YOMEDIA

Bộ 80 câu trắc nghiệm bám sát đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2021

 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 80 câu trắc nghiệm bám sát đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2021 gồm phần đề và đáp án, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo.

Chúc các em đạt kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

BỘ 80 CÂU TRẮC NGHIỆM BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA KỲ THI TỐT NGHIỆP

THPT QUỐC GIA NĂM 2021 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

1. Đề bài

Câu 1. Chị L bị Giám đốc công ty kỷ luật với hình thức ‘buộc thôi việc’. Nếu nhận thấy hình thức kỷ luật của Công ty đối với mình là không thỏa đáng, chị L cần sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Tự do ngôn luận.

B. Khiếu nại.

C. Lao động.

D. Tố cáo.

Câu 2. Khi biết con mình là G có tình cảm yêu đương với H, bố G đã kịch liệt phản đối vì G theo đạo Thiên chúa còn H theo đạo Phật. Hành vi của bố G là biểu hiện phân biệt vì lý do

A. tín ngưỡng.

B. lễ nghi

C. tôn giáo.

D. phong tục.

Câu 3. Ông X thế chấp ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của mình cho ngân hàng A để vay 2 tỉ đồng kinh doanh. Sau đó việc làm ăn của ông X thua lỗ dẫn đến phá sản và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp này, ngôi nhà của ông X sẽ được ngân hàng xử lý như thế nào ?

A. Giữ giấy tờ nhà đất của ông X đến khi nào ông X trả hết tiền cho ngân hàng.

B. Giao lại ngôi nhà cho ông X bán để lấy tiền trả cho ngân hàng.

C. Yêu cầu ông X giao nhà và sẽ trực tiếp bán để thu hồi vốn.

D. Khởi kiện ông X ra tòa án và dành quyền bán ngôi nhà của ông X để thu hồi vốn.

Câu 4. Việc thực hiện nghĩa vụ được Hiến pháp và luật qui định là điều kiện cần thiết để công dân

A. đòi quyền lợi cho mình.

B. được pháp luật bảo vệ.

C. hoàn thành nhiệm vụ của mình.

D. sử dụng các quyền của mình.

Câu 5. Nước thải của nhà máy Y đã được xử lý đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp này, nhà máy Y đã

A. Thể hiện trách nhiệm của nhà máy đối với môi trường.

B. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

C. Đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.

D. Chú trọng môi trường làm việc của công nhân.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc mà việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo ?

A. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật.

B. Giao kết gián tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

C. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

D. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Câu 7. Bình đẳng giữa vợ và chồng chủ yếu được thể hiện trong quan hệ

A. tình cảm và trong quan hệ kinh tế.

B. hôn nhân và trong quan hệ sở hữu.

C. nhân thân và trong quan hệ kinh tế.

D. nhân thân và trong quan hệ tài sản.

Câu 8. Qui luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian....lao động

A. cá thể riêng lẻ.

B. xã hội cần thiết.

C. thường xuyên biến động.

D. ổn định bền vững.

Câu 9. Anh T chồng chị B ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị B dựa dẫm chồng, bà A mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái buồn rầu, chán nản vì chuyện mẹ chồng, bà L mẹ ruột chị B đã bôi nhọ danh dự bà A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?

A. Bà L, bà A.

B. Anh T, bà A, bà L.

C. Anh T, bà A.

D. Vợ chồng chị B, bà A.

Câu 10. Để phát triển bền vững đất nước, những vấn đề nào cần dược ưu tiên giải quyết ?

A. Kinh tế, dân số, môi trường và quốc phòng, an ninh.

B. Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới và xã hội.

C. Kinh tế, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng, an ninh.

D. Kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh.

Câu 11. B (19) tuổi thấy chị H đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên B đã dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị bị ngất và lấy đi hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Ngay sau đó B đã bị lực lượng chức năng bắt giữ. Trong trường hợp này, B phải chịu trách nhiệm

A. dân sự.

B. hành chính.

C. kỷ luật.

D. hình sự.

Câu 12. Các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đó là đại diện thể hiện nội dung nào trong các nội dung dưới đây ?

A. Bản chất xã hội của pháp luật.

B. Tính bắt buộc chung của pháp luật.

C. Tính qui phạm phổ biến của pháp luật.

D. Bản chất giai cấp của pháp luật.

Câu 13. Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện nội dung nào dưới đây ?

A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

B. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.

C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.

D. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Câu 14. Tung tin nói xấu, xúc phạm người khác nhằm hạ uy tín là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ

A. tự do của người khác.

B. an toàn, bí mật của người khác.

C. danh dự và nhân phẩm của người khác.

D. bảo vệ thông tin cá nhân của người khác.

Câu 15. H, T, N, K đều 19 tuổi bị Công an xã X bắt quả tang khi đánh bài ăn tiền. Trưởng Công an xã X đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với H, T, N. Còn K là cháu ruột ông Chủ tịch xã X nên không bị xử phạt, chỉ bị Công an xã nhắc nhở rồi cho về. Trong trường hợp này, cách xử lý vi phạm của Công an xã X

A. vừa có lý vừa có tình và có thể chấp nhận được.

B. không đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

C. không đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của công dân.

D. phù hợp với qui định của Hiến pháp và pháp luật.

Câu 16. Khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa thì khi đó tiền thực hiện chức năng

A. phương tiện cất trữ.

B. thước đo giá trị.

C. phương tiện lưu thông.

D. phương tiện thanh toán.

Câu 17. Vợ chồng anh H rao bán nhà, chị V đến xem và trả giá 800 triệu đồng. Lúc đầu anh H đồng ý bán nhưng vợ anh không đồng ý vì cho rằng giá bán chưa hợp lý. Sau khi bàn bạc với vợ, anh H cũng quyết định không bán và đòi giá cao hơn. Trong trường hợp này thể hiện vợ, chồng anh H bình đẳng trong quan hệ

A. hôn nhân.

B. làm ăn.

C. tình cảm.

D. kinh tế.

Câu 18. Để chuẩn bị cho cuộc thi ‘vẽ tranh cổ động’ hướng tới ngày thành lập Đoàn, Q thấy được bức tranh của H để trên bàn liền gọi M lại xem. M lấy điện thoại ra chụp và lưu lại. Sau đó M đem bức ảnh đó bán lại cho K. K đề tên mình lên bức tranh và nộp sản phẩm dự thi. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân ?

A. Q và M.

B. M và K.

C. Q và K

D. Q và K

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không qui định về nghĩa vụ công dân ?

A. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của công dân.

C. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

D. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

Câu 20. Khi gặp trường hợp nào dưới đây công dân có quyền tố cáo ?

A. Phát hiện ổ mại dâm trá hình.

B. Nhận được quyết định kỷ luật của Thủ trưởng cơ quan công tác.

C. Bị Công an giao thông xử phạt quá mức.

D. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan Thuế.

Câu 21. Một trong những nguyên tắc của chính sách đối ngoại nước ta là

A. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

B. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại

C. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi.

D. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 22. Nhận được tin báo nhà anh H có dấu hiệu tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Anh D trưởng Công an xã đã yêu cầu anh T là công an viên và anh G trưởng thôn đến nhà anh H để xác minh. Anh H đã ngăn cản không cho vào nhà và có những lời lẽ xúc phạm đến anh T và anh G. Thấy vậy, ông B hàng xóm nhà H đã cùng với anh T và anh G bắt trói anh H và giải về ủy ban xã giam giữ hai ngày. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân ?

A. Anh H, ông B.

B. Anh T, anh G.

C. Ông B, anh T, anh G.

D. Anh T, anh H, anh G.

Câu 23. Công an có quyền ập vào bắt giữ người vi phạm pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ nhà và lệnh bắt, giữ người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Phát hiện nghi phạm của một vụ án tham nhũng đang ở nhà anh K.

B. Phát hiện thấy một số người tụ tập để chuẩn bị đánh bạc trong nhà bà T.

C. Phát hiện một người đang bị truy nã tại nhà ông A.

D. Phát hiện một số người đang có hành vi mua bán dâm tại nhà nghỉ Y.

Câu 24. Tòa án nhân dân tỉnh A mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn văn N 14 năm tù giam về các tội ‘cướp tài sản’ và ‘ cố ý gây thương tích’. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước

A. thể hiện quyền lực.

B. quản lý xã hội.

C. quản lý công dân.

D. trừng phạt người phạm tội.

Câu 25. Sau khi tốt nghiệp THPT, vì hoàn cảnh khó khăn anh K phải dừng việc học để đi làm kiếm sống. Sau khi ổn định, anh lại làm hồ sơ thi vào trường Đại học Kiến trúc để thỏa mãn niềm đam mê học tập của mình. Anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây ?

A. Bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Học không hạn chế.

C. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.

D. Tự do chọn trường.

Câu 26. N (21 tuổi) dự định sẽ mở một quán trà sữa ở gần nhà, do đó N tìm hiểu thêm một số qui định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh. Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào ?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 27. H đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình, sau đó được một Công ty sản xuất phim mua bản quyền để chuyển thể thành phim. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào của công dân ?

A. Quyền sáng tạo của công dân, sáng tạo ra tác phẩm văn học và đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của mình.

B. Quyền được học tập của công dân, sáng tạo ra tác phẩm văn học và đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của mình.

C. Quyền được phát triển của công dân, sáng tạo ra tác phẩm văn học và đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của mình.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

Câu 28. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là

A. văn bản áp dụng pháp luật.

B. văn bản qui định pháp luật.

C. văn bản qui phạm pháp luật.

D. văn bản thực hiện pháp luật.

Câu 29. Bà A cho ông B cạnh nhà vay số tiền 250 triệu đồng, ông B đã viết giấy vay tiền và ghi rõ thời gian trả. Đến thời hạn trả tiền, bà A đã nhiều lần đến đòi nhưng ông B không chịu trả lại tiền cho bà A. Trong trường hợp này, bà A cần phải làm gì ?

A. Nhờ công an giải quyết.

B. Làm đơn khởi kiện ông B lên Tòa án nhân dân quận để đòi lại tiền.

C. Thuê người đến tìm ông B để đòi nợ giúp mình.

D. Nhờ Ủy ban nhân dân phường giải quyết.

Câu 30. Trong quá trình thực hiện chủ trương của nhà nước về giải phóng mặt bằng. Anh T phát hiện cán bộ đền bù địa phương là chị H có dấu hiệu thông đồng cùng ông A trưởng thôn cố tình làm giả, làm sai sổ sách để ăn chênh lệch tiền đền bù của gia đình anh và một số gia đình khác của thôn với số tiền gần 1 tỉ đồng. Anh T đã kể chuyện này với anh B. Anh B đã cùng với bạn mình là S đến nhà ông A để đòi lại tiền. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo ?

A. Ông A, chị H

B. Anh B, anh S.

C. Anh T, anh B, Anh S.

D. Anh T, Ông A, chị H

Câu 31. Sự tự do sáng tạo và phổ biến các công trình khoa học có giá trị của công dân luôn được pháp luật nước ta

A. khuyến khích.

B. bảo vệ.

C. khẳng định.

D. thừa nhận.

Câu 32. Để đảm bảo cho mọi công dân về bình đẳng về trách nhiệm pháp lý, Nhà nước phải không ngừng

A. thay đổi toàn bộ hệ thống pháp luật.

B. ban hành và đưa nhiều bộ luật mới vào áp dụng.

C. đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

D. xây dựng lực lượng công an hùng hậu.

Câu 33. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của

A. tòa án.

B. công an.

C. ủy ban nhân dân.

D. hội đồng nhân dân.

Câu 34. Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về

A. tiềm năng lao động.

B. tư liệu sản xuất.

C. chế độ lao động.

D. quản lý dân chủ.

Câu 35. Mục tiêu và phương hướng nào dưới đây không phải là mục tiêu phương hướng của chính sách dân số ?

A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở.

B. Nâng cao hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản.

C. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng nhằm phổ biến các chủ trương biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người lao động.

Câu 36. Nhà nước tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, đoàn thể và nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (1992). Điều này thể hiện quyền cơ bản nào của công dân ?

A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

B. Quyền biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu ý dân.

C. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

D. Quyền ứng cử, bầu cử của công dân.

Câu 37. Việc Nhà nước có các chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các

A. công dân.

B. giới tính.

C. vùng miền.

D. dân tộc.

Câu 38. Ai có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức ?

A. Cá nhân.

B. Tổ chức.

C. Công chức Nhà nước.

D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Câu 39. Tăng trưởng liên tục là tiêu chí đặt ra cho lĩnh vực nào trong việc hướng tới một đất nước phát triển bền vững ?

A. Kinh tế.

B. Văn hóa và xã hội.

C. Quốc phòng và an ninh.

D. Môi trường.

Câu 40. Hành vi nào sau đây xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe người khác ?

A. Y tá phát nhầm thuốc cho bệnh nhân khiến bệnh nhân chết.

B. Điều khiển xe máy lưu thông khi đang có biểu hiện say rượu.

C. Bác sỹ yêu cầu bệnh nhân A uống một loại thuốc mà bệnh nhân A không thích.

D. Bán một số thực phẩm chức năng không kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ.

Câu 41. Được chị M thông tin về việc anh A nhờ anh B hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền nhãn hiệu hàng hóa K, anh G đã đề nghị anh B bí mật sao chép lại mẫu nhãn hiệu hàng hóa trên rồi cùng mang bán cho anh V. Sau đó, anh V đã đem mẫu thiết kế này để tham dự cuộc thi thiết kế logo nhãn hàng tại Công ty X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân ?

A. Anh A, anh B, chị M.

B. Anh G, anh B, anh V.

C. Anh A, anh B, anh V.

D. Chị M, anh G, anh V.

Câu 42. Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong tư liệu lao động là

A. công cụ sản xuất.

B. hệ thống bình chứa.

C. kết cấu hạ tầng.

D. nguồn lực tự nhiên.

Câu 43. Do nghi ngờ bà A tung tin xấu để hạ thấp uy tín, gây ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia đình mình, bà T đã thuê S bôi nhọ danh dự bà A lên mạng xã hội. Con trai bà T đã cùng với bạn của mình là B và C xông đến nhà bà A đập phá đồ đạc. Chồng bà A và anh M con trai bà A vì muốn bảo vệ cho gia đình nên đã tìm đánh bà T, hậu quả bà T bị thương tật 20%. Những ai vi phạm nội dung quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân.

A. Con trai bà T, B , C

B. Bà T, S

C. Chồng bà A, anh M.

D. Bà A, chồng bà A.

Câu 44. Nước thải chưa được xử lý của nhà máy G đã được xả thẳng ra khu dân cư xung quanh. Trong trường hợp này, nhà máy G đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào ?

A. Công nghiệp.

B. Sản xuất, kinh doanh.

C. Dịch vụ.

D. Lao động.

Câu 45. Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng giữa các

A. dân cư.

B. dân tộc.

C. địa phương.

D. vùng miền.

Câu 46. Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về

A. thành phần kinh tế.

B. tư liệu sản xuất.

C. quản lý kinh tế.

D. quan hệ lao động

Câu 47. Dù đã 63 tuổi, cụ Lê Phước Thiệt ở Quảng nam vẫn đang theo học Cao học ngành quản trị kinh doanh tại trường Đại học Duy Tân (Đà nẵng) để nối lại con đường học tập đang dang dở trước đây của mình. Cụ Thiệt đã thực hiện quyền nào dưới đây ?

A. Bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Tự do lựa chọn hình thức học tập.

C. Học không hạn chế.

D. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.

Câu 48. Hiến pháp nước ta qui định mọi công dân đều bình đẳng trước

A. nhà nước.

B. xã hội.

C. cộng đồng.

D. pháp luật.

Câu 49. D và H cùng ăn uống trong nhà hàng, mặc dù không biết uống rượu nhưng do H mời nhiệt tình và cũng vì nể bạn nên D đã uống say. Vì uống say nên khi đứng dậy để ra về D đã va chân vào bàn bên cạnh làm cho nồi lẩu đang sôi đổ xuống khiến hai người khách đang ngồi ăn bị bỏng nặng. Trong trường hợp này, ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hai vị khách ?

A. D sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

B. Cả H và D đều phải chịu trách nhiệm bồi thường.

C. D không phải bồi thường vì D đang say rượu.

D. H phải bồi thường vì đã mời D uống say.

Câu 50. Nội dung nào dưới đây không qui định về quyền của công dân ?

A. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

B. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

C. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

D. Mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Câu 51. Với mô hình ‘ Máy thu và xử lý bão trong lòng đất, hai cô bé 10 tuổi Đinh Quỳnh Ngân và Đinh Thị Nguyệt Minh, lớp 5 ở Ninh Bình đã đạt giải nhất cuộc thi ‘ý tưởng trẻ thơ’ năm học 2015 – 2016 do Bộ GD- ĐT tổ chức với phần thưởng 20 triệu đồng. Việc tham gia cuộc thi trên bé Ngân và Minh đã thực hiện quyền gì dưới đây ?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền sở hữu.

C. Quyền học tập.

D. Quyền được phát triển.

Câu 52. Nhận được tin báo nhà hàng ăn uống do bà A làm chủ có dấu hiệu vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, ông B và chị C đại diện cho cơ quan chức năng xuống kiểm tra lập biên bản. Anh H bảo vệ nhà hàng thấy giữa bà A và chị C có dấu hiệu đưa và nhận hội lộ. Anh H đem chuyện này đi kể với chị N. Chị N đem chuyện anh H kể cho mình nghe nói lại với bà A, bà A lập tức đuổi việc anh H. Những ai dưới đây cần bị tố cáo ?

A. . Bà A, chị C.

B. A. Bà A, ông B, chị C.

C. D. Ông B, chị C.

D. B. Anh H ,chị N.

Câu 53. Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua

A. thỏa ước lao động.

B. đàm phán.

C. hợp đồng lao động.

D. thỏa thuận.

Câu 54. Anh A và chị B yêu nhau nhưng bố chị B không đồng ý và cản trở vì hai người không cùng tôn giáo với nhau. Hành vi của bố chị B là biểu hiện phân biệt đối xử vì lý do

A. tôn giáo.

B. dân tộc.

C. phong tục.

D. lễ nghi.

Câu 55. Vì gia đình khó khăn nên chị L không có điều kiện học tiếp Đại học. Sau mấy năm, chị L vừa may mặc ở nhà vừa theo học Đại học hệ vừa học vừa làm vào buổi tối để thỏa mãn niềm đam mê học tập. Chị L đã thực hiện quyền nào dưới đây ?

A. Lao động thường xuyên.

B. Bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Học bất cứ ngành nghề nào.

D. Học thường xuyên.

Câu 56. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của công dân ?

A. Nếu không theo tôn giáo này thì phải theo một tôn giáo khác.

B. Không được từ bỏ tôn giáo mà mình đã theo.

C. Đã từng theo một tôn giáo nào đó thì không được theo tôn giáo khác.

D. Có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Câu 57. Nội dung nào sau đây không phải là kết quả của việc giải quyết khiếu nại ?

A. Bồi thường thiệt hại cho người khiếu nại.

B. Xem xét vấn đề khiếu nại theo thẩm quyền.

C. Chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại.

D. Quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính.

Câu 58. Tòa án nhân dân tỉnh C mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo D (nguyên chủ tịch huyện H) vì điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông làm chết một người. Tòa án nhân dân Tỉnh C tuyên phạt bị cáo D mức án 3 năm tù, đồng thời khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại gia đình người thiệt mạng số tiền 400 triệu đồng. Trong trường hợp này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lý.

B. nghĩa vụ pháp lý.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. thực hiện pháp luật.

Câu 59. Hiện nay đối với việc bảo vệ môi trường, ngoài việc khắc phục ô nhiễm và suy thoái, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề nào ?

A. Ngăn chặn tốc độ suy thoái.

B. Tăng cường tốc độ khai thác.

C. Cải thiện chất lượng môi trường.

D. Đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền.

Câu 60. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu phương hướng của chính sách dân số nước ta ?

A. Tăng cường công tác quản lý làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở.

B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người lao động.

C. Nâng cao hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, binh đẳng giới.

D. Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước để làm tốt công tác dân số.

Câu 61. Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, Công ty S đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của Công ty S hướng đến

A. bảo vệ môi trường.

B. xóa đói giảm nghèo.

C. chăm sóc sức khỏe nhân dân.

D. phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 62. Chị Y đã tự do lựa chọn ngành, nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình và tổ chức việc kinh doanh theo đúng pháp luật. Trong trường hợp này, chị Y đã

A. áp dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Câu 63. Công ty A và Công ty B ký hợp đồng mua bán sữa bột. Công ty A đã chuyển hàng cho Công ty B theo đúng số lượng, chủng loại, chất lượng đã ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, đã quá thời hạn thanh toán 2 tháng mà Công ty B vẫn chưa trả tiền mua hàng cho Công ty A như thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, Công ty B đã có hành vi vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỷ luật.

Câu 64. Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

A. tính qui phạm pháp luật, tính quyền lực bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. tính qui phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. tính qui phạm phổ biến, tính quyền lực rộng rãi, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. tính qui phạm pháp luật, tính quyền lực bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt bố cục.

Câu 65. Chị Q và chị T cùng nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thuốc tân dược. Do quen biết trước với chị T nên ông V lãnh đạo cơ quan chức năng đã chỉ đạo nhân viên dưới quyền của mình là anh K hủy hồ sơ của chị Q. Thấy hồ sơ mình đầy đủ văn bằng theo qui định thì bị loại còn chị T thiếu văn bằng chuyên ngành mà vẫn được cấp phép kinh doanh chị Q đã bàn với anh N, anh H cùng nhau tung tin đồn về việc chị T kinh doanh hàng tân dược không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh ?

A. Chị Q, ông V, anh K.

B. Chị Q, anh H, anh N.

C. Chị Q, chị T, ông V.

D. Ông V, anh K chị T.

Câu 66. Trong một số trường hợp cần thiết bắt người thì những cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành bắt người theo đúng

A. hướng dẫn của cấp trên.

B. mệnh lệnh của cấp trên.

C. trình tự và thủ tục do pháp luật qui định.

D. qui trình và hướng dẫn của cơ quan điều tra.

Câu 67. Qui luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua

A. giá trị trên thị trường.

B. biến động giá cả.

C. số lượng hàng hóa.

D. giá cả trên thị trường.

Câu 68. Anh T là Cảnh sát khu vực đang tuần tra cùng đồng đội thì phát hiện trong nhà ông Y có một nhóm người đang đánh bài với số tiền thắng thua mỗi ván lên đến vài ba triệu đồng. Trong trường hợp này, anh T cùng đồng đội của mình cần phải làm như thế nào cho đúng với qui định của pháp luật ?

A. Về lại cơ quan báo cáo xin lệnh khám nhà ông Y và lệnh bắt nhóm đánh bạc.

B. Xin phép ông Y cho vào nhà để cảnh cáo nhóm đánh bạc, yêu cầu nhóm này không được phép tái phạm.

C. Ập vào nhà ông Y bắt, giữ nhóm người đánh bạc và thu giữ tiền, hiện vật dùng đánh bạc.

D. Ập vào nhà ông Y thu giữ tiền, hiện vật dùng đánh bạc nhưng không bắt người đánh bạc.

Câu 69. Một trong những nhiệm vụ của khoa học công nghệ nước ta là

A. giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

B. đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.

C. tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.

D. xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ.

Câu 70. Sau cuộc họp trao đổi, thảo luận, nhân dân xã P đã biểu quyết thống nhất về việc xây dựng đường liên thôn trong xã, một phần kinh phí do các hộ gia đình đóng góp. Với việc làm này, nhân dân xã P đã thực hiện quyền nào dưới đây ?

A. Giám sát các hoạt động của chính quyền.

B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Tham gia xây dựng quê hương.

Câu 71. Quyền của công dân được xác lập thông qua

A. báo, đài, các cơ quan truyền thông.

B. các qui định trong các luật và văn bản dưới luật.

C. các hoạt động trong đời sống xã hội.

D. các cơ quan, đoàn thể như Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 72. N và K đều điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ và bị Cảnh sát giao thông dừng xe để xử lý vi phạm. N đã gọi điện cho chú của mình là Phó chủ tịch quận nhờ can thiệp với cảnh sát giao thông để không bị xử lý. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết ra quyết định xử phạt hành chính đối với cả N và K. Trong trường hợp này, cách giải quyết của cảnh sát giao thông đã đảm bảo bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ của công dân.

B. nghĩa vụ pháp lý của công dân.

C. trách nhiệm của công dân.

D. trách nhiệm pháp lý của công dân.

Câu 73. Điều 58, 59 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội qui định cử tri phải tự mình đi bầu, không được bầu bằng cách gửi thư. Nếu cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ đến chỗ ở của cử tri. Qui định này nhằm đảm bảo nguyên tắc nào trong bầu cử ?

A. Phổ thông.

B. Bỏ phiếu kín.

C. Bình đẳng.

D. Trực tiếp.

Câu 74. Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức ?

A. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.

B. Các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân.

C. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

D. Tất cả các cơ quan, công chức thuộc bộ máy nhà nước.

Câu 75. Chị Y không có việc làm, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, anh H chồng chị Y đã tự ý bán mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với vợ. Trong trường hợp này, người chồng đã vi phạm quyền nào trong các quyền dưới đây ?

A. Quyền bình đẳng trong quan hệ nhân thân.

B. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.

C. Quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.

D. Quyền bình đẳng trong quan hệ tài sản.

Câu 76. Qui định tại khoản 2 Điều 20 Hiến pháp 2013 ‘Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang’ là để bảo vệ quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.

D. được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.

Câu 77. Ủy ban nhân dân phường A ban hành quyết định cưỡng chế buộc công ty X phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây ?

A. Phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.

B. Phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. Phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 78. Hết thời gian nghỉ sinh chị S lên cơ quan đi làm thì nhận được quyết định cho nghỉ việc của giám đốc Công ty với lý do trong thời gian chị S nghỉ sinh cơ quan đã tìm được người thay thế. Không đồng ý với quyết định đó của giám đốc chị thuê anh N và K đến gây rối. Ông M bảo vệ của Công ty đã bắt anh N và anh K nhốt lại chờ công an đến giải quyết. Ai đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động ?

A. Giám đốc Công ty

B. Giám đốc Công ty, bảo vệ.

C. Chị S.

D. Chị S, anh N, anh K.

Câu 79. Nghi ngờ M lấy trộm máy tính xách tay của mình, K đã tự ý xông vào nhà M để khám xét. Trong trường hợp này, K đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm

A. tài sản của công dân.

B. danh dự, nhân phẩm của công dân.

C. thân thể của công dân.

D. chỗ ở của công dân.

Câu 80. Ông B cho ông N thuê nhà để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông B đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông N không chịu trả lại nhà cho ông B. Trong trường hợp này ông B cần phải làm gì ?

A. Mời công an đến giải quyết.

B. Nhờ người khác đến đuổi ông N ra khỏi nhà của mình.

C. Thương lượng với ông N để gia hạn hợp đồng thuê nhà.

D. Làm đơn khởi kiện ông N lên Tòa án nhân nhân Huyện để đòi lại nhà.

2. Đáp án

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 B Câu 41 B
Câu 2 C Câu 42 A
Câu 3 D Câu 43 C
Câu 4 D Câu 44 B
Câu 5 B Câu 45 B
Câu 6 B Câu 46 B
Câu 7 D Câu 47 C
Câu 8 B Câu 48 D
Câu 9 C Câu 49 A
Câu 10 B Câu 50 B
Câu 11 D Câu 51 A
Câu 12 D Câu 52 A
Câu 13 C Câu 53 C
Câu 14 C Câu 54 A
Câu 15 C Câu 55 D
Câu 16 B Câu 56 D
Câu 17 A Câu 57 B
Câu 18 B Câu 58 A
Câu 19 A Câu 59 C
Câu 20 A Câu 60 B
Câu 21 C Câu 61 A
Câu 22 C Câu 62 D
Câu 23 C Câu 63 C
Câu 24 D Câu 64 B
Câu 25 B Câu 65 D
Câu 26 D Câu 66 C
Câu 27 A Câu 67 D
Câu 28 C Câu 68 C
Câu 29 B Câu 69 A
Câu 30 A Câu 70 B
Câu 31 A Câu 71 B
Câu 32 C Câu 72 D
Câu 33 A Câu 73 D
Câu 34 B Câu 74 C
Câu 35 D Câu 75 D
Câu 36 A Câu 76 A
Câu 37 D Câu 77 A
Câu 38 D Câu 78 A
Câu 39 A Câu 79 D
Câu 40 A Câu 80 D

Trên đây là nội dung Bộ 80 câu trắc nghiệm bám sát đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON