Hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 8 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải bài 1 trang 84 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC cân tại A (\(\widehat A < {90^o}\)). Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H.
a) Chứng minh rẳng \(\Delta BFC = \Delta CEB\)
b) Chứng minh rằng \(\Delta AEH = \Delta AFH\)
c) Gọi I là trung điểm BC. Chứng minh rằng ba điểm A,H,I thẳng hàng.
-
Giải bài 2 trang 84 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH. Trên tia đối của tia HA lấy điểm M sao cho H là trung điểm của AM.
a) Chứng minh rằng tam giác ABM cân.
b) Chứng minh rằng \(\Delta ABC = \Delta MBC\)
-
Giải bài 3 trang 84 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), vẽ đường cao AH. Trên tia đối của HC lấy điểm D sao cho HD = HC.
a) Chứng minh rằng AD = AC.
b) Chứng minh rằng \(\widehat {ADH} = \widehat {BAH}\)
-
Giải bài 4 trang 84 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Trên cạnh BC lấy điểm N sao cho BA = BN. Kẻ \(BE \bot AN\)(E ∈ AN).
a) Chứng minh rằng BE là tia phân giác của giác ABN.
b) Kẻ đường cao AH của tam giác ABC. Gọi K là giao điểm của BH với CE. Chứng minh rằng NK // CA.
c) Đường thẳng BK cắt AC tại F. Gọi G là giao điểm của đường thẳng AB với NF. Chứng minh rằng tam giác GBC cân.
-
Giải bài 5 trang 84 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC), vẽ đường cao AH. Đường trung trực của BC cắt AC tại M, cắt BC tại N.
a) Chứng minh rằng \(\widehat {BMN} = \widehat {HAC}\)
b) Kẻ \(MI \bot AH\)(I ∈ AH), gọi K là giao điểm của AH và BM. Chứng minh rằng I là trung điểm của AK.
-
Giải bài 6 trang 84 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác nhọn MNP. Các trung tuyến ME và NF cắt nhau tại G. Trên tia đối của tia FN lấy điểm D sao cho FN = FD.
a) Chứng minh rằng \(\Delta \)MFN = \(\Delta \)PFD
b) Trên đoạn thẳng FD lấy điểm H sao cho F là trung điểm của GH. Gọi K là trung điểm của GK. Chứng minh rằng ba điểm M, H, K thẳng hàng.
-
Giải bài 7 trang 84 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = \(\dfrac{1}{2}\)AC, AD là tia phân giác \(\widehat {BAC}\)(D ∈ BC). Gọi E là trung điểm của AC.
a) Chứng minh rằng DE = DB
b) AB cắt DE tại K. Chứng minh rằng tam giác DCK cân và B là trung điểm của đoạn thẳng AK.
c) AD cắt CK tại H. Chứng minh rằng AH\( \bot \)KC.
-
Giải bài 8 trang 84 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Ở Hình 1, cho biết AE = AF và \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\). Chứng minh AH là đường trung trực của BC.
-
Giải bài 9 trang 84 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc C cắt AB ở M. Từ B kẻ BH vuông góc với đường thẳng CM (H ∈ CM). Trên tia đối của tia HC lấy điểm E sao cho HE = HM.
a) Chứng minh rằng tam giác MBE cân.
b) Chứng minh rằng \(\widehat {EBH} = \widehat {ACM}\)
c) Chứng minh rằng \(EB \bot BC\)
-
Giải bài 10 trang 84 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Trên đường thẳng a lấy ba điểm phân biệt I, J, K (J ở giữa I và K). Kẻ đường thẳng b vuông góc với a tại J, trên b lấy điểm M khác điểm J. Đường thẳng qua I vuông góc với MK cắt b tại N. Chứng minh rằng KN vuông góc với MI.
-
Giải bài 1 trang 65 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC có \(\widehat {{A^{}}} = \widehat B + \widehat C\). Hai đường phân giác của góc B và góc C cắt nhau tại O.
a) Tính số đo góc A.
b) Tính số đo góc POC.
-
Giải bài 2 trang 65 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC có M là điểm đồng quy của ba đường phân giác. Qua M vẽ đường thẳng song song với Bc và cắt AB, AC lần lượt tại N và P. Chứng minh rằng: NP = BN + CP.
-
Giải bài 3 trang 65 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC có M là giao điểm của hai đường phân giác của góc B và góc C. Cho biết \(\widehat {BMC} = {132^o}\). Tính số đo các góc \(\widehat {MAB}\) và \(\widehat {MAC}\).
-
Giải bài 4 trang 65 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC có AB > AC. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M sao cho BM = BA. Trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho CN = CA.
a) Hãy so sánh các góc \(\widehat {AMB}\) và \(\widehat {ANC}\).
b) Hãy so sánh các đoạn AM và AN.
-
Giải bài 5 trang 65 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại O. Tìm điểm M sao cho \(MA + MB + MC + M{\rm{D}}\) nhỏ nhất.
-
Giải bài 6 trang 65 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
a) Chứng minh trong một tam giác, đường cao không lớn hơn đường trung tuyến xuất phát từ cùng một đỉnh.
b) Chứng minh trong một tam giác, đường cao không lớn hơn đường phân giác xuất phát từ cùng một đỉnh.
-
Giải bài 7 trang 66 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC có ba đường phân giác AD, BE, CF đồng quy tại I. Vẽ IH vuông góc với BC tại H. Chứng minh rằng \(\widehat {BIH} = \widehat {CI{\rm{D}}}\).
-
Giải bài 8 trang 66 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC cân tại A và cho \(\widehat {{A^{}}} = {124^o}\). Vẽ đường cao BH và phân giác BK ứng với đỉnh B của tam giác ABC. Tính số đo các góc của tam giác BHK.
-
Giải bài 9 trang 66 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác ABC cân tại A, hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H. Chứng minh AH là đường trung trực của BC.
-
Giải bài 10 trang 66 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Cho tam giác nhọn ABC. Hãy nêu cách tìm các điểm sau đây bên trong tam giác ABC.
a) Điểm M cách đều ba đỉnh của tam giác ABC.
b) Điểm N cách đều ba cạnh của tam giác ABC
c) Điểm P là trọng tâm của tam giác ABC.
d) Điểm Q là trực tâm của tam giác ABC.