YOMEDIA

Chất liệu dân gian qua đoạn thơ đầu đoạn trích Đất Nước

Tải về
 
NONE

HOC247 mời các em tham khảo tài liệu cảm nhận về chất liệu dân gian được sử dụng ở đoạn thơ đầu tiên trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Mong rằng tài liệu trên sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Chúc các em có thêm một tư liệu hay trong hành trang ôn thi của mình! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đất nước để nắm vững những kiến thức cần đạt hơn.

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu cảm nhận chất liệu dân gian được thể hiện qua đoạn thơ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi...Đất nước có từ ngày đó trong đoạn trích Đất Nước, mời các em tham khảo thêm video bài giảng Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, các em cần chú ý phần hướng dẫn đọc hiểu đoạn thơ đầu tiên thuộc video bài giảng. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; giúp các em củng cố lại những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ này; từ đó có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được tốt hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Cảm nhận chất liệu dân gian trong đoạn thơ đầu đoạn trích Đất Nước

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm (Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích “Đất Nước”)
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Chất liệu dân gian qua đoạn thơ trên

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác, nội dung đoạn trích Đất Nước
    • Nội dung đoạn thơ trên: Tác giả đã lí giải sự hình thành của đất nước từ những gì gần gũi, thân thương trong cuộc sống của mỗi con người.
  • Những nội dung cần làm rõ:
    • Chất liệu dân gian được sử dụng đậm đặc trong những dòng thơ trên
      • Khi lí giải Đất Nước có từ đâu, tác giả đã lí giải bằng những gì thân thuộc gần gũi trong mỗi gia đình chúng ta ( với những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”, với “miếng trầu” mang đậm nét văn hóa dân tộc, với truyền thuyết sâu thẳm trong tâm hồn Việt “Thánh Gióng”)
      • Đất Nước được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân và văn hóa, lịch sử. Đất Nước là phong tục “búi tóc sau đầu”, là vẻ đẹp tâm hòn truyền thống của dân tộc “Gừng cay, muối mặn”
      • Đất Nước gắn với nền văn minh lúa nước lâu đời “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”.
      • Đất Nước còn được cảm nhận bằng những phong tục dân dã, gần gũi của dân tộc bằng những cái tên nôm na, giản dị “Cái kèo, cái cột thành tên”
    • Chất liệu văn học dân gian được sử dụng một cách đa dạng: truyện cổ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ; có phong tục, lối sống; có tập quán, sinh hoạt, vật dụng quen thuộc….
    • Chất liệu văn học dân gian được sử dụng một cách sáng tạo: Tác giả thường chỉ gợi ra một vài chữ trong ca dao, hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích… nhưng người đọc vẫn cảm nhận đầy đủ ý nghĩa, thậm chí rất sâu sắc, mới mẻ.
  • Nhận xét:
    • Việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian đã tạo nên không khí riêng mượt mà, đằm thắm, bình dị, gần gũi cho đoạn thơ.
    • Tạo tính triết lí cho đoạn thơ.
    • Tạo sự mới mẻ cho câu thơ, góp phần diễn tả tư tưởng của tác giả.

c. Kết bài

  • Đánh giá, cảm nhận về chất liệu dân gian được sử dụng trong đoạn thơ
  • Mở rộng vấn đề (Bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân)

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nhận chất liệu dân gian được thể hiện qua đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái “Ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất nước có từ ngày đó…”

Gợi ý làm bài

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về Đất Nước thân thương, bình dị trong trái tim mỗi con người:

Khác với các nhà thơ cùng thế hệ – thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và ngợi ca đất nước, với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, có tính chất biểu tượng. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng, tươi đẹp. Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ đầu hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thống nông nghiệp. Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.

Tóm lại, bằng cảm nhận rất đỗi thân thương, gần gũi. Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh Đất Nước bình dị nhưng không kém phần tươi đẹp. Đọc đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung, ta cảm nghe như cội nguồn dân tộc, cội nguồn văn hóa đang thấm vào tận từng mạch hồn ta, dòng máu ta. Điều đó càng làm ta thêm yêu thêm quý quê hương Tổ quốc mình.

Chất liệu dân gian được sử dụng trong đoạn thơ trên một cách nhuần nhuyễn đã tạo nên những giá trị mới mẻ và sâu sắc cho đoạn thơ. Có lẽ, sức hấp dẫn và thuyết phục của đoạn thơ bắt đàu tử những gì bình thường và gần gũi với mỗi người Việt, bắt đầu từ bước đi nhịp nhàng, dịu dạng của từng chất liệu dân gian trong từng dòng thơ. Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích nhiều cho các em trong quá trình chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đất Nước để nắm thật chắc các kiến thức về đoạn trích Đất Nước. Chúc các em có một mùa thi thành công!

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF