YOMEDIA

Lý thuyết ôn tâp Sự phát triển sinh vật ở đại Trung và Tân sinh Sinh học 12

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tâp Sự phát triển sinh vật ở đại Trung và Tân sinh Sinh học 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về các đại địa chất để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT TRONG ĐẠI TRUNG SINH VÀ ĐẠI TÂN SINH

A. Lý thuyết

1. Đại Trung sinh: 3 kỉ

a. Kỉ Tam điệp:

- Cách đây 245 triệu năm

- Đại lục chiếm Ưu thế, khí hậu khô

- Cây hạt trần phát triển mạnh. Phân hoá bò sát cổ, cá xương phát triển. Phát sinh chim, thú.

b. Kỉ Giura:

- Cách đây 208 triệu năm

- Hình thành 2 đại lục Bắc, Nam. Biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm.

- Cây hạt trần tiếp tục phát triển mạnh. Bò sát cổ ngự trị, phân hoá chim.

c. Kỉ phấn trắng:

- Cách đây 145 triệu năm

- Các đại lục Bắc liên kết với nhau. Biển thu hẹp, khí hậu khô.

- Thực vật hạt kín xuất hiện, động vật có vú tiến hoá. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.

Kết luận: Là đại mà thực vật hạt trần và bò sát phát triển Ưu thế.

2. Đại Tân sinh: 2 kỉ:

a.Kỉ thứ ba:

- Cách đây 65 triệu năm.

- Các đại lục gần giông hiện nay. Đầu kỉ khí hậu ấm, giữa kỉ khí hậu khô, cuôi kỉ khí hậu lạnh.

- Cây hạt kín phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Phát sinh các nhóm linh trưởng, phân hoá các lớp côn trùng, chim, thú.

b. Kỉ thứ tư:

- Cách đây 1,8 triệu năm

- Là thời kì bàng hà, khí hậu lạnh và khô

- Xuât hiện loài người.

Kết luận: Là đại có sự phát triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú. Đặc biệt là xuất hiện loài người.

B. Luyện tập

Câu 1. Đặc điểm quan trọng nhất về sự phát triển sinh vật của đại cổ sinh là

A. Bò sát chiếm Ưu thế

B.Sự di cư lên cạn của thực vật và động vật

C. Sự sống phát triển phức tạp và phồn thịnh.

D. Sự sống tập trung chủ yếu ở nước.

Câu 2. Đại trung sinh chia thành mấy kỉ?

A. 5                      B. 2                      C. 3                       D. 4

Câu 3. Tên gọi của các kỉ của đại Trung sinh lần lượt là

A. Kỉ Phấn trắng, kỉ Giura, kỉ Tam điệp

B. Kỉ Giura, kỉ Tam điệp, kỉ Phấn trắng.

C. Kỉ Tam điệp, kỉ Giura, kỉ Phấn trắng.

D. Kỉ Tam điệp, kỉ Phấn trắng, kỉ Giura

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với kí Tam điệp, đại Trung sinh?

A. Cây hạt trần chiếm ưu thế

B. Xuất hiện thú đầu tiên.

C. Đại dương chiếm ưu thế, khí hậu ấm.

D. Bắt đầu cách đây 250 triệu nảm.

Câu 5. Cá xương phát triển mạnh ở kỉ và đại nào?

A. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh                       B. Kỉ Giura, đại Trung sinh

C. Kỉ Thứ ba, đại Tân sinh                              D. Kỉ Thứ ba, đại Tân sinh

Câu 6. Ở kỉ Tam điệp đại Trung sinh có sự phân hoá của

A. Bò sát

B. Bò sát khổng lồ

C. Lưỡng cư

D. Côn trùng

Câu 7. Chim và thú được phát sinh ở kỉ và đại nào?

A. Kí Giura, đại Trung sinh                            B. Kỉ phấn trắng, đại Trung sinh

C. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh                       D. Kỉ Thứ ba, đại Tân sinh

Câu 8. Bò sát cổ phát triển mạnh nhất ớ

A. Kỉ Phấn trắng, đại Trung sinh                    B. Kí Giura, đại Trung sinh

C. Kỉ Pecmi, đại cổ sinh                                 D.  Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh

Câu 9. Các đại lục Bắc liên kết lại với nhau là đặc điểm địa chất thay đổi ở

A. Ki Phấn trắng, đại Trung sinh                    B. Kỉ Thứ tư, đại Tân sinh

C. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh                       D. Kỉ Thứ ba, đại Tân sinh

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với kỉ Phấn trắng, đại Trung sinh?

A. Bò sát khổng lồ tiếp tục thông trị.

B. Bắt đầu cách đây 145 triệu năm

C. Chưa xuất hiện đại diện cây hạt kín.

D. Thú có vú tiến hoá mạnh

Câu 11. Cây hạt trần và bò sát phát triển ưu thế ở đại Trung sinh nhờ

A. Bò sát và hạt trần thích nghi với khí hậu nóng và ẩm.

B. Khí hậu ẩm đà tạo điều kiện cho rừng phát triển, cung cấp nguồn thức àn cho bò sát.

C. Thực vật hạt trần và bò sát thích nghi với bất kì loại khí hậu nào.

D. Điều kiện địa chất ít biến đổi, khí hậu khô, ấm tạo điều kiện cho cây hạt trần phát triển, kéo theo bò sát phát triển.

Câu 12. Thú có túi xuất hiện ở

A. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh

B. Kí Giura, đại Trung sinh

C. Kỉ Phấn trắng, đại Trung sinh.

D. Kỉ Thứ ba, đại Tân sinh.

Câu 13. Đặc điểm nổi bật ở đại Trung sinh là

A. Thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.

B. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt kín và thú.

C. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú.

D. Hệ thực vật phát triển, hệ động vật ít phát triển.

Câu 14. Đại Tân sinh bắt đầu cách đây (A) triệu năm, chia làm (B) kỉ. (A) và (B) lần lượt là

A. 65 và 2.                  B. 50 và 2.                   C. 65 và 3.                   D. 50 và 3.

Câu 15. Tên gọi của các kỉ trong đại Tân sinh lần lượt là

A. Thứ hai, Thứ ba.                          

B. Thứ tư, Thứ năm.

C. Thứ hai, Thứ ba, Thứ tư.          

D. Thứ ba, Thứ tư.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với kỉ Thứ ba, đại Tân sinh?

A. Ở động vật, bò sát thông trị hoàn toàn ở nước và trên cạn.

B. Đầu kỉ khí hậu ấm, giữa kỉ khí hậu khô và ôn hòa.

C. Ở giới thực vật cây hạt kín chiếm ưu thế.

D. Cuối kỉ khí hậu lạnh, xuất hiện các đồng cỏ và động vật đồng cỏ.

Câu 17. Loài thú điển hình ở kí Thứ ba, đại Tân sinh là

A. Voi răng trụ, hổ răng kiếm và hươu nai.

B. Voi răng trụ, hố răng kiếm và tê giác khống lồ.

C. Voi răng trụ, tê giác khổng lồ và sơn dương.

D. Hố răng kiếm, tê giác khổng lồ và chuột túi.

Câu 18. Thực vật hạt kín bắt đầu chiếm ưu thế so với thực vật hạt trần vào kỉ (A) đại (B). (A) và (B) lần lượt là

A. Phân trắng, Trung sinh.                

B. Thứ tư, Tân sinh.

C. Thứ ba, Tân sinh.                       

D. Giura, Trung sinh.

Đáp án

Câu 1. Đặc điểm quan trọng nhất về sự phát triển sinh vật ở đại cổ sinh là sự di cư lên cạn của thực vật và động vật.                                                                                                      (Chọn B)

Câu 2. Đại Trung sinh chia làm 3 kỉ.                                                (Chọn C)

Câu 3. Các kỉ của đại Trung sinh lần lượt là kỉ Tam điệp, kỉ Giura, kỉ Phấn trắng.    (Chọn C)

Câu 4. Khí hậu ở kỉ Tam điệp, đại Trung sinh là đại lục chiếm ưu thế, khí hậu khô.            (Chọn C)

Câu 5. Cá xương phát triển mạnh ở kỉ Tam điệp, đại Trung sinh.

(Chọn A)

Câu 6. Kỉ Tam điệp đại Trung sinh có sự phân hoá của bò sát khổng lồ (bò sát cổ).          (Chọn B)

Câu 7. Chim và thú được phát sinh ở kỉ Tam điệp, đại Trung sinh.

(Chọn C)

Câu 8. Bò sát cổ phát triển mạnh nhất ở kỉ Giura đại Trung sinh.

(Chọn B)

Câu 9. Các đại lục Bắc liên kết lại với nhau ở kỉ Phấn trắng đại Trung sinh.       (Chọn A)

Câu 10. Cây hạt kín đã xuất hiện ở kỉ Phấn trắng đại Trung sinh.

(Chọn C)

Câu 11. Cây hạt trần và bò sát phát triển ưu thế ở đại Trung sinh nhờ vào điều kiện địa chất ít biến đổi, khí hậu khô, ấm tạo diều kiện cho cây hạt trần phát triển, kéo theo là bò sát phát triển. (Chọn D)

Câu 12. Thú có túi xuất hiện ở kỉ Phấn trắng đại Trung sinh. (Chọn C)

Câu 13. Đặc điểm nổi bật ở đại Trung sinh là thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.      (Chọn A)

Câu 14. Đại Tân sinh bắt đầu cách đây 65 triệu năm, chia làm 2 kỉ.

(Chọn A)

Câu 15. Tên gọi của các kỉ trong đại Tân sinh lần lượt là kỉ Thứ ba và kỉ Thứ tư.       (Chọn D)

Câu 16. Cuổì đại Trung sinh, bò sát cổ đã bị tuyệt diệt.                     (Chọn A)

Câu 17. Thú điển hình ở kỉ Thứ ba, đại Tân sinh là .voi răng trụ, hổ ràng kiếm và tê giác khổng lồ.  (Chọn B)

Câu 18. Thực vật hạt kín bắt đầu chiếm ưu thế so với thực vật hạt trần vào kỉ Thứ ba đại Tân sinh.  (Chọn C)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tâp Sự phát triển sinh vật ở đại Trung và Tân sinh Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON