Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 3544
Uran tự nhiên gồm 3 đồng vị chính là \(U_{238}\) có khối lượng nguyên tử 238,0508u ( chiếm 99,27%), \(U_{235}\) có khối lượng nguyên tử 235,0439u ( chiếm 0,72%), \(U_{234}\) có khối lượng nguyên tử 234,0409u ( chiếm 0,01%). Tính khối lượng trung bình
- A. 238,0887 u.
- B. 238,0587 u.
- C. 237,0287 u
- D. 238,0287 u.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 3545
Tìm số nguyên tử trong 1 g khí \(CO_{2}\) . Cho NA = \(6,023.10^{23}mol^{-1}\); O = 15,999; C = 12,011.
- A. \(4,11.10^{22}\) hạt.
- B. \(4,11.10^{24}\) hạt.
- C. \(4,11.10^{23}\) hạt.
- D. \(2,05.10^{22}\) hạt.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 3546
Biết tốc độ ánh sáng trong chân không 300000km/s và 1 Mêga – êlêctrôn vôn (MeV) = \(1,6.10^{-13}\) J thì năng lượng nghỉ của proton có khối lượng nghỉ \(1,673.10^{-27}\) kg là bao nhiêu?
- A. \(920MeV\)
- B. \(940MeV\)
- C. \(960MeV\)
- D. \(980MeV\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 3547
Biết tốc độ anh sáng trong chân không 300000km/s. Năng lượng toàn phần của một vật có khối lượng nghỉ 1g đang chuyển động với tốc độ 0,866c là bao nhiêu?
- A. \(18.10^{13}J\)
- B. \(18.10^{14}J\)
- C. \(14.10^{13}J\)
- D. \(16.10^{12}J\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 42636
Chọn phát biểu đúng khi nói về hạt nhân nguyên từ
- A. Mọi hạt nhân của các nguyên tử đều có chứa cả proton và nơtron.
- B. Hai nguyên tử của hai nguyên tố bất kì khác nhau có số nơtron hoàn toàn khác nhau.
- C. Hai nguyên tử có số nơtron khác nhau là hai đồng vị
- D. Hai nguyên tử có điện tích hạt nhân khác nhau thuộc hai nguyên tố khác nhau.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 42637
Tính chất hóa học của một nguyên tố phụ thuộc vào
- A. khối lượng nguyên tử
- B. điện tích của hạt nhân
- C. bán kính hạt nhân
- D. năng lượng liên kết
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 42638
Tìm phát biểu sai. Hạt nhân nguyên tử chì 82206Pb có
- A. 206 nuclôn
- B. điện tích là 1,312.10-18 C
- C. 124 nơtron
- D. 82 proton
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 42640
Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi các hạt nhân của chúng có
- A. số nuclôn giống nhau nhưng số nơtron khác nhau
- B. số nơtron giống nhau nhưng số proton khác nhau
- C. số proton giống nhau nhưng số nơtron khác nhau
- D. khối lượng giống nhau nhưng số proton khác nhau
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 42641
Các phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật
- A. bảo toàn năng lượng
- B. bảo toàn động lượng
- C. bảo toàn động năng
- D. bảo toàn số khối
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 42643
Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về lực hạt nhân?
- A. Có giá trị lớn hơn lực tương tác tĩnh điện giữa các proton.
- B. Có tác dụng rất mạnh trong phạm vi hạt nhân.
- C. Có thể là lực hút hoặc đẩy tùy theo khoảng cách giữa các nuclôn.
- D. Không tác dụng khi các nuclôn cách xa nhau hơn kích thước hạt nhân.