QUẢNG CÁO Tham khảo 340 câu hỏi trắc nghiệm về Dao động điều hòa Câu 1: Mã câu hỏi: 22668 Một vật thực hiện đồng thời hai dao động cùng tần số và độ lệch pha không đổi có biên độ lần lượt là 5 cm và 9 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể có giá trị bằng: A. 3 cm. B. \(3\sqrt{2}\) cm. C. \(9\sqrt{3}\) cm. D. 3,5 cm. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 22669 Một vật có khối lượng 400 g thực hiện đồng thời hai dao động cùng phương cùng tần số và có các phương trình lần lượt là \(x_1 = 4\cos (5t + \frac{\pi }{3})\) và \(x_2 = A_2\cos (5t - \frac{\pi }{6})\) cm. Biết cơ năng của vật bằng 0,0125 J. Giá trị A2 bằng: A. 4 cm. B. 5 cm. C. 3 cm. D. 8 cm. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 22670 Hai dao động điều hòa có cùng phương, cùng tần số có phương trình \(x_1 = A_1 \cos (\omega t - \frac{\pi}{6})\) và \(x_2 = A_2\cos (\omega t - \pi )\) cm. Dao động tổng hợp có phương trình \(x = 9\cos (\omega t + \varphi )\) cm. Để biên độ A2 có giá trị cực đại thì A1 có giá trị: A. \(9\sqrt{3}\ cm.\) B. \(7\ cm.\) C. \(15\sqrt{3}\ cm.\) D. \(18\sqrt{3}\ cm.\) Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 22671 Hai dao động cùng phương lần lượt có phương trình \(x_1 = A_1\cos (\pi t + \frac{\pi }{6})\) (cm) và \(x_2 = 6\cos (\pi t - \frac{\pi }{2})\) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này có phương trình \(x = A\cos (\pi t + \varphi )\) (cm). Thay đổi A1 cho đến khi biên độ A đạt giá trị cực tiểu thì: A. \(\varphi = -\frac{\pi }{6} \ rad.\) B. \(\varphi = \pi \ rad.\) C. \(\varphi = -\frac{\pi }{3} \ rad.\) D. \(\varphi = 0\ rad.\) Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 22672 Trong dao động của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn. B. Tần số dao động riêng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ. C. Lực cản của môi trường là nguyên nhân làm cho dao động tắt dần. D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 40445 Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có các phương trình dao động là : x1 = 3cos(ωt ‒ 0,25π) cm và x2 = 4cos(ωt + 0,25π) cm. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên là A. 5 cm B. 12 cm C. 7 cm D. 1 cm Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 40446 Một chất điểm dao động với phương trình x = 5cos10t (cm). Khi chất điểm có vận tốc v = 30 cm/s và đang đi về vị trí cân bằng thì nó ở vị trí có li độ A. x = 4 cm B. x = - 4 cm C. x = - 3 cm D. x = 3 cm Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 40447 Tìm phát biểu đúng về dao động điều hòa? A. Trong quá trình dao động của vật gia tốc luôn cùng pha với li độ B. Trong quá trình dao động của vật gia tốc luôn ngược pha với vận tốc C. Trong quá trình dao động của vật gia tốc luôn cùng pha với vận tốc D. Trong quá trình dao động của vật gia tốc luôn ngược pha với li độ Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 40448 Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa với biên độ nhỏ của con lắc sẽ A. tăng vì gia tốc trọng trường tăng theo chiều cao B. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo chiều cao C. giảm vì gia tốc trọng trường tăng theo chiều cao D. tăng vì gia tốc trọng trường giảm theo chiều cao Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 40449 Gia tốc của chất điểm dao động điều hòa bằng không khi A. li độ cực đại B. li độ cực tiểu C. vận tốc cực đại hoặc cực tiểu D. vận tốc bằng 0 Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 40450 Hộp kín chứa một tụ điện hoặc một cuộn dây thuần cảm. Người ta mắc nối tiếp hộp kín với điện trở thuần R = 100\(\Omega\). Khi đặt vào đoạn mạch điện áp \(u =100\sqrt{2} cos100\pi t\) (V) thì điện áp sớm pha \(\pi\)/3 so với dòng điện trong mạch. Hộp kín chứa gì? Giá trị bằng bao nhiêu? Cường độ dòng điện bằng bao nhiêu? A. Chứa tụ điện. ZC= 10\(\Omega\); I = 1(A). B. Chứa tụ điện. ZC= 10\(\Omega\); I = ,5(A) C. Chứa cuộn dây. ZL=100\(\sqrt{3}\) \(\Omega\); I = 0,5(A) D. Chứa cuộn dây. ZL= 100\(\sqrt{3}\)\(\Omega\); I = 1(A). Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 40451 Một vật dao động điều hòa có phương trình vận tốc \(v=50 \pi cos(\frac{50}{3}\pi t-\frac{\pi}{3})cm/s\). Thời gian từ lúc vật bắt đầu dao động đến khi vật có tốc độ cm/s lần thứ 20 là A. 0,575 s B. 2,285 s C. 1,115 s D. 0,485 s Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 40452 Hai vật dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là \(x_1 = A_1cos(\omega t +\varphi 1)\)và \(x_2 = A_2cos(\omega t + \varphi_2)\). Gọi x(+) = x1 + x2 và x(−) = x1 – x2. Biết rằng biên độ dao động của x(+) gấp 3 lần biên độ dao động của x(−). Độ lệch pha cực đại giữa x1 và x2 gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 500 B. 400 C. 300 D. 600 Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 40453 Trong mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều, cặp đại lượng nào dưới đây không tương ứng với nhau? A. Biên độ và bán kính B. Tốc độ cực đại và tốc độ dài. C. Chu kì dao động và thời gian quay 1 vòng. D. Pha dao động và góc quay. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 40454 Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Gọi \(A,{\rm{ }}\omega \) và \(\varphi \) lần lượt là biên độ, tần số góc và pha ban đầu của dao động. Biểu thức li độ của vật theo thời gian t là A. \({\rm{ x = Acos(}}\omega {\rm{t + }}\varphi {\rm{)}}\) B. \({\rm{ x = }}\omega {\rm{cos(}}t\varphi + A{\rm{)}}\) C. \({\rm{ x = tcos(}}\varphi {\rm{A + }}\omega {\rm{)}}\) D. \({\rm{ x = }}\varphi {\rm{cos(A}}\omega {\rm{ + }}t{\rm{)}}\) Xem đáp án ◄1...89101112...23► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật