YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lương Thế Vinh có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lương Thế Vinh có đáp án đầy đủ được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Các đề thi trong tài liệu bao gồm cả những câu hỏi cơ bản và nâng cao, hỗ trợ các em lớp 12 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN ĐỊA LÍ 9

Thời gian làm bài : 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển? Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo?

Câu 2. Nêu những khó khăn chính về mặt tự nhiên và giải pháp khắc phục ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 3. Em hãy trình bày tiềm năng và tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển? Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo?

* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo.

- Gần đây diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh. Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt, làm suy giảm nguồn sinh vật biển,

* Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

- Việt Nam đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển.

- Phương hướng

+ Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu, đầu tư khai thác hải sản xa bờ.

+ Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.

+ Bảo vệ rạn san hô.

+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ. 

* Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển

- Do các chất độc hại (ví dụ) từ sông ngòi đổ ra biển.

- Sự thiếu ý thức của người dân và khách du lịch biển.

- Khai thác dầu khí ảnh hưởng đến môi trường biển (ví dụ)

* Hậu quả:

- Làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển.

- Ảnh hưởng xấu đến du lịch biển.

Câu 2. Nêu những khó khăn chính về mặt tự nhiên và giải pháp khắc phục ở Đồng bằng sông Cửu Long?

* Khó khăn chính về tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn 2,5 triệu ha.

- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước ngọt, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền.

- Mùa lũ gây ngập úng diện rộng.

* Giải pháp khắc phục:

- Cải tạo đất phèn, đất mặn.

- Thoát lũ, cấp nước ngọt cho mùa khô.

- Cung sống với lũ, đắp đê bao, xây nhà vùng cao, nhà nổi.

- Khai thác lợi thế do lũ mang lại.

- Chuyển hình thức trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản, nuôi cá bè, nuôi tôm.

Câu 3. Em hãy trình bày tiềm năng và tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta?

- Dầu mỏ phân bố trong các mỏ trầm tích ở thềm lục địa trữ lượng lớn.

- Là ngành kinh tế biển mũi nhọn, có giá trị xuất khẩu cao.

- Khu công nghiệp hóa dầu Dung Quất đang hình thành.

- Công nghiệp chế biến dầu khí phục vụ cho các ngành khác (điện, phân bón,hóa học,...).

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH- ĐỀ 02

Câu 1. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở ĐBSCL? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?

Câu 2. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?

Câu 3. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp ĐNB?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở ĐBSCL? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?

* Những đặc điểm chủ yếu của dân cư, xã hội ở ĐBSCL

- Số dân của ĐBSCL: 16,7 triệu người (2002), 17,8 triệu người (2018).

- Diện tích: 39.734 Km².

- Mật độ dân số: 407 người/km² (2002), 436 người/km² (2018).

- Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng khá cao.

- Tuổi thọ trung bình là 71,1 cao hơn cả nước là 70,9.

- Là vùng cư trú của nhiều dân tộc: nguời Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa,...

- ĐBSCL có tỷ lệ hộ nghèo 10,2% so với cả nước là 13,3%.

- Tuy nhiên mặt bằng dân trí của vùng chưa cao, tỉ lệ người lớn biết chữ 88,1% (so với cả nước là 90,3%).

* Giải thích

- ĐBSCL mới được khai thác cách đây hơn ba trăm năm, ngày nay đã trở thành vùng nông nghiệp trù phú, tuy nhiên những nguồn tài nguyên chưa được khai thác còn khá phong phú.

- Người dân ở ĐBSCL có tỉ lệ người biết chữ thấp so với cả nước cho thấy trong phát triển kinh tế-xã hội thiếu lao động lành nghề và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.

- Tỉ lệ dân thành thị thấp mà đẩy mạnh việc phát triển đô thị được gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp hóa.

Câu 2. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng bao gồm các ngành kinh tế như:

+ Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản.

+ Du lịch biển đảo.

+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển.

+ GTVT biển.

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển là sự khai thác một cách đa dạng các tiềm năng phong phú của biển.

- Chỉ có khai thác tổng hợp các ngành kinh tế biển mới đem lại hiệu qủa kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển tạo ra cơ cấu kinh tế biển đa dạng, giải quyết việc làm rộng rãi, cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 3. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp ĐNB?

- Công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3%).

- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành đang trên đà phát triển: dầu khí, điện tử, công nghệ cao,…

- Trong sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT- ĐỀ 03

Câu 1. Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ bao gồm những hoạt động nào? Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các tỉnh/Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?

Câu 2. Nêu thế mạnh và hạn chế về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 3. CN chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ bao gồm những hoạt động nào? Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các tỉnh/Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?

- Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ rất đa dạng gồm những hoạt động: Thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông.

- Từ TP. HCM có thể đi đến các tỉnh/Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông như: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không,…

Câu 2. Nêu thế mạnh và hạn chế về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?

* Thuận lợi

Với diện tích tương đối rộng, địa hình bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, sự đa dạng sinh học, ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất như:

- Đất đai: diện tích gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn 2,5 triệu ha -> đất đai phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất lương thực.

- Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, trong rừng giàu nguồn lợi động thực vật.

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn mặn là địa bàn đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông vận tải đường sông.

- Vùng biển và hải đảo: Có nhiều nguồn hải sản phong phú. Biển ấm, ngư trường rộng lớn thuận lợi cho khai thác hải sản, du lịch.

* Khó khăn

- Diện tích đất phèn mặn lớn (2,5 triệu ha).

- Hàng năm lũ lụt của sông Mêcông ảnh hưởng tơí sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt.

- Mùa khô thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt vì xâm nhập mặn.

* Biện pháp khắc phục: Chủ động chung sống với lũ, khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại,…

Câu 3. CN chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?

- Thông qua chế biến góp phần làm tăng giá trị sản phẩm thủy sản, giúp cho việc sử dụng và bảo quản sản phẩm được dễ dàng.

- Góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo ra mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

- Giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động.

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác như thương mại, chăn nuôi, ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT- ĐỀ 04

Câu 1. Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi, khó khăn gì trong phát triển kinh tế?

Câu 2. Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?

Câu 3. Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ bao gồm những hoạt động nào? Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các tỉnh/Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi, khó khăn gì trong phát triển kinh tế?

* Thuận lợi:

- Đất: Là nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác; hàng năm được phù sa sông Cửu Long bồi đắp; phù sa màu mỡ.

- Khí hậu: Nóng quanh năm, ít chịu tai biến do khí hậu gây ra; thuận lợi cho việc trồng trọt, nhất là lúa.

- Sông ngòi: Có hệ thống sông Mê Kông với lượng nước dồi dào; kênh rạch chằng chịt; đó là nguồn cung cấp nước để thau chua, rửa mặn, cung cấp thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển giao thông đường thuỷ.

- Có nhiều rừng ngập mặn và rừng tràm; có nhiều loài chim, thú.

- Động vật biển: Có hàng trăm bãi cá với nhiều loại hải sản quí chiếm khoảng 54% trữ lượng cá biển của cả nước.

- Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí.

* Khó khăn:

- Đất phèn và mặn chiếm quá nửa diện tích đất (2,5 triệu ha).

- Mùa khô sâu sắc kéo dài; thêm vào đó là sự xâm nhập sâu vào đất liền của nước mặn làm cho tính chất chua mặn của đất ngày càng cao.

- Lũ hàng năm gây thiệt hại về người và của cải.

Câu 2. Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?

- Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa, cảng Sài Gòn có công suất lớn nhất nước.

- Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.

- Có nhiều ngành kinh tế phát triển như công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng,… Tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu.

- Là nơi thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất nước.

Câu 3. Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ bao gồm những hoạt động nào? Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các tỉnh/Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?

- Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ rất đa dạng gồm những hoạt động: Thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông.

- Từ TP. HCM có thể đi đến các tỉnh/Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông như: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không,…

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT- ĐỀ 05

Câu 1. Những điều kiện nào giúp ĐBSCL trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?

Câu 2. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?

Câu 3. Tại sao vùng Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh đầu tư nước ngoài?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Những điều kiện nào giúp ĐBSCL trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Đất đai: là vùng đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn 2,5 triệu ha -> đất đai phì nhiêu màu mỡ, kết hợp với địa hình thấp bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất lương thực với quy mô lớn

- Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, trong rừng giàu  nguồn lợi động thực vật

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào, thời tiết khí hậu ổn định hơn miền Bắc giúp cho ĐBSCL đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm cho năng suất cao và có thể sản xuất 3 vụ mỗi năm.

- Sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn mặn.

- Vùng biển và hải đảo: Có nhiều nguồn hải sản phong phú. Biển ấm, ngư trường rộng lớn thuận lợi cho khai thác hải sản.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân đông nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng lúa.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.

- Chính sách của nhà nước khuyến khích nhân dân sản xuất,…

Câu 2. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng bao gồm các ngành kinh tế như:

+ Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản.

+ Du lịch biển đảo.

+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển.

+ GTVT biển.

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển là sự khai thác một cách đa dạng các tiềm năng phong phú của biển.

- Chỉ có khai thác tổng hợp các ngành kinh tế biển mới đem lại hiệu qủa kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển tạo ra cơ cấu kinh tế biển đa dạng, giải quyết việc làm rộng rãi, cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 3. Tại sao vùng Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Đông Nam bộ có sức thu hút đầu tư nước ngoài vì:

- Vị trí địa lí thuận lợi: Cầu nối các vùng Tây Nguyên - Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Đông Nam Bộ có tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác.

- Là vùng phát triển năng động, có trình độ phát triển kinh tế cao vượt trội.

- Số lao động có trình độ kỹ thuật cao, nhạy bén với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Năng động với nền sản xuất hàng hóa.

- Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất - nhập khẩu.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lương Thế Vinh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF