YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Quốc Tuấn

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK1 lớp 9 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Quốc Tuấn. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Lịch sử 9.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: LỊCH SỬ 9

Thời gian làm bài: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Câu 1: Những nước nào ở Đông Nam Á giành được độc lập trong năm 1945?

A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.

B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

C. Lào, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.

D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

Câu 2: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Cộng hòa Nam Phi chính bị thức bị xóa bỏ ở Nam Phi vào năm nào?

A. Năm 1991.

B. Năm 1992.

C. Năm 1993.

D. Năm 1994.

Câu 3: Ngày 1/1/1959, cuộc cách mạng nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiden Cat-xtoro đã:

A. lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-x ta bị lật đổ, cách mạng nhân dân ở Cu-ba giành thắng lợi.

B.xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.

C.xây dựng nền công nghiệp với hệ thống giáo dục, y tế,....

D. phong trào lan rộng và ngày càng lớn mạnh.

Câu 4: Quốc gia châu Á đã đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ?

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ.

D. Xin-ga-po.

Câu 5: Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO?

A. Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, Phi-lip-pin.

C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

D. Miến Điện, Thái Lan.

Câu 6: Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là:

A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

Câu 7: Tháng 7 năm 1995, Việt Nam gia nhập tổ chức nào sau đây?

A. WTO.

B. SEATO.

C. ASEAN.

D. AU.

Câu 8: Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-Ba là

A. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27 – 7”.

B. Phi-đen trở về nước.

C. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa.

D. Cuộc đấu tranh ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra.

Câu 9: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Phi-lip-pin.

B. Thái Lan.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Mi-an-ma.

Câu 10: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là 

A. do xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh.

B. tăng trưởng, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống.

C. do xung đột, khó khăn về kinh tế.

D. mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo,tình trạng đói nghèo.

Câu 11: Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

A. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập.

B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi.

C. Cuộc đấu tranh của Angiêri.

D. “Năm châu Phi”.

Câu 12: Sự kiện nào gắn liền với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?

A. Lãnh tụ nổi tiếng trong phong trào chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.

B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.

C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.

Câu 13: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh là thuộc địa của nước nào?

A. Mĩ.

B. Bồ Đào Nha.

C. Tây Ban Nha.

D. Anh.

Cau 14: Quốc gia được mệnh danh là: “Lá cờ đầu trong phong trào GPDT Mĩ La Tinh” là:

A. Cuba .

B. Áchentina .

C Bra - xin 

D. Mêhico

Câu 15: Sự kiện ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

A. Nam Kinh được giải phóng.

B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan.

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

D. Bắc Kinh được giải phóng.

Câu 16: Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?  

A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

C. Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.

D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

B.PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)

Câu 1: (3.0 điểm)Mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mỹ la tinh có điểm gì khác so với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á, châu phi? Giải thích.

Câu 2: (2.0 điểm) Sự khác biệt của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp có gì khác so với lần thứ nhất ?

Câu 3: (1.0 điểm) Em có nhận xét gì về đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

C

A

C

B

C

C

C

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

B

D

C

A

A

C

B

B. TỰ LUẬN (6.0 điểm)

Câu 1:

Mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc:

-Các nước Mỹ latinh đấu tranh chống các chính phủ độc tài thân Mỹ để thành lập chính phủ dân tộc, dân chủ. Họ giành độc lập và chủ quyền thật sự của dân tộc.

- Các nước Châu Á, châu phi đấu tranh chống bọn đế quốc thực dân và bọn tay sai để giải phóng dân tộc, giành độc lập chủ quyền.

Giải thích:

- Trước 1945 các nước Mỹ Latinh đã giành lại độc lập và trở thành những nước độc lập và đã trỏ thành những nước cộng hoà nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Do đó nhiệm vụ đấu tranh là chống các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ, giành độc lập và chủ quyền dân tộc.

- Các nước Châu á, châu Phi là những nước thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc phụ thuộc vào đế quốc. Độc lập chủ quyền bị mất nên nhiệm vụ đấu tranh là giành lại độc lập chủ quyền.

Câu 2:

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi so với trước kia; hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng; tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của nhân dân bằng cách đánh thuế : Thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế.

Câu 3:

Bị ba tầng áp bức bốc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân ; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. 

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM 2022-2023 THCS TRẦN QUỐC TUẤN - ĐỀ 02

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì” trong khoảng thời gian

A. từ năm 1952 đến năm 1960.                           

B. từ năm 1960 đến năm 1973.

C. từ năm 1973 đến năm 1990.                         

D. từ năm 1990 đến nay.

Câu 2. Giai đoạn đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là

A. mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.

B. đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu.

C. đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học.

D. khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc.

Câu 3. Từ năm 1950 - 1951, Nhật Bản khôi phục được nền kinh tế là dựa vào

A. sự giúp đỡ của quân Đồng minh.                       

B. sự chi viện của Liên hợp quốc.

C. sự nỗ lực của bản thân và nguồn viện trợ của Mĩ.

D. sự ủng hộ của chương trình nhân đạo thế giới.

Câu 4. Phản ứng của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Tìm cách trở lại xâm chiếm.                

B. Viện trợ và bồi thường.

C. Trao trả độc lập cho các dân tộc.        

D. Hỗ trợ tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai được khởi đầu từ nước

A. Anh.      

B. Pháp.      

C. Nhật.      

D. Mĩ.

Câu 6. Biến đổi quan trọng nhất của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

A. đã giành được độc lập.

B. trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới. 

C. đều gia nhập tổ chức ASEAN 

D. được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế. 

Câu 7. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?

A. Công nghiệp chế biến.                

B. Nông nghiệp và thương nghiệp.

C. Nông nghiệp và khai thác mỏ.    

D. Giao thông vận tải.

Câu 8. Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có đặc điểm nổi bật là
 A. tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.

B. cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.

C. hạn chế sự phát triển của tất cả các ngành công nghiệp.

D. qui mô khai thác lớn và vốn đầu tư nhiều.

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện quốc tế nổi bật nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam là

A. sự ra đời của Quốc tế cộng sản.

B.  sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.

C. thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

D. sự ra đời của Đảng cộng sản Pháp và Trung Quốc.       

Câu 10.  Sự kiện nào chứng tỏ tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân  Việt Nam?

A. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng đóng tàu Ba Son ở cảng Sài Gòn.

B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện, Quảng Châu (tháng 6/1924)

D. Công nhân Sài Gòn thành lập Công hội (bí mật) năm 1920.

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM 2022-2023 THCS TRẦN QUỐC TUẤN - ĐỀ 03

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp được bắt đầu từ nước

A. Mĩ.          

B. Ấn Độ.     

C. Pa-ki-xtan.      

D.Mê-hi-cô.

Câu 2. Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học – kĩ thuật nổi bật nào?

 A. Chế tạo thành công máy bay phản lực.              

B. Chế tạo thành công tàu vũ trụ.

 C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.                    

D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 3. Năm 1923, tư sản Việt Nam tổ chức sự kiện nào?

A. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn.

B. Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh.

C. Vụ ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội.                

D. Đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu.

Câu 4. Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng chủ yếu là vì

A. tập trung chi phí để giải quyết những hậu quả của thiên tai.

B. nằm trong “ô bảo trợ hạt nhân” của Mĩ.

C. tập trung chi phí cho bồi thường hậu quả chiến tranh 

D. vị trí thuận lợi, ít bị đe dọa về an ninh quốc gia.

Câu 5. Cuộc chiến tranh nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản?

A. Chiến tranh Vùng Vịnh (1991).                       

B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).

C. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).      

D. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp (1945 - 1954).

Câu 6. Mốc đánh dấu bước chuyển từ cộng đồng Châu Âu (EC) sang liên minh Châu Âu (EU) là

A. kí định ước Hen-xin-ki (1975).                       

B. đồng tiền EURO được phát hành (1999).

C. kết nạp thêm 10 nước Đông Âu.                   

D. kí hiệp ước Mat-xtrích (1991).

Câu 7. Trong khoảng những năm 50 - 70, nền kinh tế của nước nào được xếp hàng thứ ba trong thế giới tư bản?

A. Anh.             

B. Pháp.            

C. Đức.             

D. Italia.

Câu 8. Nguyên thủ quốc gia nào sau đây không tham gia Hội nghị cấp cao ở Ianta (tháng 2/1945)?

A. Anh.           

B. Mĩ.              

C. Pháp.          

D. Liên Xô.

Câu 9. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) hai nước trở thành trung lập là

A. Pháp và Phần Lan.                                      

B. Áo và Phần Lan.           

C. Áo và Hà Lan.                                            

D. Phần Lan và Thổ Nhĩ Kì.

Câu 10. Khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới 

A. đa cực.             

B. một cực nhiều trung tâm.          

C. đa cực nhiều trung tâm.            

D. đơn cực. 

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM 2022-2023 THCS TRẦN QUỐC TUẤN - ĐỀ 04

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), vùng nào sau đây không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô?

A.  Đông Đức.               

B. Đông Âu.            

C. Đông Bec-lin.               

D. Đông Nam Á.

Câu 2. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới trong Liên hợp quốc là

A. Đại hội đồng.                                             

B. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.

C. Hội đồng Bảo an.                                       

D. Hội đồng Quản thác.

Câu 3. Trong hơn nửa thế kỉ thành lập, Liên hợp quốc đã trở thành một

A. diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. tổ chức liên kết kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất hành tinh. 

C. diễn đàn chính đấu tranh cho quyền lợi của các nước nghèo và đang phát triển.

D. liên minh kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 4. Trong các quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quyết định đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế là

A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. 

B. Liên Xô tham gia chống Nhật ở Châu Á.

C. thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.

D. thoả thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Câu 5. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của tầng lớp đại địa chủ phong kiến Việt Nam là

A. sẵn sàng thỏa hiệp với nông dân để chống tư sản dân tộc.

B. sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp.

C. sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.

D. sẵn sàng đứng lên chống Pháp để giải phóng dân tộc.

Câu 6. Lực lượng xã hội nào sau đây ở Việt Nam không có khả năng tham gia phong trào dân tộc, dân chủ chống Pháp?

A. Đại địa chủ.        

C. Tiểu và trung địa chủ.          

B. Tư sản dân tộc.  

D. Tiểu tư sản.

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp có sứ mệnh nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là

A. địa chủ.                    

B. công nhân.                    

C. nông dân.                    

D. tư sản.

Câu 8. Năm 1923, tư sản Việt Nam tổ chức sự kiện nào?

A. Đấu tranh chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì.        

B. Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh.

C. Vụ ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội.                

D. Đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu.

Câu 9. Hoạt động nào sau đây là của tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?

A. Thành lập Đảng Lập Hiến.       

B. Thành lập Hội Phục Việt.  

C. Tẩy chay tư sản Hoa kiều.        

D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.

Câu 10. Một trong những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) là

A. An Nam trẻ.        

B. Tin tức.             

C. Thời mới            

D. Tiếng dân.

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM 2022-2023 THCS TRẦN QUỐC TUẤN - ĐỀ 05

Câu 1. Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người lên mặt trăng là                

A. Liên Xô. 

B. Mĩ.                    

C. Anh.                            

D. Trung Quốc.

Câu 2. Theo thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta, quân đội quốc gia nào sẽ chiếm đóng ở phía Bắc vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên?

A. Mĩ.                              

B. Anh.

C. Trung Quốc.                

D. Liên Xô.           

Câu 3. Quốc gia khởi đầu trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

A. Xu-đăng. 

B. Ai Cập.              

C. An-giê-ri. 

D. Ăng-gô-la.

Câu 4. Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là 

A. Anh.                           

B. Pháp.                           

C. Liên Xô.                      

D. Mĩ. 

Câu 5. Phát minh nào dưới đây là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Máy kéo sợi Gien-ni.

B. Máy tính điện tử.

C. Phương pháp nấu than cốc.

D. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

Câu 6. Từ năm 1919 – 1929 là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành

A. bình định Việt Nam bằng quân sự.            

B. cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.                 

C. khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương.

D. khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương.

Câu 7. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước là nhiệm vụ chính của

A. Hội nghị Ianta.  

B. Liên hợp quốc.

C. Tổ chức ASEAN.        

D. Liên minh châu Âu.

Câu 8. Theo thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta, khu vực Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Mĩ và Anh.                           

B. Anh và Pháp.

C. Trung Quốc và Anh.

D. Liên Xô và Trung Quốc.

Câu 9. Ngày 3/ 10/1990 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Đức?

A. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập.

B. Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập.

C. Cộng hòa Liên bang Đức tham gia khối quân sự NATO.

D. “Bức tường Béc-lin” bị phá bỏ, nước Đức được thống nhất.

Câu 10. Ngày 1/1/1999 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Cộng đồng than thép châu Âu được thành lập.

B. Đồng tiền chung châu Âu (đồng ơrô) được phát hành.

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập.

D. Các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan).

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Quốc Tuấn. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF