QUẢNG CÁO Tham khảo 2680 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi THPT QG - Lịch sử Câu 1: Mã câu hỏi: 36993 So với cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản, cải cách Rama V (thế kỉ XIX) ở Xiêm chú trọng nhất lĩnh vực: A. ngoại giao B. giáo dục C. kinh tế D. chính trị Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 36994 Từ nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), bài học quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn cuộc chiến tranh là: A. kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế B. biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình C. đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới D. có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 36995 Các cuộc chiến tranh được ví như “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh vùng Vịnh (1991). B. nội chiến Trung Quốc (1946 – 1949) và chiến tranh vùng Vịnh (1991). C. chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975). D. nội chiến Trung Quốc (1946 – 1949) và chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 36996 Cho bảng dữ liệu sau: I (Thời gian) II (Sự kiện) 1) Năm 1923 a) Tiếng bom Sa Diện (Quảng Châu) 2) Năm 1924 b) Cuộc bãi công công nhân xưởng đóng tàu Ba Son tại cảng Sài Gòn 3) Năm 1925 c) Thành lập Đảng Lập Hiến 4) Năm 1926 d) Lễ truy điệu, để tang Phan Châu Trinh Hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột (I) với sự kiện ở cột (II) cho phù hợp A. 1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – d B. 1 – d, 2 – b, 3 – c, 4 – a C. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d D. 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 36997 Điểm thống nhất trong tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là: A. cứu nước và cứu dân B. chống phong kiến để mưu cầu độc lập dân tộc C. chống Pháp để mưu cầu độc lập dân tộc D. chủ trương Duy tân để chống Pháp Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 36998 Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất được rút ra từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 – 1930) cho cách mạng Việt Nam là: A. phải tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân B. phải biết chờ thời cơ chín muồi C. có đường lối lãnh đạo đúng đắn D. có sự chuẩn bị đúng đắn Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 36999 Cho các dữ kiện sau: 1. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh. 2. Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng. 3. Đức tấn công Liên Xô. 4. Hội nghị Ianta. Hãy chọn đáp án đúng để sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự thời gian: A. 3 – 2 – 4 – 1 B. 3 – 4 – 2 – 1 C. 2 – 3 – 1 – 4 D. 1 – 3 – 4 – 2 Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 37000 Nội dung nào trong quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945) về Nhật Bản đã ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên bang Nga hiện nay? A. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin (trước đó do Nhật Bản chiếm đóng) B. Nhật Bản trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo nhỏ xung quanh C. Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên D. Khôi phục quyền lợi Liên Xô ở cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) vốn bị Nhật Bản chiếm đóng Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 37001 Từ phong trào dân chủ 1936 – 1939, bài học nào còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay? A. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc B. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào cách mạng nước ta D. Sự linh hoạt trong các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 37002 Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba năm 1959 so với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là: A. đấu tranh ngoại giao B. đấu tranh chính trị C. đấu tranh vũ trang D. khởi nghĩa từng phần Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 37003 Ý dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động có địa vị kinh tế cao B. Thành lập sau khi đã trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, hoàn thành khôi phục kinh tế, có nhu cầu liên minh, hợp tác C. Khi mới thành lập chỉ có một vài nước thành viên, về sau mở rộng nhiều nước D. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị mạnh để tránh bị chi phối từ các cường quốc lớn bên ngoài Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 37004 Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ việc: A. ngăn cản, đẩy lùi được chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới B. lối kéo được nhiều nước đồng minh đi theo và ủng hộ Mĩ C. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới D. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian này Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 37005 Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm gì tương đồng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914)? A. Không đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng B. Pháp chỉ chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ C. Hạn chế phát triển công nghiệp nặng D. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất nhập khẩu Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 37006 Trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là: A. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình B. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc D. chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 37007 Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng Việt Nam tiếp diễn như thế nào? A. Hoàn toàn chấm dứt B. Dần dần lặng xuống C. Phát triển sôi nổi, mạnh mẽ hơn D. Bùng nổ lẻ tẻ, yếu ớt Xem đáp án ◄1...8586878889...179► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật