YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 9 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 9 năm 2021-2022 do ban biên tập HỌC247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em sẽ hình dung được nội dung kiến thức trọng tâm cần ôn tập thông qua kiến thức trọng tâm và các câu hỏi luyện tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

1. Lý thuyết

1.1. Vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long

ND/Vùng

Đông Nam Bộ

ĐB sông cửu long

- Quy mô

- Vị trí giới hạn.

- Gồm 6 tỉnh

- Lược đồ H31.1+ ý nghĩa

- Gồm 13 tỉnh

- Lược đồ H35.1 + Ý nghĩa

 

- Điều kiện TN và Tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: thoải

- Khí hậu cận xích đạo

- Sông ngòi: HT S.Đồng Nai, S.bé, S.Sài gòn + Biển rộng

- Tài nguyên :Khá phong phú: đất badan, đất xám, thủy hải sản, rừng cận xích đạo, khoáng sản dầu khí.

- Địa hình: thấp bằng phẳng

- Khí hậu: cận xích đạo nóng ẩm

- Sông ngòi: Hệ thống sông Cửu Long + Kênh rạch + Biển

- Tài nguyên: Phong phú cả trên đất liền và trên biển.

 

- Dân cư xã hội

- Dân đông, lao động dồi dào, có tay nghề, năng động sáng tạo, có mức sống cao. Có nhiều di tích văn hóa, lịch sử.

- Dân cư đông, thích ứng linh hoạt với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Tình hình phát triển kinh tế

+ Công nghiệp

+ Nông nghiệp

+ Dịch vụ

* Nông nghiệp: Là vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước. Chăn nuôi theo kiểu công nghiệp.

* Công nghiệp: Tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất so cả nước: 59,3%. Cơ cấu cân đối……

* Dịch vụ: Chiếm 34,5% trong cơ cấu kinh tế vùng. 1 số chỉ tiêu dịch vụ dẫn đầu cả nước (xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và lao động trong nước).

* Nông nghiệp: Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.Đồng thời cũng là vùng phát triển mạnh về ngành thủy sản.

* Công nghiệp: Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu của vùng (20%). Thế mạnh thuộc về công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (65%) trong cơ cấu công nghiệp của vùng.

* Dịch vụ: Thế mạnh về Xuất khẩu gạo, hoa quả, vận tải thủy, du lịch sinh thái.

- Các trung tâm kinh tế

-TP HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam => Vùng kinh tế năng động nhất, chi phối các hoạt động kinh tế của cả nước.

- TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng.

1.2. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ. Tài nguyên môi trường biển - đảo

- Dựa vào Atlat địa lí VN xác định được các đảo và quần đảo lớn ở nước ta; các mỏ dầu và khí đang được khai thác; các bãi tắm và khu du lịch biển của nước ta.

- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển: Tiềm năng và thực trạng của các ngành KT biển.

- Nguyên nhân và hậu quả của việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm MT biển đảo ở nước ta.

- Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển đảo ở nước ta.

- Giải thích được một số thế mạnh về kinh tế biển đảo nước ta.

1.3. Địa lí địa phương

- Trình bày được đặc điểm dân cư: số dân, sự gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư.

- Đánh giá được thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động trong phát triển kinh tế xã hội.

-Trình bày và giải thích được những đặc điểm kinh tế của địa phương.

2. Kỹ năng

- Đọc và xử lí số liệu bảng biểu.

- Thực hiện các phép tính toán

- Vẽ biểu đồ các loại biểu đồ

- Nhận xét biểu đồ và số liệu

3. Luyện tập

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Đông Nam Bộ?

A. Giáp biển Đông, kề với 2 vùng kinh tế, giáp Campuchia.

B. Giáp biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế, giáp Lào.

C. Giáp biển Đông, kề với 2 vùng kinh tế, giáp Campuchia.

D. Giáp biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế, giáp Campuchia.

Chọn D.

Câu 2. Đông Nam Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 6.

B. 7.

C. 5.

D. 8.

Chọn A.

Câu 3. Đông Nam Bộ bao gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh nào sau đây?

A. Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

B. Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận.

C. Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.

D. Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang.

Chọn A.

Câu 4. Hai loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ?

A. Đất badan và đất feralit.

B. Đất phù sa và đất feralit.

C. Đất badan và đất xám.

D. Đát xám và đất phù sa.

Chọn C.

Câu 5.Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ?

A. Là cửa ngõ thông ra biển.

B. Giáp các vùng giàu nguyên liệu.

C. Có tiền năng lớn về đất phù sa.

D. Có địa hình tương đối bằng phẳng.

Chọn C.

Câu 6. Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là

A. tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.

B. chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển.

C. đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường.

D. ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Chọn D.

Câu 7.Công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở vùng Đông Nam Bộ thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Bình Dương.

B. Bình Phước.

C. Đồng Nai.

D. Tây Ninh.

Chọn D.

Câu 8. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào sau đây của vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với biển?

A. Bình Dương, Bình Phước.

B. TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

C. Đồng Nai, Bình Dương.

D. Tây Ninh, Đồng Nai.

Chọn B.

Câu 9. Cây công nghiệp lâu năm nào sau đây được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ?

A. Cà phê.

B. Điều.

C. Cao su.

D. Hồ tiêu.

Chọn C.

Câu 10.Biểu hiện nào không thể hiện được Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất?

A. Có GDP bình quân đầu người lớn nhất.

B. Có tổng GDP lớn nhất.

C. Có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất.

D. Có mật độ dân số lớn nhất.

Chọn D.

Câu 11. Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, ngành nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất?

A. Công nghiệp - xây dựng.

B. Nông, lâm, ngư nghiệp.

C. Dich vụ.

D. Khai thác dầu khí

Chọn A.

Câu 12. Hiện nay việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra một nhu cầu lớn về

A. nguồn năng lượng.

B. vấn đề lương thực.

C. nguồn lao động.

D. thị trường tiêu thụ.

Chọn A.

Câu 13. Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành kinh tế nào sau đây chiếm tỷ trọng nhỏ nhất?

A. Nông - lâm - ngư nghiệp.

B. Công nghiệp - xây dựng.

C. Dịch vụ.

D. Thương mại - du lịch.

Chọn A.

Câu 14. Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp Đông Nam Bộ là

A. đầu tư, phát triển công nghiệp lọc - hóa dầu.

B. tăng cường cơ sở năng lượng và thu hút đầu tư nước ngoài.

C. hiện đại hóa tam giác tăng trưởng công nghiệp.

D. phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Chọn B.

Câu 15. Các ngành công nghiệp hiện đại nào sau đây đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ?

A. Dệt-may, da-giầy, gốm sứ.

B. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

C. Dầu khí, phân bón, năng lượng.

D. Chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí.

Chọn B.

Câu 16. Mức tập trung sản xuất cây cao su cao nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Chọn A.

Câu 17. Loại hình dịch vụ nào sau đây chiếm tỷ trọng cao nhất vùng Đông Nam Bộ và cả nước?

A. Giao thông, vận tải.

B. Xuất nhập khẩu.

C. Bưu chính, viễn thông.

D. Du lịch.

Chọn B.

Câu 18. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 7.

B. 6.

C. 8.

D. 5.

Chọn A.

Câu 19. Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ không phải là

A. than đá.

B. hàng nông sản.

C. dầu thô.

D. thực phẩm chế biến.

Chọn A.

Câu 20. Giá trị xuất khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước là

A. 40 - 50%.

B. Trên 60%

C. Dưới 40% .

D. 50 - 60%.

Chọn B.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 9 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF