YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập chuyên đề Quần xã sinh vật Sinh học 12

Tải về
 
NONE

Lý thuyết và bài tập chuyên đề Quần xã sinh vật Sinh học 12 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn chuyên đề bao gồm các kiến thức trọng tâm của quần thể sinh vật và các bài tập vận dụng sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

LÝ THUYẾT VÀ BẬT TẬP CHUYÊN ĐỀ QUẦN XÃ SINH VẬT SINH HỌC 12

PHẦN 1: LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. Khái niệm quần xã sinh vật

Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất.

→ Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

II. Đặc trưng cơ bản của quần xã

1. Thành phần loài

Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài, loài ưu thế, loài đặc trưng.

Loài ưu thế: là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chúng mạnh.

Loài đặc trưng: Là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã.

Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã.

→ Quần xã càng đa dạng thì độ ổn định càng cao.

Ví dụ: ở quần xã trên cạn, thực vật có hạt thường là loài chiếm ưu thế vì chúng có ảnh hưởng lớn

đến khí hậu.

Ví dụ: Cá Cóc là loài đặc trưng chỉ có ở Vườn Quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc.

Cây Tràm là loài đặc trưng ở rừng U Minh.

2. Phân bố cá thể trong quần xã

Phân bố cá thể trong quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài, theo xu hướng làm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài → nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

Phân bố theo chiều thẳng đứng: Chủ yếu liên quan đến điều kiện chiếu sáng. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật

Phân bố theo chiều ngang: Chủ yếu liên quan đến điều kiện khí hậu và sự phân bố nguồn sống. Sinh vật thường tập trung ở nơi có điều kiện sống thuận lợi: đất đai màu mở, thức ăn dồi dào,...

III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã

{-- Nội dung Phần III: Quan hệ giữa các loài trong quần xã của tài liệu Lý thuyết và bài tập chuyên đề Quần xã sinh vật Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

IV. Diễn thế sinh thái

  • Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
  • Song song với sự biến đổi của quần xã sinh vật là sự biến đổi về điều kiện tự nhiên của môi trường.

Ví dụ:

Diễn thế ở đầm nước nông.

Diễn thế sinh thái hình thành cây gỗ lớn.

1. Các loại diễn thế sinh thái

Diễn thế nguyên sinh

Diễn thế thứ sinh

Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật..

Giai đoạn tiên phong: Hình thành quần xã tiên

phong

Giai đoạn giữa: giai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định (giai đoạn đỉnh cực)

 

Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật

đã từng sống

Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định tương đối.

Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự.

Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã tương đối ổn định khác hoặc quần xã bị suy thoái.

2. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái

  • Nguyên nhân bên ngoài: do tác động của ngoại cảnh lên quần xã như khí hậu, thiên tai...
  • Nguyên nhân bên trong: do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, đặc biệt là do hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế. Ngoài ra hoạt động khai thác của con người cũng góp phần gây nên diễn thế sinh thái.

→ Ngoại cảnh là nhân tố khởi động diễn thế sinh thái. Động lực chủ yếu của diễn thế sinh thái là sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Đặc biệt là hoạt động của loài ưu thế.

3. Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế

Nghiên cứu diễn thế sinh thái cho ta biết các quy luật phát triển của quần xã, dự đoán được các quần xã trước đó và các quần xã trong tương lai, để từ đó:

  • Khai thác hợp lí tài nguyên.
  • Bảo vệ môi trường.
  • Quy hoạch sản xuất.

PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Quần xã sinh vật là

A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian

xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2. Các đặc trưng cơ bản về thành phần loài của một quần xã bao gồm

A. Loài đặc trưng, loài ưu thế, mật độ cá thể.

B. Loài ưu thế, nhóm tuổi, độ phong phú.

C. Độ phong phú, cấu trúc tuổi, loài ưu thế.

D. Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 3. Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. Tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

B. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

Câu 4. Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là

A. tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn.

B. hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực.

C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.

D. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.

Câu 5. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

A. giới động vật.                   B. giới thực vật.

C. giới nấm.                           D. giới nhân sơ (vi khuẩn).

Câu 6. Các cây tràm ở rừng U Minh là loài

A. ưu thế.                   B. đặc trưng.              C. đặc biệt.                D. có số lượng nhiều.

Câu 7. Trường hợp nào sau đây là quan hệ cạnh tranh?

A. Cỏ dại mọc ở ruộng lúa.

B. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm xung quanh.

C. Cây tầm gửi sống trên cây khế.

D. Mèo bắt chuột.

Câu 8. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh là ví dụ về mối quan hệ

A. hội sinh.                B. cạnh tranh.                       

C. kí sinh.                  D. ức chế - cảm nhiễm.

Đáp án trắc nghiệm lý thuyết và bài tập chuyên đề Quần xã sinh vật Sinh học 12

1 – C

2 - D

3 - C

4 - C

5 - B

6 - B

7 - A

8 - D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 9-16 của tài liệu Lý thuyết và bài tập chuyên đề Quần xã sinh vật Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Lý thuyết và bài tập chuyên đề Quần xã sinh vật Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF