YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Văn Chấn

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Văn Chấn được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT VĂN CHẤN

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

(Thời gian làm bài: 50 phút)

Đề 1

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. có tốc độ phát triển mạnh mẽ và chiếm hơn 70% sản lượng công nghiệp thế giới.

C. bị suy giảm nghiêm trọng do phải chi phí cho sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang.

D. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn, duy nhất thế giới.

Câu 2: Từ thực tiễn phong trào yêu nước (1919 - 1925) của lực lượng tiểu tư sản, trí thức Việt Nam có thể rút ra biện pháp nào sau đây để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.

B. Bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để nhạy bén với thời cuộc.

C. Đưa đội ngũ trí thức tham gia vào các cơ quan, bộ máy của Nhà nước.

D. Quốc hội ban hành luật đầu tư cho đội ngũ trí thức được làm kinh tế.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 -1929?

A. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn tử đầu.

B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cuộc cách mạng.

C. Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.

D. Có sự liên kết chặt chẽ và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.

Câu 4: Nguyên nhân khách quan thúc đẩy kinh tế Nhật phát triển là

A. vai trò quan trọng của nhà nước có hiệu quả.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã đem lại cho Nhật nhiều nguồn lợi.

C. biết tận dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới.

D. con người Nhật Bản có ý thức vươn lên, được đào tạo trình độ cao, cần cù lao động.

Câu 5: Hiện nay Việt Nam đã hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa bằng việc trở thành thành viên của

A. WTO, APEC.        

B. UNESCO. 

C. UNICEF.  

D. NATO.

Câu 6: Sau Chiến tranh lạnh, dưới tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước ra

sức điều chỉnh chiến lược

A. lấy chính trị làm trọng tâm.          

B. lấy kinh tế làm trọng tâm.

C. lấy văn hoá, giáo dục làm trọng tâm.        

D. lấy quân sự làm trọng tâm.

Câu 7: Một kết quả to lớn của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở châu Á, châu

Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gi?

A. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực lanta.

B. Đã góp phần vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa.

C. Làm thất bại âm mưu của Mỹ trong chiến lược toàn cầu.

D. Dẫn đến thay đổi căn bản trong quan hệ Đông - Tây.

Câu 8: Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở

A. châu Á, châu Âu và Mỹ Latinh.    

B. châu Á, châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh.

C. châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.   

D. châu Á, châu Phi và châu Âu.

Câu 9: Vào thập niên 90 thế kỉ XX, Mĩ sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” ở nước ngoài nhằm mục đích

A. Làm bình phong để xâm lược các nước khác.

B. Làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

C. Làm chỗ dựa để xâm lược các nước khác.

D. Làm công cụ để thống trị các nước khác.

Câu 10: Điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (1945), Định ước

Henxinki (8 - 1975) và Hiệp ước Bali (2 - 1946) là gì?

A. Thúc đẩy nhanh việc hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục.

B. Tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho các nước đang phát triển.

C. Ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

D. Duy trì nền hòa bình và an ninh trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 11: Sự hình thành các tổ chức nào đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực hai phe, Chiến tranh

lạnh bao trùm thế giới?

A. NATO và VACSAVA.    

B. NATO và SEATO.

C. VACSAVA và SEATO.   

D. NATO và SEATO.

Câu 12: Quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ 6 nước thảnh

viên lên 10 nước không gặp phải trở ngại nào sau đây?

A. Sự đối đầu giữa ASEAN với ba nước Đông Dương.

B. Những tác động to lớn của cuộc Chiến tranh lạnh.

C. Những khác biệt về thể chế chính trị giữa các nước.

D. Thời gian giành được độc lập ở các nước khác biệt.

Câu 13: Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế (1945 - 1950), nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là

A. phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước châu Âu.

B. hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp ở vùng nông thôn.

C. mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á.

D. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Câu 14: Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy kinh tế các nước Tây Âu phát triển lả

A. nhà nước đóng vai trò lớn trong việc quản lý, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

B. áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất.

C. tận dụng các cơ hội bên ngoài để phát triển kinh tế.

D. sự nỗ lực bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân trong nước và nước ngoài.

Câu 15: Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm tương đồng của trật tự thế giới theo hệ thống

Vécxai - Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực lanta?

A. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cũng thể chế chính trị.

C. Đều có sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau.

D. Quan hệ quốc tế thường bị chi phối bởi các cường quốc.

Câu 16: Bảo “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam?

A. Đông Dương Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. An Nam Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng

Câu 17: Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực”, “hai pheº nguyên tắc hoạt động nào

được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn trong Hội đồng Bảo an.

C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc.

D. Các thành viên không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

Câu 18: Một yếu tố tác động đến sự xuất hiện xu thể hòa hoãn Đông - Tây trong quan hệ quốc tế từ

đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

A. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Nhu cầu hợp tác giữa Liên Xô với các trung tâm kinh tế - tài chính lớn.

C. Những vấn đề tồn tại giữa hai nhà nước Đức từng bước được giải quyết.

D. Nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có tính chu kì.

Câu 19: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?

A. Đưa Trung Quốc trở thành một nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á.

B. Lật đổ chế độ phong kiến và đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

C. Đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Trung Quốc hoàn thành triệt để.

D. Hoàn thành xong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau nhiều thập kỉ.

Câu 20: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nhận định: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,

phong trào công nhân Việt Nam có đầy đủ các điều kiện của một phong trào tự giác?

A. Phong trào công nhân đã có một tổ chức lãnh đạo, thống nhất.

B. Đảng ra đời gắn với phong trào công nhân, phong trào yêu nước.

C. Phong trào công nhân không thể tách rời phong trào yêu nước.

D. Sự ra đời của Đảng quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng.

Câu 21: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) đã làm sâu sắc thêm

mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam. Đó là mâu thuẫn giữa

A. giai cấp vô sản với tư sản phản cách mạng.          

B. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

C. giai cấp vô sản với bọn phản động Pháp. 

D. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ.

Câu 22: Nhận định nào dưới đây về Nhật Bản là không đúng?

A. Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

B. Một nước có công nghệ sản xuất xe hơi phát triển mạnh.

C. Một cường quốc hạt nhân.

D. Một trong những nước có ngành khoa học vũ trụ phát triển.

Câu 23: Khuynh hướng cách mạng vô sản đã thắng thể trong phong trào cách mạng ở Việt Nam

vào năm 1930, vì

A. đáp ứng được mọi nguyện vọng của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

B. khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời nên phải nhường chỗ.

C. giải quyết trực tiếp mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội ở thuộc địa.

D. đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu lịch sử.

Câu 24: Vào tháng 3/1921, Lênin đã đề xướng thực hiện chính sách gì để cứu vãn tình hình nước Nga?

A. Tập thể hóa nông nghiệp.  

B. Cộng sản thời chiến.

C. Kinh tế mới.          

D. Sắc lệnh ruộng đất.

Câu 25: Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là

A. Campuchia, Malaixia, Brunây.     

B. Miến Điện, Việt Nam, Philippin.

C. Inđônêxia, Singapo, Malaixia.      

D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

Câu 26: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành

cuộc cách mạng nào dưới đây?

A. Cách mạng chất xám.        

B. Cách mạng xanh.

C. Cách mạng công nghệ.      

D. Cách mạng công nghiệp,

Câu 27: Tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức chính trị nào vào tháng 6/1925?

A. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. Hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 28: Trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và

Tây đạt được sự tăng trưởng nhanh chủ yếu một phần là do

A. phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, dân dụng.

B. vai trò quản lý và điều tiết của bộ máy nhà nước.

C. chi phí quốc phòng luôn thấp (chỉ từ 1% đến 5% GDP).

D. lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 29: Nhận định nào sau đây phản ánh quan hệ giữa Mỹ - Liên Xô (1945 - 1991) là không chính xác?

A. Hai bên có nhiều cuộc tiếp xúc từ đầu những năm 70.

B. Từ đối đầu đến hòa dịu, chấm dứt Chiến tranh lạnh.

C. Hai nước không còn đủ khả năng chạy đua vũ trang.

D. Hai bên luôn trong tình trạng bất đồng, căng thẳng.

Câu 30: Nhận xét nào dưới đây về phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân

Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1873 là không đúng?

A. Bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục kháng chiến chống Pháp.

B. Chủ động đứng lên chống Pháp với tinh thần dũng cảm, hình thức sáng tạo.

C. Ngay từ đầu, đã sát cánh với triều đình chống thực dân Pháp xâm lược.

D. Phong trào kháng chiến tuy lúc đầu diễn ra sôi nổi nhưng ngày càng lắng xuống.

Câu 31: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì lí do nào sau đây?

A. Chịu tác động bởi cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

B. Muốn xây dựng một mô hình nhà nước có bản sắc ở châu Âu.

C. Bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản.

D. Trình độ kinh tế của các nước châu Âu đang phát triển mạnh.

Câu 32: Nội dung nào sau đây là yếu tố quyết định hàng đầu để Việt Nam thích nghi và tham gia xu

thể toàn cầu hóa thành công?

A. Ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật.

B. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

C. Đẩy mạnh việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. Chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.

Câu 33: Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp dẫn đến sự ra đời của những giai cấp mới nào?

A. Tư sản, tiểu tư sản. B. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản.

C. Nông dân, công nhân, địa chủ phong kiến.           

D. Nông dân, công nhân, tư sản.

Câu 34: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến

tranh thể giới thứ hai đều

A. góp phần làm sụp đổ hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.

B. nhận được sự ủng hộ, cổ vũ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc.

C. xóa bỏ được chế độ phân biệt chủng tộc và “sâu sau” của Mĩ.

D. trực tiếp góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Câu 35: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống

thuộc địa của nó ở châu Phi?

A. Năm 1994, Nen-xơn Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.

B. Năm 1960, được ghi nhận là "Năm châu Phi".

C. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggola.

D. Năm 1962, Angiêri giành được độc lập.

Câu 36: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc lá

A. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

B. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.

C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.         

D. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.

Câu 37: Một đặc điểm nổi bật của lực lượng tiểu tư sản, trí thức trong phong trào yêu nước (1919- 1925) của Việt Nam là gì?

A. Nguồn gốc xuất thân từ nông dân nên có tinh thần yêu nước và cách mạng triệt để.

B. Hoạch định được con đường cứu nước mới theo khuynh hưởng cách mạng vô sản.

C. Luôn nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp thu và tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ.

D. Biết cách tập hợp lực lượng toàn dân tộc tham gia vào tổ chức tiền thân của Đảng.

Câu 38: Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là

A. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. gửi yêu sách đến hội nghị Vec-xai.

C. đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.

D. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 39: Trật tự hai cực lanta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng

đầu của hai cường quốc nào?

A. Liên Xô và Pháp.  

B. Liên Xô và Mĩ.      

C. Nga và Mĩ.

D. Mĩ và Anh.

Câu 40: Một trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á tử nửa sau thế kỉ XX là

A. Hàn Quốc. 

B. Nhật Bản.  

C. Trung Quốc.          

D. Thái Lan.

ĐÁP ÁN

1D

2B

3D

4C

5A

6B

7A

8C

9B

10C

11A

12C

13D

14B

15D

16A

17B

18C

19A

20A

21B

22C

23D

24C

25D

26B

27C

28B

29C

30C

31C

32D

33A

34D

35C

36C

37C

38C

39B

40A

Đề 2

Câu 1: Cho biết đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919-1924?

A. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi chính trị và kinh tế có ý thức .

B. Phong trào thể hiện ý thức về quyền lợi kinh tế.

C. Phong trào thể hiện ý thức chính trị.

D. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nên còn mang tính tự phát.

Câu 2: Hậu quả lớn nhất về kinh tế do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối với nước ta là

A. ngân sách Đông Dương ngày càng cạn kiệt.

B. kinh tế Việt Nam suy sụp, khủng hoảng.

C. các ngành, các vùng kinh tế phát triển không đều.

D. Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.

Câu 3: Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học cơ bản nào từ sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX để vận dụng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Phải đề ra được phương pháp đấu tranh đúng đắn.

B. Phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

C. Phải không ngừng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

D. Phải chú trọng đoàn kết toàn đảng, toàn dân.

Câu 4: Chiến thắng Xta-lin-grát (11/1942 đến 2/1943) đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai vì bắt đầu từ đây,

A. khối Đồng minh chống phát xít hình thành.

B. Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt.

C. chủ nghĩa phát xít Italia và Nhật Bản bị sụp đổ.

D. quân Đức liên tiếp thất bại trên các chiến trường.

Câu 5: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết đã tác động đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam như thế nào?

A. Mĩ bị suy giảm thế lực trên trường quốc tế nên không giám tham chiến.

B. Tạo thời cơ thuận lợi để ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

C. Gây rối loạn trong hàng ngũ kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi cho ta.

D. Mĩ càng hung hăng, hiếu chiến, gây khó khăn cho cách mạng miền Nam.

Câu 6: Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) cho thấy nghệ thuật quân sự của Việt Nam đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa

A. con người và vũ khí, chính trị và kĩ thuật, coi vũ khí – kĩ thuật là nhân tố quyết định hàng đầu.

B. con người và vũ khí, chính trị và kĩ thuật, coi nhân tố con người và chính trị là quyết định.

C. nhân tố con người với vũ khí kĩ thuật, coi vũ khí - kĩ thuật là nhân tố quyết định hàng đầu.

D. chính trị và kĩ thuật – vũ khí trên cơ sở lấy kĩ thuật làm gốc, chính trị là quan trọng.

Câu 7: Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là

A. phong trào chống Nhật cứu nước.

B. cao trào kháng Pháp và Nhật.

C. cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.  

D. cao trào kháng Nhật cứu nước.

Câu 8: Vị trí của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) là

A. chiến dịch phản công đầu tiên của quân và dân ta.

B. chiến dịch phòng ngự quy mô lớn nhất của quân và dân ta.

C. chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của quân và dân ta.

D. chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất của quân và dân ta.

Câu 9: Ý nào dưới đây không phản ánh tính hai mặt bên trong mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay?

A. Cạnh tranh và hợp tác.      

B. Song phương và đa phương.

C. Tiếp xúc và kiềm chế.       

D. Mâu thuẫn và hài hòa.

Câu 10: Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã

A. chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

B. họp Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.

C. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.

D. quyết định phát động toàn dân xoá nạn mù chữ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

D

11

D

21

A

31

D

2

D

12

A

22

B

32

C

3

D

13

D

23

A

33

A

4

B

14

A

24

B

34

B

5

B

15

A

25

C

35

D

6

B

16

C

26

C

36

B

7

D

17

A

27

D

37

C

8

C

18

A

28

D

38

C

9

B

19

C

29

B

39

C

10

C

20

A

30

C

40

B

Đề 3

Câu 1: Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

A. thành lập được chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

B. Đảng rút ra nhiều bài học quý báu trong lãnh đạo cách mạng.

kC. hình thành khối liên minh công nông.

D. quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu .

Câu 2: Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là

A. hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.

B. quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.

C. lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

D. đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thuộc chính sách về kinh tế của chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh?

A. Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối.

B. Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo.

C. Xóa nợ cho người nghèo, chú trọng đắp đê phòng lụt.

D. Tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc chia cho dân cày nghèo.

Câu 4: Phương pháp đấu tranh được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 – 1939 là kết hợp đấu tranh

A. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

B. bí mật và bất hợp pháp.

C. chính trị với đấu tranh vũ trang.

D. công khai và hợp pháp.

Câu 5: Vì sao việc thực hiện chính sách kinh tế mới lại bắt đầu từ nông nghiệp ?

A. Vì chính sách trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình

B. Vì các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của đất nước.

C. Vì nông nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong xã hội

D. Vì nông dân chiếm tuyệt đối trong xã hội.

Câu 6: “Hỡi quốc dân đồng bào !..Phát xít Nhật đã đầu hàng Đống minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục ...”. Câu nói đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Thời cơ chủ quan thuận lợi           

B. Thời cơ khách quan thuận lợi .

C. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.           

D. Cách mạng tháng Tám đã thành công.

Câu 7: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 đến nay là

A. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

B. giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

C. dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

D. giải phóng dân tộc, giải phóng tất cả các giai cấp khỏi thân phận nô lệ.

Câu 8: Bản chất của chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven của Mĩ đưa ra là gì ?

A. Thực hiện đạo luật phục hưng công nghiệp.

B. Sử dụng vai trò tích cực của Nhà nước giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.

C. Hệ thống chính sách, biện pháp đưa nước Mĩ thoát ra khủng hoảng.

D. Giải quyết được nạn thất nghiệp.

Câu 9: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) là gì?

A. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau.

B. Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.

C. Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp vô sản.

D. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 10: Nguyên nhân khách quan nào đã tạo điều kiện cho các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập năm 1945?

A. phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

B. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở Inđônêxia.

D. thực dân Pháp bị Nhật đảo chính mất quyền thống trị ở Đông Dương.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

C

11

C

21

B

31

C

2

D

12

A

22

C

32

D

3

D

13

C

23

D

33

B

4

A

14

D

24

C

34

B

5

A

15

D

25

B

35

D

6

B

16

A

26

B

36

D

7

A

17

A

27

B

37

A

8

B

18

C

28

B

38

D

9

C

19

A

29

C

39

C

10

B

20

D

30

A

40

A

Đề 4

Câu 1: Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là:

A. Thực dân Pháp và tay sai    

B. Thực dân Pháp

C. Thực dân Pháp và Phát xít Nhật.    

D. Phát xít Nhật

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi bị xóa bỏ hoàn toàn? A. Nhân dân Nam Phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang.

B. Thực dân Anh rút khỏi Nam Phi.

C. Nenxơn Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên.

D. 17 nước châu Phi giành độc lập.

Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào khiến Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mỹ?

A. Để tiếp tục nhận viện trợ của Mỹ.  

B. Tiếp tục giảm chi phí quốc phòng.

C. Bảo đảm lợi ích quốc gia của Nhật Bản.     

D. Giúp Mỹ thực hiện Chiến lược toàn cầu.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973? A. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.

B. Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân đội về nước.

C. Miền Bắc được giải phóng, tạo thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam.

D. Với hiệp định Pari, ta đã đánh cho Mĩ cút, tạo thời cơ tiến lên đánh cho Ngụy nhào.

Câu 5: Hiệp ước Bali (1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN vì đã xác định được A. Nhiệm vụ cơ bản của các nước ASEAN.

B. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.

C. Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.

D. Vai trò của tổ chức ASEAN.

Câu 6: Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam?

A. Khả năng chi viện của Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.

B. Mỹ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

C. Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ đã rút khỏi Miền Nam.

D. Sau hiệp định Pari, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta.

Câu 7: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã làm được nhiệm vụ gì?

A. Lật độ chế độ chuyên chế Nga hoàng

B. Đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc

C. Giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp.

D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc

Câu 8: Trong giai đoạn 1919 – 1925, sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt

Nam?

A. Nhóm Cộng Sản Đoàn được lập ra.

B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập.

C. Thành lập Công hội (bí mật)           

D. Bãi công của công nhân Ba Son.

Câu 9: Tháng 12/1950, Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” nhằm mục đích A. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.          

B. Kéo dài cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

C. Tham chiến trực tiếp với Pháp ở Đông Dương.      

D. Hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương.

Câu 10: Hội nghị lần thứ 15 ban chấp hành Trung Ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường

A. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và ngoại giao.

B. Đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

C. Đấu tranh đòi Mĩ – Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ.

D. Sử dụng bạo lực cách mạng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-C

4-C

5-C

6-D

7-A

8-D

9-A

10-B

11-B

12-C

13-A

14-A

15-B

16-C

17-A

18-B

19-B

20-B

21-D

22-D

23-D

24-D

25-B

26-A

27-B

28-C

29-B

30-D

31-A

32-D

33-A

34-C

35-C

36-D

37-C

38-A

39-B

40-A

Đề 5

Câu 1: Để khôi phục kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê vích (Nga) đã quyết định thực hiện 

A. Chính sách Cộng sản thời chiến.            

B. Sắc lệnh ruộng đất.

C. Chính sách mới.              

D. Chính sách kinh tế mới (NEP).

Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1963) với chiến tranh “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam về 

A. kết quả.               

B. phương tiện chiến tranh.

C. cố vấn lãnh đạo.              

D. lực lượng chủ yếu.

Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ được đặt dưới sự lãnh đạo của 

A. Đảng Quốc đại.               

B. Đảng Dân tộc.

C. Đảng Cộng sản.              

D. Đảng Cộng hòa.

Câu 4: Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Việt Nam được coi là cuộc tập được lần thứ nhất của Đảng và quần chủng cho Cách mạng tháng Tám (1945)? 

A. Phong trào cách mạng 1930-1931. 

B. Phong trào dân chủ 1936-1939.

C. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

D. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925.

Câu 5: Các thế lực ngoại xâm có mặt ở Việt Nam từ tháng 9/1940 đến trước 2/9/1945 là 

A. Anh, Pháp.          

B. Pháp, Mĩ.   

C. Nhật Bản, Anh.     

D. Pháp, Nhật Bản.

Câu 6:Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhận nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!”. Đoạn trích trên đã phản ánh tính chất gì của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1946-1954)? 

A. Nhân dân.            

B. Toàn diện. 

C. Chính nghĩa.          

D. Trưởng kỳ.

Câu 7: Trong phong trào cách mạng 1930-1931, Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã 

A. xóa bỏ các tệ nạn xã hội. 

B. để ra đề cương văn hóa Việt Nam.

C. xây dựng hệ thống trường học các cấp.

D. thực hiện cải cách giáo dục. 

Câu 8: Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là 

A. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.    

B. tư sản, nông dân và địa chủ.

C. nông dân, địa chủ, công nhân.    

D. công nhân, tiểu tư sản, địa chủ.

Câu 9: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục quan hệ với các nước

A. châu Á.    

B. châu Âu.    

C. châu Phi.   

D. châu Mĩ.

Câu 10: Trong những năm 1969-1973, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? 

A. Chiến tranh đơn phương.            

B. Việt Nam hóa chiến tranh.

C. Chiến tranh cục bộ.         

D. Chiến tranh đặc biệt.  

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-D

2-D

3-A

4-A

5-D

6-C

7-A

8-A

9-A

10-B

11-C

12-A

13-B

14-A

15-C

16-D

17-A

18-D

19-B

20-B

21-C

22-D

23-B

24-C

25-C

26-B

27-D

28-A

29-C

30-D

31-D

32-B

33-A

34-C

35-C

36-D

37-B

38-B

39-C

40-B

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Văn Chấn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON