Cùng Hoc247 tham khảo Lý thuyết và bài tập chuyên đề Quần thể sinh vật Sinh học 12 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn chuyên đề bao gồm các kiến thức trọng tâm của quần thể sinh vật và các bài tập vận dụng sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHUYÊN ĐỂ QUẦN THỂ SINH VẬT SINH HỌC 12
PHẦN 1: LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
I. Quần thể
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.
- Quần thể có thể sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính.
- Các cá thể trong quần thể liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Ví dụ về quần thể sinh vật:
- Đàn cá rô đồng trong ao.
- Các cây thông trong rừng.
- Tập hợp các cây chuối nhà tam bội trong trang trại (sinh sản vô tính).
- Ví dụ không phải là quần thể sinh vật:
- Cá rô phi đơn tính trong ao (không có khả năng sinh sản).
- Cây cỏ ven hồ (nhiều loại cỏ khác loài).
- Chim trong rừng (Nhiều loài chim khác nhau).
II. Các mối quan hệ trong quần thể
1. Quan hệ hỗ trợ
- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: lấy thức ăn, chống bất lợi từ môi trường, sinh sản...
- Quan hệ hỗ trợ biểu hiện ở cách sống quần tụ, sống theo nhóm.
- Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của quần thể.
→ Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
• Ở thực vật quan hệ hỗ trợ biểu hiện:
- Cây sống theo nhóm chống lại gió bão, hạn chế sự thoát hơi nước.
- Một số cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ
→ Các cây có thể trao đổi chất dinh dưỡng cho nhau.
• Ở động vật quan hệ hỗ trợ biểu hiện:
- Đàn trâu rừng sống thành bầy có khả năng tự vệ tốt hơn.
- Đàn báo hỗ trợ nhau săn mồi.
2. Quan hệ cạnh tranh
- Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp cho tất cả các cá thể trong quần thể → các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng, bạn tình...
- Quan hệ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.
→ Nhờ cạnh tranh mà số lượng cá thể và phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
- Ví dụ:
- Trong quá trình sống, khi mật độ quần thể quá dày, tranh thực vật có sự cạnh tranh giành ánh sáng: cá thể nào sinh trưởng yếu sẽ bị đào thải → mật độ phân bố của quần thể giảm.
- Khi thiếu thức ăn, nơi ở nhiều cá thể đánh nhau, dọa nạt lẫn nhau bằng tiếng hú, tiếng kêu... → một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn, làm giảm mật độ của đàn.
- Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau: ăn trứng do chúng đẻ ra hoặc ăn thịt con non.
3. Một số mối quan hệ khác
Ăn thịt đồng loại: Khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn nhau.
Kí sinh cùng loài: Xảy ra khi môi trường không đủ nuôi sống cả hai giới với số lượng như nhau.
→ Những mối quan hệ đặc biệt này không phổ biến và không dẫn đến sự tiêu diệt loài mà giúp loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh.
Ví dụ:
- Ở cá Vược châu Âu, con non săn động vật nổi, con trưởng thành là cá dữ, ăn cá. Khi nguồn thức ăn suy kiệt, cá chuyển sang ăn thịt con mình để tồn tại.
- Cá mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa nở và phôi nở sau, do đó, lứa con non ra đời chỉ vài con, nhưng rất khỏe.
Ví dụ:
Ở quần thể cá sống sâu, con đực rất nhỏ, biến đổi hình thái cấu tạo, sống kí sinh vào cá cái chỉ để thụ tinh vào mùa sinh sản.
III. Đặc trưng cơ bản của quần thể
{-- Nội dung Phần III: Đặc trưng cơ bản của quần thể của tài liệu Lý thuyết và bài tập chuyên đề Quần thể sinh vật Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Quần thể là:
A. một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào những thời gian khác nhau, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
B. tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
C. Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
D. tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
Câu 2. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sống ở cao nguyên Mộc Châu
B. Tập hợp Voọc mông trắng đang sống ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
C. Tập hợp côn trùng đang sống ở Vườn Quốc gia Cúc Phương.
D. Tập hợp cá đang sống ở Hồ Tây.
Câu 3. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
(1) Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
(2) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố cá thể của quần thể trong tự nhiên.
(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
(5) Cạnh tranh gay gắt dẫn đến những cá thể yếu sẽ bị đào thải khỏi quần thể.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Loài đặc trưng.
C. Thành phần loài. D. Loài ưu thế.
Câu 5. Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa, quần thể tất yếu sẽ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
B. Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa.
C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
D. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phụ thuộc vào tiềm năng sinh học.
Câu 6. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:
Quần thể |
A |
B |
C |
D |
Diện tích (ha) |
25 |
240 |
150 |
200 |
Mật độ (cá thể/ha) |
10 |
15 |
20 |
25 |
Cho biết diện tích khu phân bố của mỗi quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quần thể A có kích thước nhỏ nhất
(2) Kích thước quần thể B bằng kích thước quần thể D.
(3) Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C
(4) Giả sử kích thước quần thể D tăng thêm 1 %/năm thì sau 1 năm, quần thể D tăng thêm 50 cá thể.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 7. Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
A. Ở Việt nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
B. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm 2002.
C. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc trừ sâu.
D. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm 2016.
Câu 8. Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. Điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
Đáp án trắc nghiệm lý thuyết và bài tập chuyên đề Quần thể sinh vật Sinh học 12
1 – B |
2 –B |
3 – A |
4 – A |
5 – A |
6 – D |
7 – A |
8 – C |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !