                                 D. 2,6 m.

Hướng dẫn

Áp dụng:  

\(\begin{array}{l} \frac{{OT}}{b} = \frac{D}{d} \Rightarrow OT = b\frac{D}{d}\\ \Rightarrow 20\frac{{\lambda D}}{a} = b\frac{D}{d}\\ \Rightarrow d = b\frac{a}{{20\lambda }} = \frac{{{{2.10}^{ - 3}}.1,{{2.10}^{ - 3}}}}{{20.0,{{5.10}^{ - 6}}}} = 0,24\left( m \right) \end{array}\)

 Chọn A.

Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe đến màn là D thì khoảng vân giao thoa là 2 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là d = D/4. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 2 mm thì vân sáng bậc 2 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?

A. −5 mm.                               B. +4mm.                               

C. +8 mm.                               D. −12 mm.

Hướng dẫn

Áp dụng:

\(\frac{{OT}}{b} = \frac{D}{d} \Rightarrow OT = 2.4 = 8\left( {mm} \right)\)

Khe S dịch xuống, hệ vân dịch lên nên tọa độ vân trung tâm  

\({x_0} = + OT = 8\,mm\)

Tọa độ vân sáng bậc 2:  \(x = {x_0} \pm 2i \Rightarrow x = 12mm\) hoặc x = 14mm  

 Chọn B.

Ví dụ 3: Trong thí nghiệm giao thoa lâng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe đến màn là D thì khoảng vân giao thoa là 2 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là d = D/5. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 1,6 mm thì vân tối thứ 2 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?

A. −5 mm.                               B. + 11 mm.                           

C. +12 mm.                             D. −12 mm.

Hướng dẫn

Vị trí vân trung tâm:  

\({x_0} = - OT = - b\frac{D}{d} = - 8\left( {mm} \right)\)

Vị trí vân tối thứ 2:  

\(x = {x_0} \pm 1,5i = - 8 + 1,5.2 = \left[ \begin{array}{l} - 11\left( {mm} \right)\\ - 5\left( {mm} \right) \end{array} \right.\)

Chọn A.

Chú ý: Trước khi dịch chuyển, vân sáng trung tâm nằm tại O. Sau khi dịch chuyển, vân trung tâm dịch đến T. Lúc này:

* Nếu O là vân sáng bậc k thì hiệu đường đi tại O bằng kλ và:

\(\begin{array}{l} OT = b\frac{D}{d} = ki\\ \Rightarrow O{T_{\min }} = {b_{\min }}\frac{D}{d} = i \end{array}\)

* Nếu O là vân tối thứ n thì hiệu đường đi tại O bằng \(\left( {n - 0,5} \right)\lambda \) và:

\(\begin{array}{l} OT = b\frac{D}{d} = \left( {n - 0,5} \right)i\\ \Rightarrow O{T_{\min }} = {b_{\min }}\frac{D}{d} = 0,5i \end{array}\)

Ví dụ 4: Thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe 0,75 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đcm sắc có 0,75 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với mán một đoạn tối thiếu bàng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu vẫn là vân sáng.

A. 1 mm.                                 B. 0,8 mm.                             

C. 0,6 mm.                              D. 0,4 mm.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} OT = b\frac{D}{d} = ki\\ \Rightarrow O{T_{\min }} = {b_{\min }}\frac{D}{d} = i = \frac{{\lambda D}}{a}\\ \Rightarrow {b_{\min }} = \frac{{\lambda d}}{a} = 0,8\left( {mm} \right) \end{array}\)

Chọn B

Ví dụ 5: Thí nghiệm giao thoa lâng khoảng cách hai khe 0,3 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 40 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu chuyển thành vân tối.

A. 1 mm.                                 B. 0,8 mm.                             

C. 0,6 mm.                              D. 0,4 mm.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} OT = b\frac{D}{d} = \left( {n - 0,5} \right)i\\ \Rightarrow O{T_{\min }} = {b_{\min }}\frac{D}{d} = 0,5i = 0,5\frac{{\lambda D}}{a}\\ \Rightarrow {b_{\min }} = 0,5\frac{{\lambda d}}{a} = 0,4\left( {mm} \right) \end{array}\)

 Chọn D

Ví dụ 6: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, với nguồn sáng đơn sắc chiếu vào S. Dịch chuyển S song song với hai khe sao cho hiệu số khoảng cách từ nó đến hai khe bằng λ/2. Hỏi cường độ sáng tại O là tâm màn ảnh thay đổi thế nào?

A. Luôn luôn cực tiểu.                                                B. Luôn luôn cực đại.

C. Từ cực đại sang cực tiểu.                                       D. Từ cực tiểu sang cực đại.

Hướng dẫn

Lúc đầu. hiệu đường đi của hai sóng kết hợp tại O là 0λ.

⇒ Vân sáng trung tầm nam tại O. Sau đó, hiệu đường đi của hai sóng kết hợp  tại O là 0,5λ

⇒  Vân tối thứ nhất nằm tại O

⇒  Chọn C.

Ví dụ 7: Thí nghiệm giao thoa lâng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn bằng b thì có 3 khoảng vân dịch chuyển qua gốc tọa độ O và lúc này O vẫn là vị trí của vân sáng. Tính b.

A. 1 mm.                                 B. 0,8 mm.                             

C. 1,6 mm.                              D. 2,4 mm.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} OT = b\frac{D}{d} = 3i = 3\frac{{\lambda D}}{a}\\ \Rightarrow b = \frac{{3\lambda d}}{a} = 2,4\left( {mm} \right) \end{array}\)

 Chọn D

Ví dụ 8: Thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe là 0,54mm. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe 50 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có  0,5µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn 1,25 mm thì tốc tọa độ O là:

A. vân tối thứ 3.                      B. vân tối thứ 2.                     

C. vân sáng bậc 3.                   D. vân sáng bậc 2.

Hướng dẫn

\(OT = b\frac{D}{d} = \frac{{ba}}{{\lambda d}}\frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{1,{{25.140}^{ - 3}}}}{{0,{{54.10}^{ - 6}}.0,5}}.i = 2,5i\)

 Chọn A.

Chú ý: Giả sử lúc đầu tại điểm M trên màn không phải là vị trí của vân sáng hay vân tối. Yêu cầu phải dịch S một khoảng tối thiếu bằng bao nhiêu theo chiều nào để M trở thành vân sáng (tối)? Để giải quyết bài toán này ta làm như sau:

Gọi xmin là khoảng cách từ M đến vân sáng (tối) gần nhất.

Nếu vân này ở trên M thì phải đưa vân này xuống, khe S dịch lên một đoạn b sao cho  \(OT = b\frac{D}{d} = {x_{\min }}.\)

Nếu vân này ở dưới M thì phải đưa vân này lên, khe S dịch xuống một đoạn b sao cho:

 OT = \(b\frac{D}{d} = {x_{\min }}.\) 

Ví dụ 9: Trong thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu và theo chiều nào để tại vị trí trên màn có toạ độ x = − 1,2 mm chuyển thành vân tối.

A. 0,4 mm theo chiều âm.                                           B. 0,08 mm theo chiều âm.

C. 0,4 mm theo chiều dương.                                     D. 0,08 mm theo chiều dương.

Hướng dẫn

Khoảng vân:  \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = 2\left( {mm} \right)\)

Vân tối nằm gần M nhất là vân nằm phía trên M và cách M là  \({x_{\min }} = 0,2mm.\)

Ta phải dịch vân tối này xuống, khe S phải dịch lên một đoạn ( theo chiều dương) sao cho :

\(\begin{array}{l} OT = b\frac{D}{d} = {x_{\min }}\\ \Rightarrow b\frac{2}{{0,8}} = 0,{2.10^{ - 3}}\\ \Rightarrow b = 0,{08.10^{ - 3}}\left( m \right) \end{array}\)

 Chọn D.

...

---Để xem tiếp nội dung Các bài tập ví dụ minh họa có đáp án, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề 2 dạng bài tập tìm khoảng vân trong Giao thoa ánh sáng môn Vật lý 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON