YOMEDIA

Phân tích đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Tải về
 
NONE

Học 247 xin giới thiệu với các em tài liệu phân tích một đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em nắm chắc một phần kiến thức trong bài thơ Đất Nước và có thêm kĩ năng viết văn. Chúc các em có một kì thi THPT Quốc gia thoải mái và hiệu quả! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đất nước để nắm vững những kiến thức cần đạt hơn.

ATNETWORK
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu...Những cuộc đời đã hóa núi sông ta trong đoạn trích Đất Nước, mời các em xem thêm video bài giảng Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đây chính là đoạn thơ thứ 4 nằm trong phần hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích ở bài giảng của cô. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; giúp các em củng cốlại những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; từ đó có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được tốt hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Phân tích đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu đoạn trích “Đất Nước” và tác giả Nguyễn Khoa Điềm (Đất Nước là đoạn trích hay mà Nguyễn Khoa Điềm đã thổi hồn dân tộc vào từng vần thơ câu chữ để làm nên một hình hài Đất Nước mới mẽ, gần gũi thân thuộc biết bao)
  • Dẫn dắt vào vấn đề phân tích đoạn thơ được trích dẫn trên và trích dẫn đoạn thơ.

b. Thân bài

  • Những nét chung:
    • Xuất xứ đoạn trích Đất Nước: Là chương V, nằm trong “Mặt đường khát vọng”
    • Đoạn thơ  trên nằm trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước
    • Nội dung đoạn thơ trên: Thể hiện một cách sâu sắc và cụ thể sự hóa thân của nhân dân vào đất nước muôn đời.
  • Những nội dung cần làm rõ:
    • Nói lên công lao to lớn của Nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước: chính nhân dân đã hóa thân thành đất nước (sự hóa thân của những con người không tên tuổi nhưng họ đã làm nên đất nước)
    • Đó là sự hóa thân của nhưng con người bình dị, vô danh: những người vợ nhớ chồng, những cặp vợ chồng đã làm nên những địa danh trên mọi miền đất nước
    • Đó là những hình ảnh thân quen của non sông đất nước gợi lên quá khứ hào hùng với truyền thống chống giặc ngoại xâm (truyền thuyết Thánh Gióng…), hay những địa danh nôm na bình dị (ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm)
    • Đó là những con người với phẩm chất truyền thống hiếu học và khát vọng trí tuệ từ bao đời nay của dân tộc với hình ảnh người học trò nghèo (núi Bút, non Nghiên)
  • Nhận xét:
    • Tác giả đã đặt cái nhìn trân trọng của mình vào nhân dân không tên không tuổi để khẳng định nhấn mạnh tư tưởng đất nước của nhân dân – những con người đã làm nên đất nước muôn đời
    • Nghệ thuật:
      • Từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm làm hình tượng thơ sinh động, giàu sức khái quát
      • Điệp từ “góp” nhấn mạnh sự hình thành cái chung đến từ cái riêng

c. Kết bài

  • Nhận xét, đánh giá đoạn thơ ( kết cấu chặt chẽ, tự nhiên , câu thơ mở rộng kéo dài nhưng không nặng nề mà biến hóa linh hoạt làm cho đoạn thơ mang tính khái quát cao, biểu hiện được tư tưởng đất nước của nhân dân mà tác giả muốn gửi gắm)
  • Mở rộng vấn đề (bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân)

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích đoạn thơ dưới đây trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương.

Những con rống nằm im góp dòng sông xanh thẳm.

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta….”

Gợi ý làm bài

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trường ca Mặt đường khát vọng là tác phẩm sâu sắc, mang vẻ độc đáo cùa ông được sáng tác vào năm 1971 tại núi rừng chiến khu Trị - Thiên. Bài Đất Nước là chương V của trường ca này. Tác giả đã sử dụng một cách sáng tạo các chất liệu - thi liệu từ tục ngữ, ca dao dân ca, từ truyền thuyết cổ tích đến phong tục, ngôn ngữ., của nền văn hóa dân tộc để khơi nguồn cảm hứng về Đất Nước, một Đất Nước có nguồn gốc lâu đời, một Đất nước của Nhân dân vĩnh hằng muôn thuở.

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương.

Những con rống nằm im góp dòng sông xanh thẳm.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả vận dụng sáng tạo. Qua hình tượng đất nước mà nhà thơ ca ngợi tám hồn nhân dân, khẳng định bản lĩnh nòi giống và dáng đứng Việt Nam. Thiên nhiên đất nước đã được nhân dân sáng tạo nên. Nhân dân là chủ nhân của đất nước.

Thơ đích thực khơi gợi hồn người trở nên trong sáng, phong phú và cao thượng. Đoạn thơ như một tiếng nói tâm tình “dịu ngọt”, nhà thơ như đang đối thoại cùng ta về đất nước và nhân dân. Đọc lại đoạn thơ, lòng mỗi chúng ta bâng khuâng, xúc dộng nghĩ về hai tiếng Việt Nam thân thương:

Ôi! Việt Nam! Yêu. suốt một đời...

Tố Hữu

Ta cảm thấy hãnh diện và lớn lên cùng đất nước.

Trên đây là tài liệu phân tích về một đoạn thơ được trích từ đoạn tích Đất Nước, mong rằng nội dung của tài liệu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn về những kiến thức trọng tâm trong bài thơ Đất Nước. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đất Nước để nắm toàn bộ kiến thức bài thơ và có thêm nhiều kĩ năng cần thiết cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới!

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON