YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm học 2021-2022 có đáp án Trường THPT Phan Đình Phùng

Tải về
 
NONE

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng HOC247 tham khảo Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm học 2021-2022 có đáp án Trường THPT Phan Đình Phùng dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt! 

ADSENSE

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Nhúng một lá sắt khối lượng 50 gam vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân thấy khối lượng là 51,6 gam. Khối lượng đồng bám vào lá sắt là

  A. 12,8 gam.              B. 7,68 gam.                C. 25,6 gam.                D. 3,2 gam.

Câu 2: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng hóa học xảy ra là

  A.  Xuất hiện bọt khí và có kết tủa xanh.

  B. Xuất hiện kết tủa kim loại đồng có màu đỏ.

  C. Xuất hiện kết tủa xanh.

  D. Xuất hiện bọt khí và có kết tủa màu đỏ.

Câu 3: Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là

  A. 3.                           B. 1.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 4: Công thức của phèn chua là

  A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                        B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

  C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                        D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.      

Câu 5: Cho một lượng kim loại Natri vào 200 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và 2,8 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn. giá trị của m là

  A. 14,625g.                B. 12,8g.                     C. 11,7g.                     D. 13,7g.

Câu 6: Cho các kim loại: Na, Fe, Cu, Ag, Ba. Số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

  A. 4.                           B. 5.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 7: Cho dãy các kim loại: Al, Na, Ca, Li, Ba, K. Số kim loại kiềm trong dãy là

  A. 2.                           B. 1.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 8: Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. Hiện tượng xảy ra là

  A. có kết tủa trắng.                                       

  B. Không có hiện tượng gì.

  C. có bọt khí và kết tủa trắng.                                  

  D. có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

Câu 9: Phương pháp điều chế kim loại Mg là

  A. Điện phân  dung dịch MgCl2.

  B. Dùng CO khử MgO.

  C. Điện phân nóng chảy MgCl2.

  D. Dùng Na khử Mg2+ trong  dung dịch MgCl2.

Câu 10: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch Z và  0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là

  A. 7,81.                      B. 11,53.                     C. 14,24.                     D. 9,67.

Câu 11: Có thể bảo quản kim loại Natri bằng cách

  A. ngâm trong nước.                                                 B. ngâm trong dầu hỏa.

  C. ngân trong ancol etylic nguyên chất.                    D. để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.

Câu 12: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,1M với cường độ dòng điện 1,93A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân. Thời gian điện phân là

  A. 16,5 phút.             B. 33 phút.                  C. 16 phút 40 giây.      D. 33 phút 20 giây.

Câu 13: Khi cho luồng khí CO (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, Fe2O3 nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm

  A. Al2O3, FeO, Cu.  

  B. Al2O3, Fe2O3, Cu. 

  C. Al2O3, Fe, Cu.      

  D. Al, Fe, Cu.

Câu 14: Trong số các ion: Al3+, Fe2+, Cu2+, Ag+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là

  A. Al3+.                      B. Ag+.                        C. Fe2+.                       D. Cu2+.

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp nhau (MX < MY) thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng của X trong hỗn hợp là

  A. 7,8 gam.                B. 6,9 gam.                  C. 2,3 gam.                  D. 3,9 gam.

Câu 16: Chọn phát biểu sai

  A. Ở nhiệt độ thường, tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.

  B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.

  C. NaHCO3 là được dùng để chế thuốc đau dạ dày, làm bột nở.

  D. Nhôm có thể tan trong cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

Câu 17: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

  A. Ag.                       B. Fe.                          C. Cr.                          D. W.

Câu 18: Chọn chất có thể làm mất tính cứng của nước cứng có tính cứng tạm thời là

  A. Ca(OH)2.              B. HCl.                        C. NaHCO3.               D. NaCl.

Câu 19: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,1M, sau phản ứng thu được thể tích khí CO2 (ở đktc) là

  A. 336 ml.                  B. 448ml.                    C. 672 ml.                   D. 224 ml.

Câu 20: Cho 5,4 gam kim loại nhôm tác dụng với dung dịch HCl dư, thể tích khí H2 thu được (ở đktc) là:

  A. 6,72 lit.                 B. 4,48 lit.                   C. 7,84 lit.                   D. 3,36 lit.

Câu 21: Cho từ từ 784 ml khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,015M. Khối lượng kết tủa  thu được sau phản ứng  là:

  A. 1,5 gam.                B. 3,0 gam.                  C. 3,5 gam.                  D. 2,5 gam.

Câu 22: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và oxit Fe thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 0,672 (l) khí (đktc). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được dung dịch E chỉ chứa 1 loại muối sắt sulfat và 2,688 (l) SO2 (đktc). Các pứ xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit Fe là:

  A. FeO                                   B. FeO hay Fe2O3         C. Fe2O3                            D. FeO hay Fe3O4

Câu 23: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dN2 + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng

  A. 38.                         B. 46.                          C. 36.                          D. 5.

Câu 24: Cation M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22 p6. Vị trí của kim loại M trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

  A. Chu kì 2, nhóm VIIIA.                            B. Chu kì 2, nhóm VIA.

  C. Chu kì 3, nhóm VIIIA.                             D. Chu kì 3, nhóm IIA.         

Câu 25: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí, (biết thể tích các khí đo trong cùng điều kiện), thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là?

  A. 77,31%                 B. 29,87%                   C. 39,87%                   D. 49,87%

Câu 26: Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là

  A. 33,99 gam             B. 19,025 gam.            C. 31,45 gam.              D. 56,3 gam

Câu 27: Cho từ từ dung dịch HCl loãng vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của y là

  A. 1,5.                                    B. 1,4.                         C. 1,8.                         D. 1,7.

Câu 28: Trong các phát biểu sau:

(1) Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều oxit kim loại như Fe2O3, Cr2O3,... thành kim loại tự do.

(2) Phản ứng của Al với oxit kim loại ở nhiệt độ cao gọi là phản ứng nhiệt nhôm.

(3) Những đồ vật bằng nhôm bị hoà tan trong dung dịch kiềm dư: NaOH, Ba(OH)2,…

(4) Những axit H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội, làm cho Al thụ động.

(5) Nhôm là kim loại dẫn điện tốt, độ dẫn điện của nhôm chỉ kém bạc.

(6) Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do nhôm là kim loại có tính khử yếu.

Số phát biểu đúng là

  A. 2.                           B. 4.                            C. 3.                            D. 1.

Câu 29: Kim loại có khả năng khử Fe3+ trong dung dịch FeCl3 thành Fe đơn chất là

  A. Na.                        B. Ag.                          C.  Zn.                         D. Cu.                   

Câu 30: Sô đa là một chất có nhiều ứng dụng quan trọng như: sản xuất thủy tinh, sản xuất xà phòng, chất giặt rửa, chất phụ gia thực phẩm.... Ngoài ra, Sô đa còn có tác dụng làm mềm nước. Công thức hóa học của Sô đa là

  A. NaHCO3.              B. Ca(OH)2.                C. Na2CO3.                 D. CaCO3.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

 1

A

 11

B

 21

D

 2

A

 12

D

 22

B

 3

C

 13

C

 23

B

 4

A

 14

B

 24

D

 5

D

 15

B

 25

B

 6

C

 16

A

 26

C

 7

C

 17

D

 27

A

 8

D

 18

A

 28

B

 9

C

 19

D

 29

C

 10

B

 20

A

 30

C

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN HOÁ HỌC 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG - ĐỀ 02

Câu 1: Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Ni–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là

  A. 4.                           B. 1.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 2: Cho dãy các kim loại: Al, Na, Ca, Li, Ba, K. Số kim loại kiềm thổ trong dãy là

  A. 3.                           B. 2.                            C. 1.                            D. 4.

Câu 3: Kim loại có khả năng khử Fe3+ trong dung dịch FeCl3 thành Fe đơn chất là

  A. Cu.                        B. Na.                          C.  Zn.                         D. Ag.                         

Câu 4: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,1M với cường độ dòng điện 1,93A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân. Thời gian điện phân là

  A. 33 phút.                B. 33 phút 20 giây.      C. 16 phút 40 giây.      D. 16,5 phút.

Câu 5: Nhúng một lá sắt khối lượng 50 gam vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân thấy khối lượng là 51,6 gam. Khối lượng đồng bám vào lá sắt là

  A. 3,2 gam.                B. 7,68 gam.                C. 25,6 gam.                D. 12,8 gam.

Câu 6: Kim loại cứng nhất là

  A. Fe.                         B. Ag.                         C. W.                           D. Cr.

Câu 7: Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là

  A. 33,99 gam             B. 19,025 gam.            C. 31,45 gam.              D. 56,3 gam

Câu 8: Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. Hiện tượng xảy ra là

  A. Không có hiện tượng gì.              

  B. có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

  C. có bọt khí và kết tủa trắng.                     

  D. có kết tủa trắng.

Câu 9: Trong số các ion: Al3+, Fe2+, Cu2+, Ag+. Ion có tính oxi hóa yếu nhất là

  A. Ag+.                      B. Cu2+.                       C. Fe2+.                       D. Al3+.

Câu 10: Công thức của phèn chua là

  A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                     B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

  C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                   D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

 1

D

 11

B

 21

C

 2

B

 12

A

 22

D

 3

C

 13

D

 23

A

 4

B

 14

A

 24

B

 5

D

 15

C

 25

C

 6

D

 16

A

 26

A

 7

C

 17

B

 27

A

 8

B

 18

C

 28

D

 9

D

 19

C

 29

B

 10

A

 20

A

 30

C

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN HOÁ HỌC 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG - ĐỀ 03

Câu 1: Khi cho luồng khí CO (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, Fe2O3 nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm

  A. Al2O3, Fe2O3, Cu.

  B. Al, Fe, Cu.             

  C. Al2O3, FeO, Cu.    

  D. Al2O3, Fe, Cu.

Câu 2: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch Z và  0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là

  A. 14,24.                    B. 11,53.                     C. 12,01.                     D. 7,81.

Câu 3: Cation M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22 p6. Vị trí của kim loại M trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

  A. Chu kì 3, nhóm VIIIA.                              B. Chu kì 2, nhóm VIIIA.

  C. Chu kì 3, nhóm IIA.                                 D. Chu kì 2, nhóm VIA.        

Câu 4: Nhúng một lá sắt khối lượng 50 gam vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân thấy khối lượng là 51,6 gam. Khối lượng đồng bám vào lá sắt là

  A. 25,6 gam.              B. 7,68 gam.                C. 3,2 gam.                  D. 12,8 gam.

Câu 5: Kim loại có khả năng khử Fe3+ trong dung dịch FeCl3 thành Fe đơn chất là

  A. Cu.                        B. Na.                          C.  Zn.                         D. Ag.                         

Câu 6: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,1M với cường độ dòng điện 1,93A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân. Thời gian điện phân là

  A. 16,5 phút.             B. 33 phút 20 giây.      C. 16 phút 40 giây.      D. 33 phút.

Câu 7: Cho từ từ 784 mililít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,015M. Khối lượng kết tủa  thu được sau phản ứng  là:

  A. 3,5 gam.                B. 2,5 gam.                  C. 1,5 gam.                  D. 3,0 gam.               

Câu 8: Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là

  A. 1.                           B. 3.                            C. 4.                            D. 2.

Câu 9: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,1M, sau phản ứng thu được thể tích khí CO2 (ở đktc) là

  A. 336 ml.                  B. 224 ml.                   C. 448ml.                    D. 672 ml.

Câu 10: Chọn chất có thể làm mất tính cứng của nước cứng có tính cứng tạm thời

  A. HCl.                      B. NaHCO3.               C. Ca(OH)2.                D. NaCl.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

 1

D

 11

A

 21

A

 2

B

 12

C

 22

A

 3

C

 13

A

 23

C

 4

D

 14

B

 24

C

 5

C

 15

D

 25

A

 6

B

 16

D

 26

A

 7

B

 17

B

 27

D

 8

D

 18

D

 28

B

 9

B

 19

A

 29

A

 10

C

 20

C

 30

B

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN HOÁ HỌC 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG - ĐỀ 04

Câu 1: Khi cho luồng khí CO (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, Fe2O3 nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm

  A. Al2O3, Fe, Cu.      B. Al2O3, Fe2O3, Cu.              C. Al2O3, FeO, Cu.     D. Al, Fe, Cu.

Câu 2: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng hóa học xảy ra là

  A. Xuất hiện kết tủa kim loại đồng có màu đỏ.

  B.  Xuất hiện bọt khí và có kết tủa xanh.

  C. Xuất hiện bọt khí và có kết tủa màu đỏ.

  D. Xuất hiện kết tủa xanh.

Câu 3: Nhúng một lá sắt khối lượng 50 gam vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân thấy khối lượng là 51,6 gam. Khối lượng đồng bám vào lá sắt là

  A. 3,2 gam.                B. 7,68 gam.                            C. 12,8 gam.                D. 25,6 gam.

Câu 4: Kim loại có khả năng khử Fe3+ trong dung dịch FeCl3 thành Fe đơn chất là

  A. Na.                        B.  Zn.                                     C. Cu.                          D. Ag.                         

Câu 5: Công thức của phèn chua là

  A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                   B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

  C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                    D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 6: Cho một lượng kim loại Natri vào 200 mililit dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và 2,8 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn. giá trị của m là

  A. 12,8g.                    B. 13,7g.                                 C. 14,625g.                 D. 11,7g.

Câu 7: Cho 5,4 gam kim loại nhôm tác dụng với dung dịch HCl dư, thể tích khí H2 thu được (ở đktc) là:

  A. 6,72 lit.                 B. 7,84 lit.                               C. 4,48 lit.                   D. 3,36 lit.

Câu 8: Phương pháp điều chế kim loại Mg là

  A. Dùng CO khử MgO.                                 B. Dùng Na khử Mg2+ trong  dung dịch MgCl2.

  C. Điện phân nóng chảy MgCl2.                   D. Điện phân  dung dịch MgCl2.

Câu 9: Cho các kim loại: Na, Fe, Cu, Ag, Ba. Số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

  A. 2.                           B. 5.                                        C. 3.                            D. 4.

Câu 10: Có thể bảo quản kim loại Natri bằng cách

  A. để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.                                   B. ngâm trong dầu hỏa.

  C. ngân trong ancol etylic nguyên chất.                                D. ngâm trong nước.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

 1

A

 11

C

 21

D

 2

B

 12

C

 22

C

 3

C

 13

B

 23

B

 4

B

 14

D

 24

C

 5

D

 15

D

 25

C

 6

B

 16

A

 26

D

 7

A

 17

D

 27

A

 8

C

 18

A

 28

D

 9

A

 19

A

 29

B

 10

B

 20

B

 30

A

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN HOÁ HỌC 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG - ĐỀ 05

Câu 1 : Cho các chất sau: phenylamoni clorua, anilin, glyxin, ancol benzylic, metyl axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 2 : Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất?

A. Fe.

B. Pb.

C. Ag.

D. Os.

Câu 3 : Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. ZnCl2.

B. FeCl3.

C. H2SO4 loãng, nguội.

D. AgNO3.

Câu 4 : Crom(III) hiđroxit tan trong dung dịch nào sau đây?

A. KCl.

B. NaOH.

C. KNO3.

D. NaCrO2.

Câu 5 : Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

A. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.

B. Fe(NO3)3 + 2KI → Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3.

C. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3.

D. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.

Câu 6 : Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Valin.

B. Metylamin.

C. Etylamin.

D. Anilin.

Câu 7 : Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là

A. 33,12.

B. 66,24.

C. 72,00.

D. 36,00.

Câu 8 : Este nào sau đây là no, đơn chức, mạch hở?

A. CH3COOC6H5.

B. HCOOCH=CH2.

C. CH3COOCH3.

D. (HCOO)2C2H4.

Câu 9 : Chất bột X màu đỏ, được quét lên phía ngoài của vỏ bao diêm. Chất X là

A. Kali nitrat.

B. Photpho.

C. Lưu huỳnh.

D. Đá vôi.

Câu 10 : Chất hữu cơ X thuộc loại cacbohiđrat là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, dạng nguyên chất hay gần nguyên chất, được chế thành sợi, tơ, giấy viết. Chất X là

A. xenlulozơ.

B. tinh bột.

C. saccarozơ.

D. tristearin.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1D

2D

3A

4B

5C

6A

7A

8C

9B

10A

11C

12C

13A

14B

15A

16C

17C

18D

19D

20A

21B

22C

23B

24D

25C

26D

27C

28A

29B

30A

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm học 2021-2022 có đáp án Trường THPT Phan Đình Phùng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!    

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF