YOMEDIA

Giải Sinh 12 SGK nâng cao Chương 2 - Tiến hóa Bài 35 Học thuyết tiến hóa cổ điển

 
NONE

Hoc247 xin gửi đến các em bộ tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 12 nâng cao Chương 2 - Tiến hóa Bài 35 Học thuyết tiến hóa cổ điển do Hoc247 biên soạn với các nội dung bám sát theo chương trình SGK Sinh học 12 nâng cao để các em có thể ôn luyện sau giờ học với các bài tập SGK khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.

ADSENSE

Bài 1 trang 143 SGK Sinh 12 nâng cao 

Lamac giải thích quá trình hình thành loài mới như thế nào?

Hướng dẫn giải

  • Lamac cho rằng những biến đổi trên cơ thể dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ, đưa đến sự hình thành loài mới. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.

Bài 2 trang 143 SGK Sinh 12 nâng cao

Vì sao nói Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật?

Hướng dẫn giải

  • Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật vì:
    • Quan niệm cho rằng trong lịch sử không có loài nào bị đào thải không đúng với các tài liệu cổ sinh vật học.
    • Quan niệm sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Điều này không phù hợp với quan niệm ngày nay về đặc điểm vô hướng của biến dị, tính đa hình của quần thể.

Bài 3 trang 143 SGK Sinh 12 nâng cao

Đacuyn quan niệm về biến dị và di truyền như thế nào? Nêu mối quan hệ của biến dị, di truyền, và chọn lọc?

Hướng dẫn giải

  • Đacuyn quan niệm về biến dị và di truyền:
    • Biến dị cá thể (biến dị): là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể trong cùng một loài, xảy ra trong quá trình sinh sản, xuất hiện riêng lẻ, không định hướng, là nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa chọn giống.
    • Di truyền là cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ thành các biến đổi lớn qua nhiều thế hệ.

→ Nhờ hai đặc tính di truyền và biến dị: sinh vật mới tiến hóa thành nhiều dạng, đồng thời vẫn giữ được đặc điểm riêng của từng loài.

  • Mối quan hệ giữa biến dị, di truyền và chọn lọc:
    • Biến dị cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.
    • Di truyền tạo điều kiện cho chọn lọc tích lũy các biến dị.
    • Bằng mối quan hệ giữa biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên Đacuyn đã giải thích thành công sự tiến hóa trong sinh giới, giải thích được nguồn gốc thống nhất của các loài.

Bài 4 trang 143 SGK Sinh 12 nâng cao

So sánh chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên?

Hướng dẫn giải

Đặc điểm so sánh 

Chọn lọc nhân tạo  Chọn lọc tự nhiên

Khái niệm 

Là quá trình bao gồm 2 mặt song song: vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.  Bao gồm 2 mặt: vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể trong loài.

Nguyên liệu 

Biến dị cá thể trong giới vật nuôi, cây trồng 

Biến dị cá thể của sinh giới

 

Đối tượng chọn lọc 

Giới vật nuôi, cây trồng  Toàn bộ sinh vật

Tác nhân chọn lọc 

Con người  Điều kiện sống trong tự nhiên

Động lực thúc đẩy 

Nhu cầu về kinh tế, thị yếu của con người  Đấu tranh sinh tồn

Thời gian chọn lọc 

Từ khi con người biết chăn nuôi và trồng trọt  Từ khi xuất hiện mầm mống của sự sống

Kết quả chọn lọc 

Tạo thành các giống vật nuôi cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người, đôi khi đặc điểm thích nghi đó có hại cho sinh vật.  Những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống mới tồn tại và phát triển được.

Vai trò 

Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.  Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

Bài 5 trang 143 SGK Sinh 12 nâng cao

Đacuyn quan niệm về sự hình thành các đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài như thế nào?

Hướng dẫn giải

  • Đacuyn phân biệt biến dị cá thể có ý nghĩa tiến hoá và chọn giống với biến đổi đồng loạt. Vật nuôi, cây trồng chịu tác động của chọn lọc nhân tạo. Đó là quá trình bao gồm 2 mặt song song: vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
  • Sinh vật trong thiên nhiên chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, cũng bao gồm 2 mặt: vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật. Kết quả là đưa đến sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống. Tác động của chọn lọc tự nhiên diễn ra theo con đường phân li tính trạng là cơ sở để giải thích sự hình thành loài mới và nguồn gốc thống nhất của các loài.

Bài 6 trang 143 SGK Sinh 12 nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Chọn lọc tự nhiên là quá trình

A. đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật.

B. tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.

C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật

D. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 12 Chương 2 - Tiến hóa Học thuyết tiến hóa được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập thật tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF