YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 9 năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Bên cạnh việc thử sức các đề thi thì đề cương sẽ giúp các em ôn tập kiến thức chuẩn bị cho kì thi Học kì 1 sắp tới hiệu quả hơn. Để các em học sinh có thêm tài liệu học tập kết hợp củng cố kiến thức, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu học tập Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 9 năm 2022-2023. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

ADSENSE

1. Nội dung ôn tập

Các khái niệm cơ bản:

- Chí công vô tư: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

- Tự chủ là làm chủ bản thân, (luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực).

- Dân chủ là mọi người làm chủ được công việc của tập thể và xã hội; Mọi người phải được biết, cùng được tham gia bàn bạc; Góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc xã hội có liên quan đến mọi người, cộng đồng và đất nước.

- Kỉ luật là phải tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.

- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bè bạn thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ: Quan hệ Việt – Lào; Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Cu-ba, .….

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử đẹp, ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.

- Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.

Nêu được các biểu hiện gắn liền với mỗi đức tính:

Ví dụ:

Biểu hiện tự chủ:

- Là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống.

- Luôn có thái độ bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

* Biểu hiện của bảo vệ hòa bình:

+ Giữ cuộc sống xã hội bình yên.

+ Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia.

+ Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

...

Nêu được ý nghĩa, cách rèn luyện cũng như liên hệ thực tế bản thân, vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

2. Bài tập ôn tập

2.1. Câu hỏi trắc nghiệm

Trắc nghiệm Công dân 9 Chủ đề: Bảo vệ hòa bình

Câu 1: Đối lập với hòa bình là tình trạng

A. Hòa hoãn

B. Chiến tranh

C. Cạnh tranh

D. Biểu tình.

Câu 2: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của

A. Tất cả các quốc gia trên thế giới.

B. Những nước đang phát triển.

C. Những nước đang có chiến tranh

D. Chỉ những nước lớn.

Câu 3. Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là?

A. Bảo vệ hòa bình.

B. Bảo vệ pháp luật.

C. Bảo vệ đất nước.

D. Bảo vệ nền dân chủ.

Câu 4: Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là

A. Bảo vệ đất nước

B. Hoạt động chính trị.

C. Bảo vệ hòa bình

D. Hoạt động ngoại giao.

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hòa bình?

A. Chiến tranh là thảm họa của loài người.

B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.

C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.

D. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.

Câu 6: Xu thế chung của thế giới hiện nay là

A. Chạy đua vũ trang

B. Đối đầu thay đối thoại.

C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.

D. Hòa bình, ổn định và hợp tác quốc tế.

Câu 7: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là?

A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Cãi nhau với hàng xóm.

C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.

D. Cả A, B, C.

Câu 8: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là?

A. Hợp tác.

B . Hòa bình.

C. Dân chủ.

D. Hữu nghị.

Câu 9: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại?

A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo

B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới

C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc

D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột

Câu 10: Bảo vệ hòa bình bằng cách dùng

A. Uy lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Quân sự để giải quyết mâu thuẫn.

C. Sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.

D. Thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 11: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.

C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.

D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Câu 12: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

A. 30/4/1975.

B. 01/5/1975.

C. 02/9/1945.

D. 30/4/1954.

Câu 13: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

A. Đánh lại.

B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.

C. Báo với công an.

D. Báo với gia đình.

Câu 14: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là

A. Xung đột

B. Hòa bình

C. Hòa giải

D. Hòa hoãn.

Câu 15: Cần bảo vệ hòa bình vì hòa bình

A. Là khát vọng của toàn nhân loại.

B. Mang đến thảm họa cho loài người

C. Giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.

D. Giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hòa bình?

A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.

B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.

D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.

C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.

D. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.

Câu 18: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày?

A. Tham quan, dã ngoại.

B. Tham gia các hoạt động biểu tỉnh.

C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.

D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.

Câu 19: Để thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây?

A. Khoan dung với mọi người xung quanh.

B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế.

C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình.

D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng.

Câu 20: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

A. Diễn biến hòa bình.

B. Diễn biến chiến tranh.

C. Diễn biến cục bộ.

D. Diễn biến nội bộ.

Câu 21: Ý kiến nào dưới đây đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột?

A. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết.

B. Để tránh xung đột không nên chơi với nhiều bạn.

C. Mọi mâu thuẫn đều được hóa giải bằng bạo lực.

D. Khi có mâu thuẫn cần quyết liệt đấu tranh đến cùng.

Câu 22: Là người yêu hòa bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?

A. Đứng ngoài cổ vũ bên mạnh hơn.

B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải.

C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.

D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hòa giải.

Câu 23: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.

B. Coi như không biết.

C. Làm theo các đối tượng lạ.

D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Chủ đề: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Câu 1: Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

A. 185 nước.

B. 175 nước.

C. Hơn 175 nước.

D. Hơn 185 nước.

Câu 2: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Phan Châu Trinh

C. Cao Bá Quát.

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Câu 3: Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác được gọi là

A. bình đẳng cùng có lợi.

B. xung đột vũ trang.

C. tỉnh bạn bè, đồng chí, anh em.

D. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 4: Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?

A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.

D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 5: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?

A. Tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.

C. Tôn trọng và thân thiện.

D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.

Câu 6: Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thê hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ.

A. đối tác kinh tế

B. bạn bè thân thiện.

C. đối đầu thay đối thoại

D. mâu thuẫn, xung đột.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây không thê hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài

B. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.

C. Tôn trọng nên vấn hoá của các dân tộc.

D. Tham gia cuộc viết thư UPU do nhà trường phát động

Câu 8: Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại là gì?

A. Tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.

B. Các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn.

C. Gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

D. Các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ.

Câu 9: Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới không nhằm mục đích

A. thêm bạn, bớt thù.

B. để các nước lớn sắp xếp lại trật tự thế giới.

C. cùng ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

D. tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển kinh tế.

Câu 10: Quan điểm nào dưới đây không đúng với chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta?

A. Bình đẳng và cùng có lợi.

B. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.

D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Câu 11: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm

A. bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

B. đưa người Việt Nam sang học tập, làm việc ở các quốc gia phát triển.

C. thể hiện sự tự hào về các đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

D. tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới.

Câu 12: Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?

A. Lặng im

B. Chính phủ nước ngoài.

C. Người nhà.

D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Câu 13: Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ?

A. Tiếng Pháp.

B. Tiếng Trung.

C. Tiếng Việt.

D. Tiếng Anh.

Câu 14: Để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, các quốc gia, dân tộc trên thế giới cần

A. chạy đua vũ trang để bảo vệ hoà bình

B. dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.

C. can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

D. giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại thay cho đối đầu.

Câu 15: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Bùi Thanh Sơn.

C. Ông Trương Tấn Sang.

D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

Câu 16: Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

A. 26/4/1945.

B. 28/5/1945.

C. 27/9/1945.

D. 28/8/1945.

Câu 17: Để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế, chúng ta cần tránh việc làm nào dưới đây?

A. Bàn luận xì xào khi gặp người da đen.

B. Chào hỏi thân thiện khi gặp du khách nước ngoài.

C. Tham gia giao lưu văn hoá với thiếu nhi quốc tế.

D. Nhiệt tình chỉ đường cho khách quốc tế khi được hỏi.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế?

A. Tổ chức quyền góp ủng hộ các nước bị thiên tai.

B. Lịch sự, tôn trọng khách du lịch nước ngoài.

C. Chèo kéo du khách nước ngoài để bán hàng.

D. Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh.

Câu 19: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thể giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa

A. những nước láng giềng.

B. nước này với nước khác.

C. các nước đang phát triển.

D. tôn giáo này với tôn giáo khác.

Câu 20: Việc làm nào dưới đây không đúng khi thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống hăng ngày?

A. Giúp đỡ những bạn học kém hơn mình.

B. Thân thiện, hoà đồng với các bạn trong lớp.

C. Tôn trọng và ủng hộ mọi ý kiến dù sai của tập thể lớp.

D. Tham gia các hoạt động giao lưu do nhà trường tổ chức.

Câu 21: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

A. Thương lượng hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kích động bạo loạn lật đổ.

D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.

Câu 22: Đề thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong cuộc sống hăng ngày, học sinh cần

A. chỉ chơi thân với một nhóm bạn có cùng sở thích.

B. hoà đông, thân thiện với tất cả các bạn trong lớp.

C. không chơi thân với bất cứ ai để tránh mâu thuẫn.

D. bao che khi các bạn trong lớp mắc khuyết điểm.

Câu 23: Trên đường đi học về, em cùng bạn H nhìn thấy một nhóm người đang chèo kéo du khách nước ngoài, H vội kéo em đi nhanh để tránh phiền phức. Trong trường hợp đó em sẽ

A. đồng tình với việc làm của H.

B. cùng H tìm cách giúp đỡ du khách nước ngoài.

C. đi nhanh về nhà, kế với bố mẹ việc mình vừa chứng kiến.

D. mắng nhóm người kia và yêu cầu họ dừng việc làm đó lại.

Câu 24: Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là?

A. Bộ Ngoại giao.

B. Bộ Nội Nụ.

C. Chính phủ.

D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Câu 25: Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì trong buổi giao lưu đó?

A. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với các bạn người nước ngoài.

B. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ

C. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài

D. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài.

Đáp án

1.D

2.A

3.D

4.B

5.C

6.B

7.B

8.A

9.B

10.B

11.D

12.D

13.D

14.D

15.A

16.D

17.A

18.C

19.B

20.C

21.A

22.B

23.B

24.A

25.A

Trắc nghiệm GDCD 9 Chủ đề: Hợp tác cùng phát triển

Câu 1: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?

A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

B. Hợp tác, hữu nghị.

C. Giao lưu, hữu nghị.

D. Hòa bình, ổn định.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?

A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.

B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung.

C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.

D. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác.

Câu 3: APEC có tên gọi là?

A. Liên minh Châu u.

B. Liên hợp quốc.

C. Quỹ tiền tệ thế giới.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 4: Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc

A. Chỉ cần hai bên cùng có lợi.

B. Một bên làm và cùng hưởng lợi.

C. Cùng làm và một bên được hưởng lợi.

D. Cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác.

Câu 5: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

A. Tự nguyện chấp nhận thua thiệt.

B. Bình đẳng cùng có lợi.

C. Cá lớn nuốt cá bé.

D. Không bên nào có lợi.

Câu 6: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm

A. 2006

B. 2007

C. 2008

D. 2009

Câu 7: Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia

A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì.

B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản.

C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc.

D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.

Câu 8: Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác?

A. Cầu Nhật Tân.

B. Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình.

C. Cầu Long Biên.

D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.

Câu 9: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?

A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.

B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.

C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.

D. Cả A, B, C.

Câu 10: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

A. Đối tác

B. Hợp tác

C. Giúp đỡ

D. Chia sẻ.

Câu 11: Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác quốc tế

A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây không phải là mục đích của hợp tác quốc tế?

A. Ngăn chặn chiến tranh

B. Hạn chế sự bùng nổ dân số.

C. Chạy đua vũ trang

D. Bảo vệ môi trường.

Câu 13: FAO là tổ chức có tên gọi là?

A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.

B. Tổ chức Liên minh Châu u.

C. Tổ chức lương thực thế giới.

D. Tổ chức y tế thế giới.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

A. Cùng góp sức giải bài trong giờ kiểm tra.

B. Cho bạn chép bài để cùng được điểm cao.

C. Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

D. Sẵn sàng bảo vệ, ủng hộ bạn trong mọi cuộc tranh luận.

Câu 15: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn kỹ thuật và hành chính.

D. Cả A, B, C.

Câu 16: Để hợp tác có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần

A. Chấp nhận phần thua thiệt về mình.

B. Thấy mâu thuẫn, căng thẳng thì tránh đi.

C. Biết lắng nghe và tôn trọng người khác.

D. Luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Câu 17: Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?

A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.

C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.

D. Cả A, B, C.

Câu 18: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế?

A. 61.

B. 62

C. 63.

D. 64.

Câu 19: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

A. Tổ trưởng làm bài tập hộ bạn để cô không phê bình cả tổ.

B. Cả hai lớp cùng nhau giữ vệ sinh khu vực lang chung..

C. Thành lập đôi bạn cùng tiền, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập...

D. Cùng làm bài tập nhóm theo sự phân công của cô giáo.

Câu 20: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?

A. Quan hệ.

B. Giao lưu.

C. Đoàn kết.

D. Hợp tác.

Câu 21: Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác?

A. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau.

B. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác.

C. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế.

D. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên.

Câu 22: Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự cần thiết của hợp tác quốc tế?

A. Hợp tác giữa các nước đã phát triển và những nước đang phát triển không thể có sự công bằng và cùng có lợi.

B. Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.

C. Hợp tác cùng phát triển là việc sử dụng lực lượng vũ trang của liên minh các quốc gia xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác nhắm mở rộng lãnh thổ.

D. Hợp tác cùng phát triển là sự giúp đỡ vô điều kiện của những nước lớn đối với những nước nhỏ.

Câu 23: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gì?

A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện.

B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó.

C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.

D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra.

Đáp án

1.A

2.C

3.D

4.D

5.B

6.A

7.D

8.C

9.D

10.B

11.A

12.C

13.C

14.C

15.D

16.C

17.A

18.C

19.A

20.D

21.D

22. B

23.D

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7 Chủ đề: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu 1: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 2: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá

A. hiện đại theo thời cuộc.

B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc.

C. tao ra sức sống cho con người.

D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

Câu 3: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D.Truyền thống văn hóa.

Câu 4: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.

C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.

D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 5: Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.

B. Kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo.

C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuôi.

D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.

Câu 6: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là

A. hủ tục mê tín dị đoan.

B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam.

C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.

D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt.

Câu 7: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị

A. vật chất

B. tinh thần

C. của cải

D. kinh tế.

Câu 8: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc?

A. Xây những tòa cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế.

B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa.

C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ

D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống.

Câu 9: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì?

A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.

B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.

C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.

D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Câu 10: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 11: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Mê tín, tin vào bói toán.

B. Gây rối trật tự công cộng.

C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.

D. Chê bai các lễ hội truyền thống.

Câu 14: Quan điểm nào dưới đây phản ánh đúng truyền thống của dân tộc?

A. Chăm sóc cha mẹ, người già là việc của xã hội.

B. Những người sống theo truyền thống là cỗ hủ, lạc hậu.

C. Chăm sóc cha mẹ khi về già, thuận hoà với anh em.

D. Không cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ đã được nhà nước nuôi.

Câu 15: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu 16: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về

A. làng nghề.

B. đạo đức.

C. tín ngưỡng.

D. nghệ thuật.

Câu 17: Tư tưởng nào dưới đây cần xoá bỏ?

A. Trọng nam khinh nữ.

B. Kính già, yêu trẻ.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 18: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống thương người.

B. Truyền thống nhân đạo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 19: Đề kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

A. Đoàn kết với các bạn.

B. Chăm chỉ học tập.

C. Lễ phép với thầy, cô giáo.

D. Gây gổ đánh nhau.

Câu 20: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.

B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.

C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.

Đáp án

1.A

2.D

3.A

4.A

5.D

6.D

7.B

8.D

9.D

10.B

11.A

12.B

13.C

14.C

15.B

16.B

17.A

18.A

19.D

20.C

Câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 Chủ đề: Năng động, sáng tạo

Câu 1: Câu tục ngữ: “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào?

A. Lười làm, ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Có tính năng động, sáng tạo

D. Dám nghĩ, dám làm.

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo?

A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.

B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.

C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo.

D. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát.

Câu 3: Năng động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người

A. Ham chơi, lười biếng

B. Ỷ lại vào người khác.

C. Không có ý chí vươn lên

D. Say mê tìm tòi, thích khám phá.

Câu 4: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đạc bừa bãi

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo.

Câu 5: Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người

A.Tự tin

B. Sáng tạo

C. Dũng cảm

D. Kiên trì.

Câu 6: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.

B. Tích cực, tự giác.

C. Cần cù, tự giác.

D. Cần cù, chịu khó.

Câu 7: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo?

A. Mồm miệng đỡ chân tay.

B. Năng nhặt chặt bị.

C. Dễ làm, khó bỏ.

D. Cái khó ló cái khôn.

Câu 8: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.

B. A là người tích cực.

C. A là người sáng tạo.

D. A là người cần cù.

Câu 9: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh?

A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó.

B. Hãng hái giơ tay phát biểu trong giờ học.

C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu.

D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân.

Câu 10: Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo?

A. Ăn cây nào, rào cây nấy.

B. Cái khó ló cái khôn.

C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.

Câu 11: Đối lập với năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.

B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.

C. Trông chờ vào người khác.

D. Cả A, B, C.

Câu 12: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người

A. Thụ động

B. Lười biếng

C. Năng động

D. Khoan dung.

Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động, sáng tạo?

A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh.

B. Luôn làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.

C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó.

D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.

Câu 14: Năng động, sáng tạo trong học tập được biểu hiện khi

A. Chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở.

B. Lười suy nghĩ khi gặp bài khó.

C. Thực hiện đúng nội quy nhà trường để khỏi bị phạt.

D. Tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học.

Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo?

A. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang.

B. Giúp mỗi người đạt được bất cứ điều gì mình mong muốn.

C. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh.

D. Giúp con người đạt được mục đích đề ra nhanh chóng, tốt đẹp.

Câu 16: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?

A. Năng động.

B. Chủ động.

C. Sáng tạo.

D. Tích cực.

Câu 17: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về năng động, sáng tạo?

A. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức tự giác.

B. Chỉ những người trẻ tuổi mới phát huy được tính năng động, sáng tạo.

C. Siêng năng, cần cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên tính năng động và sáng tạo.

D. Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc.

Câu 18: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.

B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

Câu 19: Người có tính năng động sáng tạo

A. Luôn chờ đợi may mắn đến với mình.

B. Dễ dàng chấp nhận những cái đã có sẵn.

C. Say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, đem lại hữu ích cho cuộc đời.

D. Nhạy bén trong việc bắt chước, học lỏm những thành tựu của người khác.

Câu 20: Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo

A. Thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.

B. Không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.

C. Không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất.

D. Lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất.

Câu 21: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo.

B. Tích cực.

C. Tự giác.

D. Năng động.

Câu 22: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động?

A. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ Văn.

B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

C. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán.

D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền.

Câu 23: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn 1 nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng, tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiệu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?

A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện.

B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm.

C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn.

D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm.

2.2. Câu hỏi tự luận

Câu 1. Em hiểu hợp tác là gì? Hợp tác phải dựa trên cơ sở nào? Cho ví dụ.

Gợi ý trả lời:

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

VD: Các bác sĩ Việt Nam và Hoa Kì hợp tác với nhau tiến hành ca mổ “phẩu thuật nụ cười” cho trẻ em tại bệnh viện Đà Nẳng.

Câu 2. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào? Việc phát huy những truyền thống đó đã đem lại lợi ích gì?

Gợi ý trả lời:

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo…; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca…).

- Việc phát huy những truyền thống tốt đẹp đó đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Đây là những truyền thống vô cùng quý giá, nên chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 3. Em hãy nêu khái niệm; ý nghĩa; cách rèn luyện để mỗi người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

Gợi ý trả lời:

- Khái niệm: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.

- Ý nghĩa: Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

- Cách rèn luyện: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, mỗi người lao động cần phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động một cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo.

Câu 4. Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

Gợi ý trả lời:

Để bảo vệ hòa bình phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa người với người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

Câu 5: Em hãy đọc bài viết sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao tại cuộc thi phát minh, sáng chế tại Thái Lan

“Đoàn Việt Nam tham dự Cuộc thi quốc tế về sở hữu trí tuệ, sáng chế, đổi mới và công nghệ tại Bangkok (IPITEx 2020) đã xuất sắc nhận được 5 Huy chương Vàng, 3 Giải đặc biệt từ Hiệp hội phát minh và sáng chế Indonesia (INNOPA), 2 Giải đặc biệt từ Singapore, đạt thành tích chung cuộc Nhất toàn đoàn. Đoàn Việt Nam tham gia  gồm các học sinh từ cấp phổ thông cơ sở tới phổ thông trung học . IPITEx là cuộc thi lớn do Chính phủ Thái Lan tài trợ, được tổ chức từ ngày 2 - 6/2. Với khoảng 1.000 phát minh tham gia, đây không chỉ là một sự kiện thường niên quan trọng ở Thái Lan, mà còn là một trong những cuộc thi phát minh lớn nhất ở châu Á.

(https://baodantoc.vn/, ngày 11.2.2020)

a. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc bài viết trên? Từ thông tin và những kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là năng động, sáng tạo?

 b. Hãy nêu một số biểu hiện về sự năng động, sáng tạo của học sinh mà em biết?  Năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay? 

Gợi ý trả lời:

-  Suy nghĩ: Khâm phục, tự hào về học sinh Việt Nam, năng động, thông minh, sáng tạo...-> tấm gương để học sinh học tập và noi theo ...

 - Khái niệm năng động, sáng tạo: Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

Biểu hiện: vừa học vừa làm; chủ động trong học tập; tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa; nghiên cứu khoa học kỷ thuật; biết áp dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Ý nghĩa:

+ Là phẩm chất cần thiết của người lao động.

+ Giúp con người vượt khó khăn, thử thách.

+ Đạt kết quả cao trong học tập, lao động và cuộc sống.

+ Xây dựng gia đình, xã hội.

Câu 6Tình huống:

“Hiện nay một số học sinh và một bộ phận giới trẻ có xu hướng học theo những trào lưu trên mạng xã hội, tiếp thu một cách thiếu chọn lọc từ cách ăn mặc đến hành vi ứng xử. Họ có thể dành nhiều thời gian cho phim và nhạc nước ngoài mà không dành thời gian để tìm hiểu về các truyền thống của dân tộc. Những nét đẹp trong văn hóa ứng xử đã không được phát huy mà thay vào đó thái độ vô cảm, thiếu lịch sự, văn minh trong giao tiếp và ở những nơi công cộng”

a. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên?  Hãy đề xuất 4 giải pháp để học sinh và giới trẻ ngày nay biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

b. Bản thân em đã làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

Gợi ý trả lời:

a. Chạy theo trào lưu, tiếp thu thiếu chọn lọc là hành vi sai, không nên, đáng bị lên án, đi ngược lại với những truyền thống và giá trị tốt đẹp của dân tộc, làm phai mờ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta…

b. Đề xuất 4 giải pháp và liên hệ bản thân

...

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 9 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF