HỌC247 xin chia sẻ tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 9 năm 2021-2022 -Trường THCS Chu Văn An có đáp án. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN ĐỊA LÍ 9 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Phần trắc nghiệm
Câu 1:Đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất nước ta:
A. Bạch Long Vĩ B. Phú Quý
C. Lí Sơn D. Phú Quốc
Câu 2:Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:
A. Móng Cái đến Vũng Tàu
B. Móng Cái đến Hà Tiên
C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên
D. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau
Câu 3:Ở nước ta hiện nay, khai thác khí thiên nhiên chủ yếu phục vụ cho:
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Công nghiệp điện, sản xuất phân đạm.
C. Sản xuất hóa chất cơ bản, chất dẻo.
D. Sản xuất nhựa đường, cao su tổng hợp.
Câu 4:Những đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là:
A. Cô Tô, Cái Bầu, Thổ Chu
B. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc
C. Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Hòn Khoai
D. Các đảo trong vịnh Hạ Long.
Câu 5:Kinh tế biển gồm bao nhiêu ngành?
A. 3 ngành B. 4 ngành.
C. 5 ngành. D. 6 ngành.
Câu 6:Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?
A. Đà Nẵng. B. Phú Yên.
C. Ninh Thuận. D. Khánh Hoà.
Phần tự luận
Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên 4 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng giáp biển?
Câu 2:Trình bày sự phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản biển.
Câu 3:Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999-2002
Đơn vị: triệu tấn
Năm |
1999 |
2001 |
2002 |
Dầu thô khai thác |
15,2 |
16,8 |
16,9 |
Dầu thô xuất khẩu |
14,9 |
16,7 |
16,9 |
Xăng dầu nhập khẩu |
7,4 |
8,8 |
10,0 |
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu của nước ta năm 1999 và 2002.
b. Qua biểu đồ và bảng số liệu hãy rút ra nhận xét về ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí của nước ta.
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam (567 km2), nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Chọn: D.
Câu 2:
Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Chọn: B.
Câu 3:
Ở nước ta hiện nay, khai thác khí thiên nhiên phục vụ cho: Công nghiệp điện (nhiệt điện), sản xuất phân đạm.
Chọn: B.
Câu 4:
Những đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
Chọn: B.
Câu 5:
Kinh tế biển gồm 4 ngành: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, Du lịch biển – đảo, khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển.
Chọn: B.
Câu 6:
Trường Sa là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa do Việt Nam thiết lập trên cơ sở các đảo san hô nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa.
Chọn: D.
Phần tự luận
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5 và trang 26, xác định ranh giới vùng Đồng bằng sông Hồng. Kể tên các tỉnh giáp biển: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Câu 2:
* Điều kiện phát triển:
- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.
- Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
* Tình hình phát triển:
- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
* Phương hướng phát triển:
+ Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.
+ Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.
+ Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
Câu 3:
a. Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 - 2002
b. Nhận xét
Trong thời kì 1999 - 2002
+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, từ 15,2 triệu tấn (năm 1999) lên 16,9 triệu tấn (năm 2002).
+ Hầu hết dầu thô khai thác được xuất khẩu. Tỉ lệ dầu thô xuất khẩu trong sản lượng dầu thô khai thác qua các năm.
+ Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục, từ 7,4 triệu tấn (năm 1999) lên 10,0 triệu tấn (năm 2002).
→ Cho thấy ngành chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN- ĐỀ 02
Phần trắc nghiệm
Câu 1:Đảo nào sau đây không có nhiều dân sinh sống:
A. Cái Bầu B. Phú Quý
C. Bến Lạc D. Phú Quốc
Câu 2:Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển:
A. 27/63 B. 28/63
C. 27/64 D. 28/64
Câu 3:Những đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là:
A. Cô Tô, Cái Bầu, Thổ Chu
B. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc
C. Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Hòn Khoai
D. Các đảo trong vịnh Hạ Long
Câu 4:Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là:
A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế.
B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.
C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.
D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.
Câu 5:Dầu mỏ và khí tự nhiên của nước ta hiện nay tập trung ở?
A. thềm lục địa Nam Bộ.
B. thềm lục địa Trung Bộ
C. vịnh Bắc Bộ
D. vịnh Thái Lan.
Câu 6:Tài nguyên thủy hải sản nước ta có:
A. Hơn 1000 loài cá, trên 100 loài tôm.
B. Hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm.
C. Hơn 100 loài cá, trên 2000 loài tôm.
D. Hơn 100 loài cá, trên 1000 loài tôm.
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Đảo Bến Lạc là một đảo san hô thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Đây là đảo đứng thứ ba về mặt diện tích trong quần đảo. Các đảo có dân khá đông là: Phú Quốc, Cái Bầu , Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bà, Côn Đảo,..
Chọn: C.
Câu 2:
Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông.
Chọn: B.
Câu 3:
Những đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
Chọn: B.
Câu 4:
Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Chọn: C.
Câu 5:
Dầu mỏ và khí tự nhiên của nước ta hiện nay tập trung ở thềm lục địa phía Nam, chủ yếu trong các bể trầm tích: Bạch Hổ, Cửu Long, Hồng Ngọc, Rồng,…
Chọn: A.
Câu 6:
Nước ta có: Hơn 2000 loài cá trong đó có 110 loài có giá trị kinh tế, trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu.
Chọn: B.
Phần tự luận
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5 và trang 27, xác định ranh giới vùng Bắc Trung Bộ. Kể tên 4 trong số các tỉnh giáp biển sau: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Câu 2:
* Điều kiện phát triển:
- Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp từ Bắc vào Nam.
- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.
* Tình hình phát triển:
- Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.
- Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.
* Phương hướng phát triển: Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.
Câu 3:
a. Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 - 2002
b. Nhận xét
Trong thời kì 1999 - 2002
+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, từ 15,2 triệu tấn (năm 1999) lên 16,9 triệu tấn (năm 2002).
+ Hầu hết dầu thô khai thác được xuất khẩu. Tỉ lệ dầu thô xuất khẩu trong sản lượng dầu thô khai thác qua các năm.
+ Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục, từ 7,4 triệu tấn (năm 1999) lên 10,0 triệu tấn (năm 2002).
→Cho thấy ngành chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển
---{Để xem nội dung đề phần tự luận đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN- ĐỀ 03
Phần trắc nghiệm
Câu 1:Đảo nào sau đây ở nước ta là đảo xa bờ:
A. Bạch Long Vĩ B. Phú Quý
C. Cái Bầu D. Phú Quốc
Câu 2:Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố không giáp biển:
A. 36/63 B. 28/63
C. 35/63 D. 26/63
Câu 3:Vùng biển có nhiều quần đảo là:
A. Vùng biển Quãng Ninh-Hải Phòng.
B. Vùng biển Bắc Trung Bộ.
C. Vùng biển Cà Mau-Kiên Giang.
D. Vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 4:Côn Đảo là huyện đảo thuộc tỉnh:
A. Quảng Trị. B. Kiên Giang.
C. Quảng Ngãi. D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 5:Thời gian gần đây, môi trường biển nước ta bị ô nhiễm ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do?
A. khí hậu toàn cầu nóng lên
B. lượng chất thải ngày càng tăng
C. lượng mưa ngày càng lớn
D. Hiện tượng triều cường ra tăng.
Câu 6:Nước ta có số bãi cát rộng dài, đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch là:
A. Trên 100 bãi cát. B. Trên 1000 bãi cát.
C. Trên 120 bãi cát. D. Trên 1200 bãi cát.
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Bạch Long Vĩ là một đảo đồng thời là một huyện thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Đây là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ.
Chọn: A.
Câu 2:
Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông. (Có 35 tỉnh, thành không giáp biển).
Chọn: C.
Câu 3:
Hệ thống đảo ven bờ có khoảng 3000 đảo, có 2 quần đảo xa bờ. Vùng biển có nhiều quần đảo là: Vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ.
Chọn: D.
Câu 4:
Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chọn: D.
Câu 5:Thời gian gần đây, môi trường biển nước ta bị ô nhiễm ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do?
Thời gian gần đây, môi trường biển nước ta bị ô nhiễm ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng chất thải đổ ra biển chưa xử lý ngày càng tăng
Chọn: B.
Câu 6:Nước ta có số bãi cát rộng dài, đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch là:
Nước ta có số bãi cát rộng dài, đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch là: 120 bãi cát.
Chọn: C.
Phần tự luận
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5 và trang 27, xác định ranh giới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Kể tên 4 trong số các tỉnh giáp biển sau: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Câu 2:
* Ngành khai thác muối:
- Điều kiện phát triển:
+ Biển nước ta là nguồn muối vô tận.
+ Số giờ nắng cao.
- Tình hình phát triển:
+ Nghề làm muối phát triển nhất ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ.
+ Các cánh đồng muối nổi tiếng là Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cá Ná (Ninh Thuận)…
* Khai thác oxit titan, cát trắng:
- Điều kiện phát triển: Nhiều bãi cát có chứa oxit titan giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê.
- Tình hình phát triển: Tập trung nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa).
* Khai thác dầu khí:
- Điều kiện phát triển: Dầu khí là khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa.
- Tình hình phát triển:
+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.
+ Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để sản xuất chất dẻo sợi tổng hợp..., chế biến khí công nghệ cao, xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta được xây dựng ở tỉnh Q
Câu 3:
Hướng dẫn giải:
a. Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 - 2002
b. Nhận xét
Trong thời kì 1999 - 2002
+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, từ 15,2 triệu tấn (năm 1999) lên 16,9 triệu tấn (năm 2002).
+ Hầu hết dầu thô khai thác được xuất khẩu. Tỉ lệ dầu thô xuất khẩu trong sản lượng dầu thô khai thác qua các năm.
+ Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục, từ 7,4 triệu tấn (năm 1999) lên 10,0 triệu tấn (năm 2002).
→Cho thấy ngành chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển
---{Còn tiếp}---
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN- ĐỀ 04
Phần trắc nghiệm
Câu 1:Đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta là không phải đảo (quần đảo) xa bờ:
A. Bạch Long Vĩ B. Trường Sa
C. Hoàng Sa D. Phú Quốc
Câu 2:Nước ta có bao nhiêu vùng kinh tế giáp biển:
A. 4/7 B. 5/7 C. 6/7 D. 7/7
Câu 3:Nghề làm muối phát triển nhất ở đâu?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên.
Câu 4:Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào?
A. Đà Nẵng. B. Phú Yên.
C. Ninh Thuận. D. Khánh Hoà.
Câu 5:Nước ta có khoảng bao nhiêu cảng biển lớn nhỏ:
A. 100 cảng biển B. 110 cảng biển
C. 120 cảng biển D. 130 cảng biển
Câu 6:Phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển không phải là:
A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.
B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.
C. Phòng chống ô nhiễm biển.
D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.
ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam (567 km2), nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Các đảo (quần đảo) xa bờ của Việt Nam là: Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa.
Chọn: D.
Câu 2:
Nước ta có 6/7 vùng kinh tế giáp biển. Tây Nguyên là vùng duy nhất không giáp biển.
Chọn: C.
Câu 3:
Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc biển Nam Trung Bộ với một số tỉnh trọng điểm như Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi,… Do có nhiều điều kiện thuận lợi như: nước biển có độ mặn cao, số giờ nắng cao.
Chọn: B.
Câu 4:
Huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng.
Chọn: A.
Câu 5:
Nước ta có khoảng 120 cảng biển lớn nhỏ. Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn.
Chọn: C.
Câu 6:
Phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển là bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản, phòng chống ô nhiễm biển, bảo vệ các rạn san hô và đánh giá, điều tra tiềm năng sinh vật tại các biển sâu.
Chọn: D.
Phần tự luận
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5 và trang 29, xác định ranh giới vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kể tên 4 trong số các tỉnh giáp biển sau: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Câu 2:
* Điều kiện phát triển:
- Gần các tuyến đường biển quốc tế.
- Ven biển có nhiều vùng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu.
* Tình hình phát triển:
- Cả nước có 120 cảng biển lớn nhỏ (cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn).
- Giao thông vận tải biển phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.
* Phương hướng phát triển:
- Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống cảng biển.
- Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ.
- Cả nước sẽ hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.
- Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện.
Câu 3:
a. Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 - 2002
b. Nhận xét
Trong thời kì 1999 - 2002
+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, từ 15,2 triệu tấn (năm 1999) lên 16,9 triệu tấn (năm 2002).
+ Hầu hết dầu thô khai thác được xuất khẩu. Tỉ lệ dầu thô xuất khẩu trong sản lượng dầu thô khai thác qua các năm.
+ Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục, từ 7,4 triệu tấn (năm 1999) lên 10,0 triệu tấn (năm 2002).
→ Cho thấy ngành chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển
---{Còn tiếp}---
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN- ĐỀ 05
I. TRẮC NGHIỆM
Chọn ý đúng trong các câu sau.
Câu 1. Đảo có diện tích lớn nhất và nằm ở vùng biển Tây Nam của nước ta là
A. Phú Quý
C. Cát Bà
B. Phú Quốc.
D. Côn Đảo
Câu 2. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Quảng Ninh.
C. Đà Nẵng
B. Quảng Ngãi.
D. Quảng Nam
Câu 3. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Đà Nẵng.
C. Bình Định.
B. Khánh Hòa.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 4. Hai đảo quan trọng của Hải Phòng là
A. Cát Bà và Bạch Long Vĩ.
C. Cát Bà và Cái Bầu.
B. Cái Bầu và Cồn cỏ.
D. Lý Sơn và Phú Quý.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
C |
B |
A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển:
- Vùng biển rộng, gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển, nhất là cảng biển nước sâu.
Câu 2.
- Sự giảm sút tài nguyên
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh trong những năm gần đây.
+ Nguồn lợi hải sản giảm đáng kề, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt làm cho chất lượng nhiều vùng biển giảm, nhất là các cảng biển, cửa sông; làm suy giảm tài nguyên biển, giảm chất lượng các khu du lịch biển.
Câu 3.
Tình hình khai thác và xuất khẩu dầu thô của nước ta.
a) Nhận xét
Sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô đều tăng liên tục. (số liệu chứng minh)
b) So sánh và giải thích
- So sánh: sản lượng xuất khẩu gần tương đương sản lượng khai thác.
- Nguyên nhân: vì ở thời điểm đó nước ta chưa phát triển được công nghiệp chế biến dầu.
Câu 4.
Tóm tắt các đặc điểm dân cư của tỉnh (thành phố):
- Số dân và gia tăng dân số: số dân, gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới.
- Kết cấu dân số: đặc điểm kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo độ tuổi, kết cấu dân số theo lao động, kết cấu dân tộc.
- Phân bố dân cư: mật độ dân số; phân bố dân cư; các loại hình cư trú chính.
---{Còn tiếp}---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 9 năm 2021-2022 -Trường THCS Chu Văn An có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
Chúc các em học tốt!